sm-zalo
Tư vấn miễn phí cùng
Bác sĩ chuyên môn
Nhận báo giá
và ưu đãi mới nhất
top-bannertop-banner
Bác sĩ Up Dental

Tư vấn chuyên môn bài viết

Đội ngũ bác sĩ Up Dental

100% tốt nghiệp Đại học Y Dược

Được đào tạo chuyên sâu về niềng răng

Tư vấn ngay

Mục lục nội dung

Khoảng thời gian đeo niềng hẳn ai cũng mong chờ đến ngày tháo niềng để nhìn thấy được kết quả sau một hành trình dài. Vậy liệu không đeo hàm duy trì sau niềng răng có được không? Vai trò của hàm duy trì là gì? Tất cả những thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp ngay trong bài viết này!

Hàm duy trì là gì, các loại hàm duy trì

Hàm duy trì là một khí cụ quan trọng trong chỉnh nha, không chịu trách nhiệm chính giúp răng di chuyển trong quá trình niềng răng. Tuy nhiên, hàm duy trì sẽ giúp bảo đảm được kết quả của răng sau khi tháo niềng. 

Các loại hàm duy trì trong niềng răng hiện nay:

1. Hàm duy trì kim loại cố định:

Có cấu tạo từ kim loại hoặc hợp kim không gỉ, có hình dạng dây cung mỏng. Hàm duy trì kim loại cố định được gắn cố định bên trong răng ở tại vị trí răng số 1,2,3. Với loại hàm duy trì này, bạn không thể tự ý tháo ra được trong quá trình mang. 

Ưu điểm:

  • Hiệu quả cao: với lực duy trì từ kim loại chắc chắn và ổn định. Đồng thời do được gắn cố định trên răng nên giúp đạt hiệu quả tối đa trong quá trình mang.

  • Thẩm mỹ: được gắn bên trong bề mặt răng nên giúp quá trình đeo hàm duy trì khá mà phát hiện được, giúp đảm bảo quá trình mang hàm duy trì không bị lộ.

Nhược điểm:

  • Khó chịu, cộm: do gắn mặt trong răng có thể thời gian đầu bạn sẽ bị cộm phía trong khi ăn nhai thấy khó chịu ở lưỡi.

2. Hàm duy trì tháo lắp:

Khác với hàm cố định, hàm tháo lắp được phân ra thành 2 loại.

Hàm duy trì tháo lắp kim loại: Là loại hàm được hình thành từ các dây kim loại, được gắn vào khuôn acrylic. Sau đó sẽ được lắp trên vòm miệng đối với hàm trên và đặt dưới lưỡi đối với hàm dưới. 

Ưu điểm:

  • Hiệu quả cao: Tương tự với hàm duy trì kim loại cố định, do đó mang lại hiệu quả cao.

  • Thẩm mỹ cao: do được gắn phía trong răng, nhờ đó khó để nhận thấy và đạt được tính thẩm mỹ trong quá trình đeo.

Nhược điểm:

  • Cộm, khó chịu: thiết kế dây cung khá cồng kềnh do đó quá trình đeo làm phần môi bị dày cộm lên khá khó chịu.

  • Thẩm mỹ kém: thiết kế của loại hàm duy trì này khá cồng kềnh. Vì vậy, khá bất tiện để đeo vào ban ngày khi cần giao tiếp với người khác.  

3. Hàm duy trì tháo lắp bằng nhựa:

Có cấu tạo và thiết kế tương tự như các khay niềng trong niềng răng trong suốt. Loại hàm duy trì tháo lắp bằng nhựa được thiết kế dựa trên dấu răng của mỗi cá nhân, do đó hàm được ôm khít lấy răng. 

Ưu điểm: 

  • Thẩm mỹ cao: Được cấu tạo từ nhựa trong suốt, nên quá trình đeo hàm duy trì dường như vô hình vì vậy đảm bảo được tính thẩm mỹ trong thời gian đeo hàm duy trì.

  • Tiện lợi: Dễ dàng tháo lắp trong quá trình ăn uống và vệ sinh răng. Giúp bạn có thể chủ động kiểm soát thời gian đeo hàm duy trì.

Nhược điểm:

  • Dễ vỡ, gãy: Hàm duy trì nhựa khá dễ vỡ khi ăn nhai vật quá cứng hoặc chải mạnh và bị biến dạng khi ngâm vào nước nóng. Vì vậy bạn cần chú ý để có thể giữ gìn được hàm duy trì ở trạng thái tốt nhất.

  • Dễ ố màu: Quá trình ăn uống các thực phẩm có màu rất dễ làm ám màu vào hàm duy trì.

[cta-braces-tea]

Vai trò của hàm duy trì sau niềng răng

Khi tháo niềng, sau một khoảng thời gian dài răng liên tục dịch chuyển trong quá trình niềng. Lúc này, răng chưa kịp thích ứng với nướu ở vị trí mới nên răng sẽ có xu hướng di chuyển về vị trí ban đầu.

Đúng như tên gọi hàm duy trì có vai trò chính để bảo lưu kết quả niềng răng sau khi tháo niềng. Với tác dụng chính giúp cố định răng tại vị trí mới khi tháo niềng, giúp răng và nướu ổn định hơn.

Không đeo hàm duy trì sau niềng răng có được không?

Nhiều bạn có câu hỏi Không đeo hàm duy trì sau niềng răng có được không. Như đã nói ở trên, hàm duy trì có vai trò quan trọng để có thể bảo đảm được kết quả sau khi tháo niềng. Vì sau khi tháo niềng, răng còn yếu, chân răng không chắc chắn làm quá trình ăn nhai tác động lực lên răng làm răng bị xô lệch không còn ở đúng vị trí mà khi tháo niềng ra nữa.

Do đó, dù với phương pháp chỉnh nha nào, công nghệ tiên tiến ra sao thì dù niềng răng mắc cài hay niềng răng không mắc cài thì đều cần có hàm duy trì. Bạn nên lưu ý để có thể không bị mất tiền, mất thời gian chỉ vì không muốn đeo hàm duy trì nhé!

Thời gian đeo hàm duy trì bao lâu?

Thông thường, hàm duy trì được Bác sĩ chỉ định đeo trong vòng 6 - 12 tháng. Tuy nhiên, tùy cơ địa và sức khỏe răng mỗi người mà thời gian đeo hàm duy trì cũng sẽ có sự thay đổi:

Đối với sức khỏe răng tốt: Ở trường hợp này, có thể bạn chỉ cần mang hàm duy trì từ 6 - 9 tháng.

Đối với sức khỏe răng yếu: Tùy thuộc vào khoảng thời gian răng và nướu có thể ổn định mà thời gian đeo hàm có thể lên đến 12 tháng hoặc hơn.

Cũng có trường hợp răng và nướu quá yếu, Bác sĩ có thể sẽ chỉ định đeo hàm duy trì cả đời. Lúc này, sau 1 năm đeo hàm, bạn sẽ có thể giảm thời gian đeo hàm duy trì xuống còn 3 - 4 ngày/tuần tùy thuộc vào chỉ định của Bác sĩ.

Những lưu ý khi đeo hàm duy trì

1. Vệ sinh hàm duy trì

Đối với hàm kim loại cố định: do được đính trên răng nhờ vào loại keo y khoa nên khá tương tự với mắc cài, do đó bạn cần lưu ý vệ sinh nhẹ nhàng tránh làm bung sút hàm kim loại cố định.

Đối với hàm duy trì tháo lắp: Do có thể dễ dàng tháo lắp khi ăn uống, tuy nhiên do quá trình tháo lắp có thể làm vi khuẩn dễ xâm nhập nếu không được vệ sinh sạch sẽ. Bạn cần:

  • Ngâm hàm duy trì trong nước ấm. (lưu ý nước không quá nóng sẽ làm biến dạng hàm duy trì)

  • Dùng bàn chải, chải nhẹ nhàng giúp làm sạch hàm duy trì, loại bỏ các mảng bám, mảnh vụn thức ăn bị vướng trên hàm duy trì.

  • Có thể mua và sử dụng nước ngâm chuyên dụng. 

2. Tuân thủ thời gian đeo hàm

Trong vòng 6 tháng đầu việc đeo hàm duy trì rất quan trọng. Đây là khoảng thời gian răng và nướu yếu nhất và để dịch chuyển xô lệch nhất. Do đó, bạn cần đảm bảo đeo hàm duy trì ít nhất 12 tiếng/ngày. Điều này giúp răng có thể cố định và giữ nguyên được vị trí sau khi tháo niềng tốt hơn.

3. Tuân thủ lịch tái khám sau niềng

Hẳn mọi người cũng sẽ thắc mắc vì sao sau khi tháo niềng vẫn cần phải tái khám. Tuy nhiên việc tái khám sau niềng cũng quan trọng không kém với tái khám trong lúc niềng răng

Sau khi tháo niềng, quá trình đeo hàm duy trì của bạn cũng cần được Bác sĩ quan sát, nhờ vào đó Bác sĩ có thể thấy và nắm được tình hình sức khỏe răng nướu. Nhờ đó mà có thể có chỉ định chính xác hơn về thời gian đeo niềng, cũng như sớm phát hiện được những vấn đề của răng và có thể điều chỉnh và chữa trị.

>>Xem thêm: Giá niềng răng mới nhất tại nha khoa Up Dental

UP DENTAL – Niềng răng cao cấp dành cho bạn trẻ

Thẩm định răngThẩm định răng