Tư vấn chuyên môn bài viết
Đội ngũ bác sĩ Up Dental
100% tốt nghiệp Đại học Y Dược
Được đào tạo chuyên sâu về niềng răng
Tư vấn ngayNiềng răng bị hôi miệng là tình trạng không hiếm gặp, khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, nhất là khi phải tiếp xúc với người khác. Cùng Up Dental tìm hiểu những cách chữa trị hôi miệng khi niềng răng hiệu quả ở bài viết bên dưới nhé!
Dịch vụ niềng răng ngày nay rất hiện đại và đáp ứng được nhu cầu thẩm mỹ của khách hàng. Tuy nhiên, trong thời gian niềng răng nhiều người không quan tâm chăm sóc răng miệng cẩn thận dẫn đến niềng răng bị hôi miệng làm cản trở sự giao tiếp hàng ngày, có thể ảnh hưởng tới công việc của chúng ta.
Trong nhiều nguyên nhân dẫn đến hôi miệng, ngoài nguyên nhân trực tiếp như bệnh sâu răng, viêm tủy răng, viêm nướu và viêm nha chu, căng thẳng thần kinh hay sử dụng chất kích thích. Niềng răng cũng có thể là nguyên nhân gián tiếp gây ra hôi miệng nếu bạn không vệ sinh răng miệng trong quá trình niềng răng không đúng cách.
Niềng răng được biết đến là quá trình dùng một số thiết bị nha khoa với nhiều chất liệu khác nhau, mắc cài hoặc không mắc cài, ở nhiều vị trí, trước hoặc sau răng, hoặc mắc cài lưỡi nhằm giải quyết tình trạng lệch lạc của răng, đưa khuôn mặt về hình dáng cân đối, hài hòa và thẩm mỹ.
Một liệu trình niềng răng phải từ 12 – 36 tháng tùy vào tốc độ di chuyển của hàm, vào loại mắc cài hay không mắc cài mà bạn lựa chọn, chính vì thời gian lâu như vậy nên ít nhiều sẽ gây bất tiện cho việc ăn uống, thức ăn dễ bám giắt lên các loại mắc cài, vi khuẩn và mảng bám tích tụ gây ra hôi miệng.
Để hạn chế cũng như loại bỏ được sự xuất hiện của hiện tượng hôi miệng thì bệnh nhân cần tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ nha khoa về chế độ chăm sóc răng miệng sau khi niềng răng.
[cta-braces-tea]
Bạc hà từ lâu đã được coi là một loại nguyên liệu có tính the mát, khử mùi rất mạnh. Việc sử dụng nước lá bạc hà để súc miệng cũng là một cách hữu hiệu để giảm bớt tình trạng hôi miệng. Lá bạc hà rửa sạch, cho vào nồi đun sôi với nước rồi nhắc xuống, để nguội, dùng làm nước súc miệng sau khi ăn.
Dầu dừa cũng là một loại nguyên liệu khá dễ kiếm, có tác dụng diệt khuẩn, loại bỏ các mảng bám và vi khuẩn dễ dàng. Mỗi lần sau khi ăn hoặc sau khi chải răng, bạn hãy lấy 1 - 2 thìa dầu dừa để súc miệng. Các mảng bám và vi khuẩn sẽ dần dần bong hết ra và từ đó, mùi hôi miệng cũng được giảm bớt.
Trong quế có chứa thành phần aldehyde cinnamic, có khả năng làm biến mất mùi hôi miệng một cách nhanh chóng. Lấy một thìa café bột quế rồi cho vào nước, đun sôi, gạn lọc lấy phần nước để súc miệng hàng ngày. Cố gắng thực hiện thường xuyên, 2 – 3 lần/ngày để có hơi thở thơm mát.
Vệ sinh răng miệng hằng ngày: Bệnh nhân nên đánh răng ít nhất ngày hai lần sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên thường xuyên sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để làm sạch khoang miệng, tạo một môi trường trong lành cho hàm răng của mình.
Đặc biệt, kỹ thuật đánh răng cũng rất quan trọng, và lời khuyên tốt nhất đó là mọi người nên dùng bàn chải mềm mại dành riêng cho bệnh nhân sau khi niềng răng, bệnh nhân cũng nên đánh răng tối thiểu 3 phút để loại bỏ hết những mảng bám còn sót lại trên các kẽ răng.
Xem thêm:
Niềng răng có đau không? Niềng răng bao lâu mới hết đau?
Răng lệch lạc nên niềng hay bọc sứ? Đâu là lựa chọn tối ưu?
Thời điểm niềng răng tốt nhất là khi nào? [Thắc mắc]
Nước súc miệng dùng những loại có chứa fluor: Chúng sẽ cung cấp fluor để bảo vệ và làm răng cứng chắc trong suốt quá trình chỉnh nha. Sau khi chải răng, súc sạch kem đánh răng, ngậm 5-10ml dung dịch Fluor trong 30 giây, sau đó nhả ra, để lại phần thuốc còn bám lại ít nhất 30 phút. Tốt nhất nên thực hiện trước khi đi ngủ để fluor tiếp tục tác dụng trong lúc bạn say giấc.
Nếu như bị dị ứng với các thành phần của nước súc miệng thì nên thay thế bằng nước muối sinh lý có bán tại các nhà thuốc.
Chế độ ăn uống cũng liên quan mật thiết đến việc hôi miệng sau khi niềng. Cần tránh các loại thực phẩm sau để ngăn chặn mùi hôi:
+ Hạn chế thức ăn chứa quá nhiều đường, các loại nước chứa màu nhiều và gas.
+ Thức ăn chứa nhiều tinh bột, sau khi ăn nên chải răng kỹ càng hơn.
+ Để tránh tình trạng bong sút mắc cài trong quá trình điều trị thì bạn không nên ăn thức ăn quá cứng hoặc dai. Không dùng kẹo cao su vì sẽ dính mắc cài khó lấy ra.
Niềng răng có khả năng gây hôi miệng do chăm sóc vệ sinh không đúng cách. Giải pháp ngay lúc này đây là bạn nên tuân thủ theo các hướng dẫn vệ sinh của bác sĩ và nên vệ sinh mắc cài, hàm răng của bạn định kỳ tại Nha Khoa.
Để biết chính xác nguyên nhân niềng răng hôi miệng cụ thể là do đâu và làm cách nào để khắc phục hiệu quả nhất, hãy đến với Up Dental - một địa chỉ niềng răng uy tín cho việc niềng răng và chăm sóc răng. Tại Up Dental cũng chuyên bán các sản phẩm vệ sinh răng miệng an toàn và hiệu quả. Bạn sẽ được các chuyên gia giải đáp toàn bộ thắc mắc để có một hàm răng đẹp hơn. Đừng ngần ngại mà hãy tự tin để lấy lại nụ cười rạng rỡ trên môi mình.
>>Xem thêm:
Niềng răng giá bao nhiêu . Bảng giá niềng răng mới nhất
Top 10 địa chỉ niềng răng trả góp TP.HCM uy tín
Niềng răng mắc cài kim loại giá bao nhiêu tại Up Dental
Đội ngũ Bác sĩ 100% tốt nghiệp Đại học Y dược TPHCM - được đào tạo chuyên sâu về niềng răng.
Địa chỉ: Số 02 đường Võ Oanh, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP. HCM
Liên hệ: 0901.327.278
Website: https://updental.vn
Kênh Youtube: https://www.youtube.com/c/NiengRangUpDental
Group Nhật ký niềng răng: https://www.facebook.com/groups/nhatkyniengrang