sm-zalo
Tư vấn miễn phí cùng
Bác sĩ chuyên môn
Nhận báo giá
và ưu đãi mới nhất
top-bannertop-banner
1. Tại sao phải chụp phim X-Quang khi niềng răng và những lưu ý cần biết?

Phim X - quang là công cụ quan trọng hỗ trợ Bác sĩ chẩn đoán tình trạng răng miệng trước khi niềng. Nó thể hiện “đầy đủ” về đặc điểm xương hàm, trục răng, mức độ lệch lạc của răng, răng mọc ngầm, khoảng cách thưa giữa các răng một cách chính xác nhất. Từ đó Bác sĩ có thể đưa ra phác đồ điều trị chính xác phù hợp tình trạng răng cần điều trị.

Khi chụp phim X-Quang cần lưu ý:
  • Phụ nữ có thai không nên chụp X - quang vì tia X có thể ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của thai nhi, đặc biệt vào ba tháng đầu thai kỳ
  • Bỏ hết đồ trang sức, vật dụng bằng kim loại ra khỏi cơ thể trước khi chụp X - quang, vì kim loại có thể ảnh hưởng đến chất lượng phim ảnh.
  • Người chụp X-quang phải được mặc áo chì cẩn thận trong suốt thời gian chụp phim X-quang.
2. Chụp hình trong miệng, ngoài mặt để làm gì?

Chụp hình trong miệng và ngoài mặt sẽ giúp ghi lại những dữ liệu về tình trạng thẩm mỹ, chức năng, khớp cắn và răng của bạn lúc bắt đầu. Tất cả những dữ liệu lâm sàng này rất quan trọng để Bác sĩ đánh giá được thẩm mỹ khuôn mặt, nụ cười và hàm răng từ đó lên phác đồ, lựa chọn phương án điều trị thích hợp.

Ngoài ra, niềng răng là 1 quá trình kéo dài, sẽ khó nhận ra sự thay đổi nên cần có hình chụp trong miệng, ngoài mặt trước khi niềng răng để đối chiếu kết quả chỉnh nha. Việc chụp hình trong miệng, ngoài mặt diễn ra khá nhanh khoảng 5- 10 phút sau khi chụp X-quang.

3. Lấy dấu mẫu hàm khi niềng răng để làm gì?

Mẫu hàm là “bản sao” của hàm răng. Bác sĩ cần lấy mẫu hàm để có thể nghiên cứu, đo đạc và nhìn rõ hơn những sai lệch của hàm răng. Dấu mẫu hàm kết hợp với phim X-quang, hình ảnh trong miệng, ngoài mặt sẽ giúp Bác sĩ nắm bắt rõ tình trạng răng của bạn, từ đó lên kế hoạch điều trị phù hợp. Sau khi niềng răng xong mẫu hàm cũng là vật dùng để đối chiếu kết quả niềng răng.

NViệc lấy dấu mẫu hàm diễn ra khá nhanh trung bình từ 3 - 5 phút và không gây đau đớn. Tuy nhiên, bạn có thể cảm thấy hơi mỏi hàm do phải há miệng lớn, hay dễ buồn nôn là do có chất lấy dấu trong miệng.

4. Tại sao phải xét nghiệm máu khi niềng răng?

Việc xét nghiệm máu là cần thiết giúp bảo vệ sức khỏe của bệnh nhân và Bác sĩ trong quá trình niềng răng. Xét nghiệm máu đối với một số trường hợp sau:

  • Trường hợp nhổ răng khi niềng, nhổ răng khôn.
  • Các bệnh về máu, bệnh tim mạch, bệnh thần kinh, bệnh dị ứng (hen, suyễn…), bệnh lao, bệnh đái đường, bệnh giang mai…
  • Các bệnh lây nhiễm như: viêm gan B, HIV hay AIDS…
5. Những lưu ý chăm sóc răng, ăn uống khi niềng răng là gì?

Trong thời gian niềng răng bạn nên ăn những loại thực phẩm mềm, và cắt nhỏ thức ăn. Bạn cũng nên chú ý vệ sinh răng miệng thật kỹ để tránh những bệnh lý như sâu răng, viêm nướu… Những dụng cụ vệ sinh răng miệng được Bác sĩ khuyên dùng như:

  • Bàn chải lông mềm
  • Bàn chải kẽ
  • Chỉ tơ nha khoa
  • Nước súc miệng
  • Máy tăm nước
Chải răng đúng cách khi niềng:

Bước 1: Sử dụng bàn chải lông mềm, lấy một lượng kem đánh răng vừa đủ (bằng hạt đậu).

Bước 2: Đặt bàn chải góc nghiêng 45 độ chải nhẹ nhàng theo chiều dọc (từ nướu về phía răng) hoặc xoay tròn bề mặt răng.

Bước 3: Lần lượt chải sạch từ mặt ngoài vào mặt nhai và đừng quên mặt lưỡi nhé. Chải răng ít nhất 3 phút, khi chải lưu ý nhẹ nhàng để tránh việc bung sút mắc cài hay gây ê răng. Có thể đẩy lông bàn chải luồn bên dưới dây thép ở phía trên và phía dưới mắc cài để lấy đi thức ăn và mảng bám bên dưới dây thép.

Bước 4: Dùng bàn chải kẽ chuyên dụng để loại bỏ những mảnh vụn thức ăn giữa các mắc cài.

Bước 5: Sử dụng chỉ chỉ nha khoa ít nhất một lần/ngày để làm sạch những thức ăn thừa ở khe nướu và giữa các kẽ răng.

Bước 6: Cuối cùng bạn có thể làm sạch miệng bằng các loại nước súc miệng.

6. Tách kẽ răng và những điều cần biết

Thun tách kẽ là những vòng tròn nhỏ bằng cao su đặt vào hai kẽ răng cối lớn (thường là răng số 6 và số 7), sau một tuần thì vị trí đặt thun sẽ hở ra một khoảng nhỏ để Bác sĩ có thể dễ dàng đặt khâu vào.

Thời gian Bác sĩ đặt thun tách kẽ khoảng vài phút. Sau khi đặt thun tách kẽ về nhà bạn có thể hơi ê đau, ăn nhai hơi cộm, nhức nhẹ như bị vướng thức ăn. Tuy nhiên, sau 1 tuần Bác sĩ tháo ra thì tình trạng này sẽ không còn nữa.

Những lưu ý sau khi tách kẽ răng:
  1. Trường hợp nhổ răng khi niềng, nhổ răng khôn.
  2. Các bệnh về máu, bệnh tim mạch, bệnh thần kinh, bệnh dị ứng (hen, suyễn…), bệnh lao, bệnh đái đường, bệnh giang mai…
  3. Các bệnh lây nhiễm như: viêm gan B, HIV hay AIDS…
7. Lấy dấu có khâu và những điều cần biết

Sau khi đặt thun tách kẽ, khoảng hở giữa các răng đã giãn ra, Bác sĩ có thể gắn khâu vào răng của bạn. Một số trường hợp cần khí cụ neo chặn hay khí cụ nới nhẹ cung răng thì sẽ trải qua một bước trung gian là bước lấy dấu có khâu. Lấy dấu có khâu là việc đặt vật liệu lấy dấu vào cung răng của những bạn sẽ gắn khâu ở các răng cối. Các dấu này sẽ được sử dụng để làm khí cụ.

8. Gắn khâu là gì

Khâu là một vòng tròn kim loại được đặt vào những răng cối ở phía trong như răng số 6, số 7. Khâu có móc để gắn thun và ống tube để chứa dây. Khâu có tác dụng giúp điều chỉnh vị trí của răng và hỗ trợ quá trình đeo mắc cài sau này. Thời gian Bác sĩ gắn khâu trung bình từ 15 - 20 phút. Cảm giác gắn khâu có thể hơi đau hoặc cộm khi ấn khâu vào răng.

Khâu thông thường có một móc ngoài sẽ tiếp xúc với má, có thể làm cho bộ phận má của bạn bị đau hoặc khó chịu. Các bạn sẽ được hướng dẫn sử dụng sáp nha khoa để bôi vào vị trí khâu hay cọ sát với má, hạn chế cảm giác vướng cộm, khó chịu, trầy xước.

9. Khi nào cần nong hàm

Nong hàm giai đoạn Bác sĩ giúp bạn nới rộng cung răng để khung hàm cân đối, đủ chỗ cho răng di chuyển và mang đến hiệu quả hiệu quả điều trị tốt hơn. Nong hàm được dùng trong trường hợp cung răng của người niềng bị hẹp và cần khoảng trống để Bác sĩ nắn chỉnh răng. Thời gian nong hàm có thể từ 1 - 3 tháng, tùy vào tình trạng răng của mỗi khách hàng. Thời gian đầu đeo khí cụ nong hàm có thể bạn chưa quen nên việc nói chuyện, phát âm có hơi vướng víu, khó khăn. Hãy dành thời gian để thích nghi từ từ nhé!

10. Khi nào dũa kẽ răng

Dũa kẽ là việc Bác sĩ làm nhỏ thân răng khoảng 0.3 - 0.5mm, tùy tình trạng răng. Dũa kẽ được chỉ định trong một số trường hợp cần thiết trong niềng răng như: Hình dạng răng không đều nhau (quá lớn so với răng còn lại) hoặc Bác sĩ cần thêm khoảng trống để sắp đều răng mà có thể không cần phải nhổ răng hay nong hàm. Sau khi dũa kẽ, khoảng cách giữa các răng sẽ có một kẽ hở nhất định để di chuyển các răng từng chút một về đúng vị trí trên cung hàm. Khi dũa kẽ, bạn sẽ thấy hơi ê buốt nhưng có thể yên tâm vì nó gần như chỉ là triệu chứng tạm thời và không ảnh hưởng đến chất lượng của răng.

11. Quy trình gắn mắc cài và những điều cần biết
Quy trình gắn mắc cài:
  • Bước 1: Bác sĩ đánh bóng nhẹ các bề mặt răng.
  • Bước 2: Sử dụng một banh miệng bằng nhựa để kéo hai bên má ra; xử lý bề mặt men răng và bôi lên bề mặt răng một chất keo nha khoa đặc biệt, để giữ các mắc cài trên răng.
  • Bước 3: Mắc cài được đặt trên thân răng và keo sẽ cứng lại nhanh chóng nhờ ánh sáng trùng hợp.
  • Bước 4: Dây cung được gắn trên các rãnh mắc cài và buộc chặt bằng thun chuyên dụng.

Thời gian Bác sĩ gắn mắc cài cho bạn trung bình khoảng 30 phút/1 hàm. Sau khi gắn mắc cài các bộ phận như má, nướu, môi, lưỡi chưa quen nên có thể gây ra khó chịu và ê nhức. Mắc cài, dây cung có thể đâm vào má, vướng víu khi ăn nhai hoặc nói chuyện. Bạn có thể dùng sáp nha khoa bôi lên những vị trí mắc cài, dây cung gây khó chịu để bảo vệ má và các mô mềm tốt hơn.

Sự cố rớt mắc cài: Sự cố này thực chất không có gì nghiêm trọng, khi mắc cài bị rớt, điều bạn cần làm là giữ lại mắc cài bị rớt và đến nha khoa để Bác sĩ gắn lại.
Vấn đề dây cung bị dư: Bạn chỉ cần đặt lịch hẹn đến phòng khám để Bác cắt bớt phần dây cung bị dư để tránh cọ xát vào môi, má gây khó chịu.
12. Cắm Minivis và những điều cần biết

Minivis là một trong những khí cụ chỉnh nha đặc biệt được cấu tạo theo hình xoắn ốc làm bằng vật liệu Titanium. Trong một số trường hợp, Bác sĩ sẽ chỉ định bạn cắm minivis vào xương hàm để tạo điểm neo chặn, giúp các răng dịch chuyển về đúng vị trí mong muốn. Những trường hợp cần cắm Minivis phổ biến: Răng mức độ khó hoặc phức tạp cần minivis hỗ trợ để di chuyển răng, trường hợp bị mất răng (thường là răng số 6) cần cắm minivis để làm điểm neo chặn, răng trồi nhiều, cắn sâu nhiều, cười lộ nướu...

Vị trí để cắm minivis thường ở răng số 5, 6 thậm chí có những ca đặc biệt cần đặt minivis ở răng cửa hàm trên để tạo lực nắn chỉnh và dịch chuyển răng. Tùy vào tình trạng răng mà Bác sĩ sẽ chỉ định bạn có cần cắm minivis không, nếu cần thì sẽ cắm bao nhiêu minivis. Minivis có kích thước khá nhỏ, chỉ cắm trên bề mặt cung hàm nên ít gây đau hay khó chịu. Thời gian cắm minivis khoảng 8- 10 phút /1 minivis. Sau khi cắm, bạn có thể hơi ê nhẹ trong 1 - 2 ngày đầu.

13. Nhổ răng khi niềng và những điều cần biết

Nhổ răng để niềng nhằm tạo khoảng trống giúp răng di chuyển về đúng vị trí trên cung hàm. Tuy nhiên không phải trường hợp niềng răng nào cũng cần phải nhổ răng. Bản chất niềng răng là dùng các dụng cụ mắc cài, dây cung hay khay niềng để tác động vào thân và chân răng, dịch chuyển răng từ từ đến đúng vị trí. Nếu muốn chân răng có thể di chuyển được thì phải có khoảng trống trên hàm. Và nhổ răng là chỉ định cần thiết được Bác sĩ đưa ra khi đã xem xét kỹ tình trạng răng và sức khỏe của khách hàng. Hầu như những răng được Bác sĩ chỉ định nhổ để niềng đều không ảnh hưởng đến sức nhai nên các bạn có thể an tâm.

Nhổ răng khi niềng là một kỹ thuật tương đối đơn giản, mất khoảng 10 - 15 phút/1 răng. Răng được lấy nguyên vẹn ra khỏi ổ răng. Khoảng trống nhổ răng được đóng khít khi kết thúc quá trình niềng. Tùy tình trạng răng mà Bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng trước hoặc sau khi gắn mắc cài.

  • Trường hợp nhổ răng khôn:Vài trường hợp răng khôn mọc lệch, mọc ngầm có thể gây ra một số bất lợi ảnh hưởng đến việc niềng răng. Do đó, Bác sĩ có thể chỉ định hoặc yêu cầu khách hàng nhổ răng khôn trước khi niềng. Tùy vào độ khó của răng khôn mà thời gian nhổ răng khôn trung bình khoảng 30 phút cho 1 răng

Sau khi nhổ răng: Bạn có thể đau, ê nhiều tùy thuộc vào mức độ khó của răng được nhổ, khả năng đáp ứng và ngưỡng đau của bạn. Nhổ răng khôn thì về nhà có thể sưng, đau từ 3 - 5 ngày tùy thuộc vào cơ địa của từng người.

14. Những lưu ý sau khi nhổ răng
  1. Cắn chặt gòn trong 30 phút. Sau khi nhả gòn ra vẫn thấy còn chảy máu thì thay cục gòn khác, cắn chặt khoảng 15 phút nữa.
  2. Trong khi cắn gòn nếu có nước bọt trong miệng thì nên nuốt xuống.
  3. Không khạc nhổ, phun mạnh sau khi nhả gòn.
  4. Không dùng tăm, tay chạm vào ổ răng mới nhổ.
  5. Đánh răng như lúc bình thường, tránh vị trí mới nhổ.
  6. Không súc nước muối, nước súc miệng trong 3 - 4 ngày sau khi nhổ răng.
  7. Tránh ăn ở bên mới nhổ răng, nên ăn đồ nguội, mềm trong hai ngày đầu.
  8. Có thể chườm đá vào ngày thứ nhất để giảm sưng, từ ngày thứ hai thì chườm nước ấm để tăng lưu thông máu.
  9. Có thể uống thuốc giảm đau theo toa của Bác sĩ, nếu uống thuốc cảm thấy khó chịu hoặc nổi mề đay, dị ứng thì ngưng thuốc và gọi ngay cho Bác sĩ.
  10. Với trường hợp chảy máu: Cắn chặt bông gòn, chườm đá, nếu chảy máu nhiều, không cầm được thì quay lại trung tâm.
15. Tái khám hàng tháng và những điều cần biết

Thông thường sau 3 đến 6 tuần, Bác sĩ sẽ hẹn bạn đến tái khám và thực hiện các bước điều trị như thay thun, thay dây cung, tăng lực và vệ sinh răng miệng. Khách hàng nên tuân thủ lịch tái khám vì nếu không đến nha khoa tái khám, việc di chuyển răng sẽ không liên tục, đồng nghĩa thời gian được tháo niềng sẽ lâu hơn.

16. Di răng hàng tháng và những điều cần biết

Trong quá trình niềng răng, Bác sĩ dùng lực di chuyển răng từ từ về đúng vị trí trên cung hàm. Việc làm này có thể lặp đi, lặp lại hàng tháng. Thời gian Bác sĩ tiến hành tăng lực di răng trung bình từ 10 - 15 phút. Sau khi tăng lực di răng, bạn có thể hơi ê, răng có cảm giác hơi lung lay nhẹ.

17. Khi nào đeo thun liên hàm

Thun liên hàm là loại dây thun có độ đàn hồi tốt được sử dụng căng từ răng hàm trên đến răng hàm dưới. Thun kéo liên hàm được gắn vào móc của mắc cài ở hàm trên và hàm dưới để kéo các răng về vị trí như mong muốn. Cũng có nhiều trường hợp thun liên hàm sẽ được gắn vào minivis để điều chỉnh vị trí răng.

Tùy vào tình trạng răng của bạn mà Bác sĩ sẽ chỉ định thời gian đeo thun liên hàm là bao lâu. Thời gian đầu đeo thun liên hàm, bạn có thể vướng víu, khó nhai hoặc khó nói chuyện, căng mỏi hàm. Tuy nhiên, nên cố gắng thích nghi để có kết quả như mong muốn nhé!

18. Cạo vôi răng khi niềng

Cạo vôi răng định kỳ khi niềng là một việc làm vô cùng quan trọng. Trong quá trình niềng răng, hệ thống mắc cài, dây cung làm cho việc vệ sinh răng miệng trở nên tương đối khó khăn. Do đó, vi khuẩn có nhiều điều kiện phát sinh ở những mảnh vụn thức ăn, mảng bám trên răng, lâu ngày tạo thành vôi răng nhiều hơn so với răng bình thường.

Do đó, việc cạo vôi răng ở những người đang niềng răng phải được thực hiện định kỳ 4 - 6 tháng/lần để giữ gìn hàm răng sạch sẽ, trắng sáng và hỗ trợ quá trình di răng diễn ra nhanh hơn.

19. Niềng răng không mắc cài Invisalign

Niềng răng không mắc cài sử dụng khay niềng trong suốt để nắn chỉnh răng về đúng vị trí trên cung hàm. Chuỗi khay niềng được thiết kế riêng biệt theo dấu mẫu hàm và kế hoạch điều trị Bác sĩ lên cho từng khách hàng.

Nếu niềng răng bằng phương pháp đeo khay trong suốt bạn nên chủ động đeo khay càng nhiều giờ trong ngày càng tốt. Trung bình từ 20 - 22 giờ/ngày. Chỉ tháo ra khi ăn và vệ sinh răng miệng. Trung bình mỗi khay có thể di chuyển răng khoảng 1mm và đeo trong khoảng 2 tuần. Sau khi răng đã di chuyển đến vị trí mới, bạn sẽ chuyển sang khay niềng tiếp theo. Dù niềng răng trong suốt, bạn cũng nên đến nha khoa tái khám theo đúng lịch của Bác sĩ để không gián đoạn quá trình niềng răng.

20. Cách bảo quản, vệ sinh khay niềng và những điều cần biết

Bạn có thể tự tháo - lắp khay niềng tại nhà theo sự hướng dẫn của Bác sĩ. Khay niềng răng dễ bị vỡ, biến dạng, bẩn, ố vàng... chính vì thế, khi ăn, nhai bạn nên tháo tạm khay niềng, sau đó vệ sinh răng miệng sạch sẽ và mang khay lại bình thường. Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế các loại đồ uống có màu trong khi đeo khay niềng vì rất dễ làm bẩn, ố vàng khay niềng nhìn không thẩm mỹ.

Mỗi ngày bạn nên vệ sinh khay niềng khoảng 02 lần/ ngày để khay niềng luôn sạch đẹp, không bị đổi màu, tích tụ vi khuẩn ảnh hưởng sức khỏe răng miệng.

Cách vệ sinh khay niềng:
  • Vệ sinh khay niềng ít nhất 02 lần/ngày: Mỗi buổi sáng (sau khi thức dậy) để loại bỏ vi khuẩn hình thành và phát triển trong khoang miệng trong lúc ngủ. Trước khi ngủ, bạn nên vệ sinh khay niềng sạch sẽ và mang vào để răng tiếp tục quá trình di chuyển.
  • Dùng bàn chải đánh răng để chải sạch các mảng bám, thức ăn thừa còn sót lại trên khay niềng. Sau đó rửa sạch khay niềng bằng nước lạnh và đeo lại bình thường.
  • Không dùng nước nóng để ngâm khay niềng vì có thể làm biến dạng khay.
  • Để khay niềng vào hộp đựng khay khi bạn không đeo để tránh bị vi khuẩn xâm nhập khay niềng hoặc làm mất khay.
21. Kết thúc niềng răng và những điều cần biết

Sau một thời gian đeo mắc cài hoặc khay niềng trong suốt, bạn sẽ kết thúc quá trình niềng răng. Việc tháo niềng được tiến hành khi cả bạn và Bác sĩ đều hài lòng về tình trạng răng hiện tại cả về mặt thẩm mỹ, khớp cắn, chức năng ăn nhai như đã thỏa thuận ban đầu.

Trong một số trường hợp, răng bạn di chuyển nhanh về đều và đúng vị trí như mong muốn, bạn có thể được tháo niềng răng sớm (trước thời gian dự kiến) của Bác sĩ. Sau khi kết thúc quá trình niềng răng, bạn sẽ chuyển sang giai đoạn ổn định răng sau niềng với hàm duy trì.

22. Đeo hàm duy trì sau khi tháo niềng và những điều cần biết

Thời gian 06 tháng đến 1 năm đầu sau khi tháo niềng răng, xương và răng của bạn chưa kịp thích nghi với sự thay đổi mới, răng có xu hướng về lại vị trí ban đầu. Nhiệm vụ của hàm duy trì là giữ các răng ổn định ở vị trí mới cho đến khi xương, răng và nướu răng thích nghi với sự thay đổi.

23. nguyên tắc khi đeo hàm duy trì

Tuân thủ thời gian đeo hàm duy trì ít nhất 8h/ngày

Tuân thủ kỹ thuật tháo lắp

Vệ sinh hàm duy trì

Tái khám đúng hẹn

24. Tái khám sau niềng và những điều cần biết

Trong 6 tháng đầu sau khi tháo niềng, bạn nên tuân thủ lịch tái khám định kỳ 1 tháng/lần để bác sĩ kiểm tra tình trạng răng, phát hiện và khắc phục những bất ổn của răng (nếu có). Thời gian sau đó, khi răng đã ổn định cứng chắc, chu kỳ có tái khám có thể giãn cách 2 tháng - 3 tháng - 6 tháng.

25. Những thực phẩm nên ăn khi niềng răng?
  • Các sản phẩm từ sữa như phô mai, bơ mềm, các loại bánh và thức uống làm từ sữa, sữa chua đầy dinh dưỡng.
  • Các sản phẩm từ trứng: Bánh flan, bánh bông lan, trứng luộc…
  • Thức ăn được chế biến từ ngũ cốc: Bột ngũ cốc, đậu hũ, tàu hũ…
  • Các loại thực phẩm dinh dưỡng như: Thịt heo, bò, gia cầm và hải sản là những thực phẩm không thể thiếu và rất tốt sức khỏe cũng như răng miệng.
  • Rau xanh, củ quả: Hoa quả, rau củ giòn chứa hàm lượng vitamin, chất khoáng rất có lợi cho sức khỏe toàn thân kể cả răng miệng.
26. Những thực phẩm cần tránh khi niềng răng?
  • Hạn chế bánh kẹo, các loại đường vì thức ăn chứa nhiều đường dễ làm phát sinh và các mảng bám, vi khuẩn dễ lên men gây các bệnh lý về răng và nướu….
  • Soda và kẹo là hai thực phẩm chứa màu sắc nhân tạo có thể vàng răng, xỉn màu răng.
  • Bia, rượu vừa làm vàng ố răng và khiến răng nhạy cảm hơn dẫn đến hỏng men răng.
  • Trà, cà phê: Chứa nhiều caffeine, tác động tiêu cực đến cơ thể, làm xỉn màu răng
  • Thức ăn nhanh như khoai tây chiên, thức ăn chiên giòn vì trong chúng có nhiều tinh bột dẫn đến sâu răng nếu không vệ sinh kỹ.
27. Niềng răng đau không?

Theo các Bác sĩ chuyên sâu về niềng răng thì cảm giác đau khi niềng được mô tả là sự căng tức và ê buốt. Thực chất chỉnh nha không tạo ra bất kỳ sự “xâm lấn” nào đến xương hàm, nướu và cả răng (trừ các trường hợp có răng mọc ngầm), nên cảm giác “đau kinh khủng” trong suốt thời gian niềng răng gần như không thể xảy ra. Niềng răng chỉ đau trong một số giai đoạn như:

  • Đặt thun tách kẽ
  • Lúc mới gắn mắc cài, các bộ phận như lưỡi, má, nướu chưa quen nên có thể khiến bạn cảm thấy vướng víu và đau do ma sát vào dụng cụ.
  • Tăng lực siết của dây cung hàng tháng.

Việc đau nhiều hay ít phụ thuộc vào ngưỡng chịu đau của từng người, khi có vấn đề gì khó chịu xảy ra bạn có thể liên hệ với nha khoa để được hỗ trợ.

28. Nhổ răng có ảnh hưởng thần kinh?

Nhổ răng khi niềng là một dạng tiểu phẫu tương đối đơn giản trong nha khoa, được thực hiện nhẹ nhàng bằng cách gây tê tại chỗ, răng được lấy nguyên vẹn khỏi ổ răng.

Bất kỳ chỉ định nhổ răng nào đều phải được đưa ra sau khi bác sĩ đã xem xét kỹ lưỡng dữ liệu từ phim X-quang, tình trạng sức khỏe người niềng, sự cần thiết của việc nhổ răng đối với quá trình điều trị hoặc sức khỏe toàn hàm răng. Bác sĩ sẽ gây tê trước khi nhổ hoặc sẽ gây mê trong một số trường hợp đặc biệt.

Đa phần, việc nhổ răng sẽ không gây ảnh hưởng đến thần kinh cũng như không gây hại cho sức khỏe nếu như bạn lựa chọn nha khoa uy tín, Bác sĩ có chuyên môn, kinh nghiệm, thực hiện đúng kỹ thuật trong điều kiện an toàn.

29. Răng có bị xô lệch trở lại sau niềng?

Hiện tượng tái phát sau niềng do nhiều nguyên nhân chứ không hẳn vì ca niềng răng thất bại. Sự vận động khớp thái dương hàm, ăn nhai, lão hóa theo tuổi tác… cũng là những yếu tố làm răng bị xô lệch sau khi tháo niềng. Các răng có thể bị xoay nhẹ, kẽ hở chỗ nhổ răng vẫn còn, răng có thể chìa ra… tất cả trong giới hạn 1 mm thì không cần quá lo lắng.

Để hạn chế những nguy cơ răng bị xô lệch trở lại sau khi tháo niềng, Bác sĩ khuyên bạn nên đeo hàm duy trì thường xuyên, chú ý chăm sóc răng miệng đúng cách, tái khám định kỳ để Bác sĩ kiểm tra độ ổn định của răng. Nếu thấy răng có khuynh hướng xô lệch trở lại, Bác sĩ sẽ can thiệp ngay như gắn lại mắc cài một vài cái răng để đảm bảo khớp cắn cho bạn.

30. Niềng răng có bị hóp má không?

Niềng răng không phải là nguyên nhân gây hóp má. Trong một số trường hợp, hiện tượng má bị hóp vào và không căng đầy như trước đó là chuyện bình thường. Tình trạng này sẽ hết sau khi tháo mắc cài và chế độ ăn uống bình thường trở lại. Nếu bạn nhận thấy mình bị hóp má thì có thể do những nguyên nhân sau:

  • Do việc nhổ răng tạo ra khoảng trống trên hàm nên nhìn vào bạn cảm thấy hơi hóp má.
  • Do chế độ ăn uống không đảm bảo, lo lắng, căng thẳng... làm bạn sụt cân nên bị hóp má.
31. Mất răng có niềng được không?

Niềng răng giúp phục hồi các răng đã mất bằng cách đóng khoảng vùng mất răng mà không cần làm răng giả đối với trường hợp mất vài cái răng. Việc ăn nhai trên một hàm răng thật chắc chắn sẽ tốt hơn trên răng giả.

Trong một số trường hợp, người niềng bị mất nhiều răng, khoảng trống mất răng lớn, Bác sĩ có thể cố định khoảng trống mất răng để sau khi kết thúc quá trình niềng, bạn sẽ được cắm Implant để ngăn ngừa nguy cơ bị tiêu xương tại vị trí mất răng.

32. Bọc răng sứ có niềng răng được không?

Trong một số trường hợp bọc răng sứ vẫn có thể niềng được nếu như số lượng răng sứ bọc không nhiều. Thông thường Bác sĩ sẽ kiểm tra răng đã bọc sứ xem có thể niềng được không, nếu niềng được thì giữ nguyên răng sứ để niềng hay phải tháo ra, bọc mão tạm thời để niềng sau đó sẽ bọc sứ chắc chắn lại.

33. Tháo tạm mắc cài có được không?

Trong quá trình niềng răng, nếu bạn gặp phải tình huống đột xuất (kết hôn, chụp ảnh cưới, sinh em bé…) muốn tháo mắc cài thì vẫn được. Khi đó, bạn cần đến nha khoa để Bác sĩ khám và tiến hành tháo tạm mắc cài. Trong thời gian tháo tạm mắc cài, răng cần ổn định vị trí bằng khay nhựa trong suốt.

34. Mang thai trong thời gian niềng răng được không?

Việc niềng răng hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của mẹ và bé, chỉ cần trong quá trình đeo niềng, bạn chú ý ăn uống, bổ sung đủ chất dinh dưỡng đảm bảo cho sự phát triển của bé là được. Khi niềng răng mà phát hiện mang thai, bạn nên thông báo cho Bác sĩ niềng để xem xét tình trạng sức khỏe và đề ra kế hoạch điều trị tương ứng. Lời khuyên là không nên chụp X-quang, nhổ răng, tạo lực kéo mạnh trong ba tháng đầu thai kỳ.

Trong trường hợp tình trạng sức khỏe của thai phụ không được tốt (ốm nghén quá nặng, sự phát triển của thai không ổn định…), Bác sĩ có thể xem xét việc tạm dừng điều trị, giảm lực siết răng hoặc thậm chí tháo tạm mắc cài để thai phụ thoải mái và điều dưỡng sức khỏe.

Sau giai đoạn 3 tháng đầu, bạn có thể can thiệp điều trị niềng răng bình thường nhưng nên nhẹ nhàng. Bạn cũng nên chú ý nhiều đến việc vệ sinh răng miệng để đảm bảo sức khỏe răng, nướu trong quá trình niềng vì khi mang thai, các nội tiết tố và sức đề kháng của người mẹ thay đổi, dễ viêm nướu và sâu răng hơn.

35. Tại sao niềng răng mất từ 1 - 3 năm?

Tùy từng trường hợp mà thời gian niềng răng sẽ khác nhau, trung bình từ 1 - 3 năm. Thời gian niềng răng chia thành nhiều giai đoạn:

  • 2 - 4 tuần đầu: Giai đoạn đặt thun tách kẽ răng, khí cụ, điều trị tổng quát...
  • 6 - 9 tháng tiếp theo thậm chí nhiều hơn khoảng 1 năm: Giai đoạn di răng. Răng sẽ di chuyển từng chút một về đúng vị trí trên cung hàm theo cơ chế: Răng di chuyển đến đâu phần xương hàm sẽ bồi đắp đến đó đảm bảo răng vẫn nằm trong xương ổ răng.
  • Khoảng 6 tháng tiếp theo: Đóng khoảng trống nhổ răng (trường hợp phải nhổ răng để sắp đều răng).
  • 3 - 6 tháng tiếp theo: Giai đoạn nắn chỉnh khớp cắn, cân đối tương quan hai hàm trên - dưới, ổn định răng.

Thời gian niềng răng nhanh hay chậm phụ thuộc vào một số yếu tố:

  • Phương pháp niềng: Niềng răng mắc cài sẽ có thời gian thực hiện nhanh hơn đối với niềng răng không mắc cài, niềng răng mắc cài sứ.
  • Tay nghề của Bác sĩ: Bác sĩ có chuyên môn cao sẽ biết cách giúp răng bạn dịch chuyển an toàn trong thời gian ngắn nhất.
  • Việc tuân thủ đúng lịch trình niềng răng: Tái khám đúng hẹn, thực hiện đúng lời Bác sĩ căn dặn, chăm sóc vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng.
36. Niềng răng sau này có làm yếu răng không?

Niềng răng không làm ảnh hưởng đến cấu trúc, hình dạng của răng, không xâm lấn men răng nên hoàn toàn không làm yếu răng. Niềng răng là quá trình di chuyển răng về vị trí tốt hơn, giúp răng ổn định chức năng ăn, nhai. Bên cạnh đó giúp tổng thể hàm sẽ đều và đẹp hơn. Khi răng di chuyển và dần ổn định thì xương ở xung quanh răng sẽ tái cấu trúc lại chính vì vậy mà không ảnh hưởng đến sức khỏe của răng sau này.

Sức khỏe răng trong và sau niềng phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

  • Thứ nhất: Phụ thuộc vào cách dùng lực của Bác sĩ. Nhiều khách hàng nôn nóng muốn Bác sĩ dùng lực mạnh để răng di chuyển nhanh. Tuy nhiên, nếu dùng lực quá mạnh chẳng những không di chuyển tốt mà còn xương hàm nữa. Vì vậy, Bác sĩ sẽ dùng lực nhẹ và liên tục để răng di chuyển tốt trong suốt quá trình niềng.
  • Ngoài ra, sức khỏe của răng còn phụ thuộc rất nhiều vào ý thức vệ sinh răng miệng của bạn. Nếu bạn chăm sóc răng miệng tốt thì sẽ duy trì được sức khỏe của răng miệng khi niềng răng.
37. Niềng răng có bị sụt cân không?

Niềng răng không bị sụt cân. Nhiều bạn đi niềng răng cho biết họ bị sụt cân, thật ra là do chế độ ăn uống không đảm bảo, còn niềng răng không ảnh hưởng nhiều đến việc ăn uống hay tiêu hóa thức ăn. Do đó, để tránh sụt cân trong quá trình niềng bạn nên đảm bảo chế độ ăn uống hợp lý

38. Niềng răng có hôn được không?

Nhiều người lo lắng niềng răng không hôn được hoặc việc hôn khi niềng răng có ảnh hưởng tới tiến trình di chuyển của răng, tác động xấu đến mắc cài. Tuy nhiên các Bác sĩ khẳng định những trường hợp như thế rất ít khi xảy ra. Bạn yên tâm là niềng răng vẫn có thể hôn, chỉ cần chú ý nhẹ nhàng, từ tốn thôi!

39. Niềng răng có hết cười hở lợi không?

Niềng răng không phải là phương pháp chữa hở lợi triệt để. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, niềng răng có thể giúp hạn chế tình trạng cười hở lợi. Hiện tại, có nhiều khách hàng niềng răng tại Up Dental cho biết họ rất hài lòng, khi việc niềng răng không chỉ giúp hàm răng đều mà còn hạn chế tình trạng hở lợi hiệu quả. Theo sự thay đổi tự nhiên của cơ thể, khi bạn càng lớn tuổi thì tình trạng cười hở lợi sẽ càng giảm so với lúc trẻ.

40. Niềng răng có hết cười hở lợi không?

Tụt nướu/ tụt lợi là hiện tượng phần lợi bị co lại làm lộ bề mặt chân răng, có thể là dấu hiệu ban đầu cho những vấn đề như mất cement chân răng, lộ ngà răng, gây ê buốt, trông mất thẩm mỹ, cảnh báo về sức khỏe răng miệng trong quá trình niềng. Đây không phải là trường hợp hiếm gặp đối với những ai đang chỉnh nha.

Theo các bác sĩ chuyên sâu về niềng răng tại nha khoa Up Dental thì niềng răng đúng cách sẽ không gây ra tình trạng tụt lợi. Tụt lợi khi niềng có thể do nhiều nguyên nhân như bệnh lý về răng, chăm sóc và vệ sinh răng miệng không đúng cách…

Một vài biện pháp phòng ngừa tụt lợi khi niềng răng như sau:

  • Trước khi niềng, bạn nên chú ý điều trị ổn định các bệnh lý về răng để tránh bị tụt lợi trong khi niềng.
  • Chú ý và quan tâm hơn đến việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng: Sử dụng bàn chải lông mềm hoặc bàn chải cho người niềng răng, đánh răng nhẹ nhàng theo chiều thẳng đứng, không làm lung lay mắc cài.
  • Sử dụng các loại nước súc miệng được nha sĩ chỉ định nhằm loại bỏ vi khuẩn bám trong kẽ răng, ngăn cao răng hình thành nhiều cũng là cách giúp bạn không phải gặp tình trạng niềng răng bị tụt lợi.
  • Hạn chế những loại thực phẩm có nhiều đường để tránh tình trạng sâu răng trong khi niềng.
  • Cạo vôi răng định kỳ 6 tháng/lần để hạn chế những nguy cơ mắc bệnh lý về răng gây ra tụt lợi.
  • Lựa chọn nha khoa niềng răng uy tín, Bác sĩ có chuyên môn, giấy phép chỉnh nha hẳn hoi để ngăn ngừa những nguy cơ niềng răng sai cách dẫn đến tụt lợi.
41. Sâu răng có niềng răng được không?

Răng sâu hoàn toàn có thể niềng răng được. Trước tiên Bác sĩ sẽ điều trị răng sâu và trám răng cho bạn. Sau khi răng đã sạch và hết sâu răng rồi thì có thể tiến hành quá trình niềng răng bình thường.

(*) Kết quả điều trị niềng răng sẽ khác nhau theo tình trạng răng mỗi người