sm-zalo
Tư vấn miễn phí cùng
Bác sĩ chuyên môn
Nhận báo giá
và ưu đãi mới nhất
top-bannertop-banner
Bác sĩ Up Dental

Tư vấn chuyên môn bài viết

Đội ngũ bác sĩ Up Dental

100% tốt nghiệp Đại học Y Dược

Được đào tạo chuyên sâu về niềng răng

Tư vấn ngay

Răng yếu có niềng được không phụ thuộc vào nhiều yếu tố và cũng cần được chú ý nhiều hơn trong quá trình thực hiện. Vậy hiệu quả của những ca niềng đối với răng yếu sẽ như thế nào? Cùng lắng nghe ý kiến từ các chuyên gia của Up Dental để hiểu rõ hơn nhé! 

Răng yếu có niềng răng được không?

Răng yếu có niềng được không là thắc mắc của nhiều bạn. Niềng răng là quá trình chỉnh nha giúp răng có thể được nắn chỉnh, đưa về đúng quỹ đạo trên cung hàm mà không làm ảnh hưởng đến tuổi thọ và sức khỏe răng.

Bằng cách sử dụng các khí cụ như mắc cài, dây cung, band, minivis,...hoặc khay niềng để điều chỉnh răng dịch chuyển từng 0.01 - 0.02mm nhờ vào lực siết răng. Quá trình niềng răng thông thường diễn ra từ 1 - 3 năm, tùy thuộc vào độ phức tạp của răng mà cũng cần nhiều thời gian hơn.

răng yếu có niềng được không

Trên thực tế, tùy thuộc vào tình trạng răng yếu ở mức độ nào mà Bác sĩ sẽ tư vấn có nên hay không việc niềng răng. Tuy nhiên, răng yếu ở mức độ nhẹ vẫn có thể niềng răng nhưng tùy vào trường hợp mà cách xử lý và lựa chọn phương pháp niềng răng khác nhau.

Do niềng răng là quá trình răng dịch chuyển liên tục, với tình trạng răng khỏe quá trình dịch chuyển sẽ dễ được kiểm soát hơn. Với răng yếu quá trình dịch chuyển khó kiểm soát, dễ dẫn đến răng bị di chuyển sai lệch làm hỏng răng. Răng yếu tương đối khó niềng, do đó đòi hỏi Bác sĩ cần có chuyên môn mà kinh nghiệm dày dặn. 

Vì vậy, khi gặp tình trạng răng yếu, bạn cần thăm khám tại các địa chỉ niềng răng uy tín, nơi có các Bác sĩ tay nghề cao. Điều đó giúp bạn có thể chẩn đoán chính xác sức khỏe răng và tư vấn phương pháp tốt nhất cho răng của bạn.

[cta-braces-tea]

Các phương pháp niềng răng cho răng yếu

Công nghệ niềng răng hiện nay đã hiện đại hơn rất nhiều so với nhiều năm về trước, và các phương pháp cũng trở nên đa dạng hơn. Điểm qua các phương pháp niềng răng và ưu nhược điểm khi niềng dành cho răng yếu để hiểu rõ hơn.

[cta-phuong-phap]

1. Các phương pháp niềng răng mắc cài

Niềng răng mắc cài là phương pháp không còn xa lạ, đã xuất hiện ở Việt Nam từ lâu. Với nguyên lý hoạt động bằng cách sử dụng các khí cụ như mắc cài, dây cung, dây chun,...Các mắc cài được gắn lên bề mặt răng, sau đó luồn dây cung đi qua các mắc cài. Từ đó, Bác sĩ sẽ tiến hành siết răng, kéo dây cung để tạo lực cho răng di chuyển để điều chỉnh răng khắc phục các tình trạng răng hô, thưa, móm, sai lệch khớp cắn. Niềng răng mắc cài hiện nay có nhiều loại: niềng răng mắc cài kim loại truyền thống (buộc chun), niềng răng mắc cài kim loại tự buộc/tự khóa, niềng răng mắc cài sứ (buộc chun), niềng răng mắc cài sứ tự buộc/tự khóa, niềng răng mắc cài kim loại mặt trong/mặt lưỡi.

Ưu điểm: 

  • Cho hiệu quả chỉnh nha cao, giúp răng có thể dịch chuyển giúp hàm răng cân đối.

  • Khắc phục được nhiều tình trạng răng từ đơn giản đến phức tạp.

  • Thời gian niềng răng được rút ngắn.

  • Tiến trình niềng răng diễn ra một cách có kiểm soát, giảm nguy cơ răng dịch chuyển sai hướng, hư răng.

  • Giá niềng răng thấp.

Hạn chế:

  • Do răng yếu nên khi gắn mắc cài lên bề mặt răng. Quá trình vệ sinh răng cũng khó khăn hơn, vệ sinh không đảm bảo sẽ làm răng dễ gặp các bệnh lý răng miệng, sâu răng, viêm nướu,...

  • Về vấn đề thẩm mỹ: việc gắn mắc cài sắt trên răng có thể khiến bạn mất đi tự tin khi cười nói.

Xem thêm:

2. Phương pháp niềng răng trong suốt

Phương pháp niềng răng trong suốt đã và đang trở thành xu hướng hiện nay. Với nguyên lý dịch chuyển răng bằng các khay niềng trong suốt. Các khay niềng được thiết kế theo dấu răng riêng biệt của bạn và dịch chuyển dần theo từng khay niềng từng chút một. Thông thường, mỗi ca niềng cần sử dụng từ 20 - 40 khay niềng.

Ưu điểm:

  • Dễ dàng tháo lắp, vì vậy quá trình niềng răng có thể dễ dàng tháo ra khi ăn uống và vệ sinh răng.

  • Thẩm mỹ cao nhờ vào các khay niềng trong suốt vì vậy gần như vô hình trong quá trình niềng răng.

  • Tần suất tái khám ít hơn so với phương pháp niềng răng mắc cài.

Hạn chế:

  • Khay niềng dễ ố màu, gãy vỡ.

  • Chi phí cao, dao động từ 100 - 150 triệu/ca.

  • Chỉ có thể khắc phục được các tình trạng răng đơn giản.

Lưu ý khi niềng răng cho răng yếu

1. Chọn địa chỉ niềng răng uy tín

Niềng răng đòi hỏi tay nghề Bác sĩ cao, do đó việc lựa chọn một nha khoa uy tín rất quan trọng. Và lại càng quan trọng hơn với trường hợp niềng răng với răng yếu. Do khi niềng, răng yếu sẽ phát sinh nhiều yếu tố phát sinh khác. 

Để lựa chọn nha khoa uy tín không phải điều dễ dàng, để xác định được một nha khoa uy tín cần đảm bảo được các yếu tố:

  • Nha khoa có cơ sở vật chất hiện đại, các máy móc công nghệ cao giúp kết quả chụp X-quang được chính xác.

  • Được cấp phép hoạt động của Sở Y tế.

  • Đội ngũ y tá, Bác sĩ có trình độ chuyên môn về răng hàm mặt cao, có chứng chỉ hành nghề.

  • Có lượng khách hàng hài lòng về kết quả niềng răng cao.

Nha khoa niềng răng chuyên sâu Up Dental, nơi hội tụ đầy đủ các tiêu chí của một nha khoa uy tín. Là nha khoa chuyên sâu về niềng răng và 100% đội ngũ Bác sĩ tốt nghiệp tại Đại học Y dược Tp.HCM với chuyên môn răng hàm mặt. Với hơn 15.000 khách hàng niềng răng tại Nha khoa, và hài lòng với kết quả sau khi tháo niềng.

2. Vệ sinh răng miệng đúng cách

Đối với răng yếu, khi niềng răng cần phải đặc biệt quan tâm, để đảm bảo răng và niềng răng của bạn luôn sạch và khỏe mạnh:

- Hãy chải răng ít nhất hai lần mỗi ngày, sử dụng bàn chải răng mềm và kem đánh răng không chứa fluor. Hãy chải từng răng một và không quên chải cả phía trên và phía dưới niềng răng. Để làm sạch các kẽ răng, bạn có thể sử dụng chỉ nha khoa.

- Sử dụng bàn chải kẽ, máy tăm nước để làm sạch những vùng khó tiếp cận giữa răng

- Sử dụng nước súc miệng không chứa cồn để rửa miệng hàng ngày và giữ hơi thở tươi mát.

3. Ăn uống theo lời dặn của Bác sĩ

Việc ăn uống hàng ngày sẽ tác động trực tiếp lên răng, vậy nên người niềng nên chú ý:

- Hạn chế ăn các thức ăn quá nóng, quá lạnh, đồ ăn cứng, dai và các thực phẩm có chứa carbohydrate và axit.

- Khi ăn thức ăn như trái cây, rau sống hoặc thịt, hãy cắt nhỏ hoặc nghiền nhuyễn chúng để tránh gây tổn thương.

- Đồ uống có ga như nước ngọt có thể gây ăn mòn men răng và gây hư răng. Bạn hãy hạn chế sử dụng đồ uống có ga và tăng cường uống nước không đường để duy trì đủ lượng nước hàng ngày.

Xem thêm:

UP DENTAL – Niềng răng cao cấp dành cho bạn trẻ

Thẩm định răngThẩm định răng