sm-zalo
Tư vấn miễn phí cùng
Bác sĩ chuyên môn
Mừng Xuân 2024
Ưu đãi giảm 50%
top-bannertop-banner
Bác sĩ Up Dental

Tư vấn chuyên môn bài viết

Đội ngũ bác sĩ Up Dental

100% tốt nghiệp Đại học Y Dược

Được đào tạo chuyên sâu về niềng răng

Tư vấn ngay

Mục lục nội dung

Với tâm lý chung, ai niềng răng xong cũng mong muốn nhanh chóng khoe “nụ cười tỏa nắng” của mình. Tuy nhiên, để có thể duy trì được kết quả niềng răng thì việc đeo hàm duy trì rất cần thiết. Như vậy, liệu đeo hàm có thật sự quan trọng không và có các loại hàm duy trì nào?

Tại sao cần phải đeo hàm duy trì sau khi niềng răng?

Niềng răng cần một khoảng thời gian tương đối dài từ 1-3 năm, trong quảng thời gian niềng răng, răng của chúng ta sẽ được “chạy” suốt cả một hành trình dài để về đến nơi mà chúng ta mong muốn. Khi tháo niềng, không còn một rào cản nào để cố định răng ở lại để thích nghi với “ngôi nhà mới” thì răng sẽ có xu hướng đi về lại nơi ban đầu của mình. Vì vậy, lúc này bạn rất cần một công cụ mang tên “Hàm duy trì” để giúp cho răng thích nghi được với vị trí mới, nướu răng và răng trở nên “thân thiết” và gắn kết với nhau và ổn định. Sau khi kết thúc quá trình đeo hàm duy trì, lúc này bạn sẽ có thể tháo hàm duy trì để tự tin với nụ cười của bản thân. 

tại sao cần phải đeo hàm duy trì khi niềng răng

[cta-braces-tea]

3 loại hàm duy trì sau niềng răng hiện nay

Cũng như các phương pháp niềng răng, hàm duy trì cũng có các sự lựa chọn cho bạn. Hiện nay, có 3 loại hàm duy trì sau niềng răng hiện nay:

1. Hàm duy trì cố định

Hàm duy trì cố định: được làm từ thép không gỉ, có hình dạng giống như dây cung được gắn cố định mặt trong của răng bằng keo y khoa. Giúp răng được cố định không xê dịch trong quá trình đeo hàm duy trì.

Ưu điểm:

  • Tính thẩm mỹ: Với tính chất gắn mặt trong của răng, giúp bạn thoải mái trong quá trình giao tiếp mà không sợ lộ hàm duy trì.

  • Tính hiệu quả: Được cố định trên răng, đồng thời làm từ nguyên liệu kim loại do đó lực tác động sẽ ổn định cao, giúp răng được cố định một cách chắc chắn hơn.

  • Thời gian đeo hàm duy trì được rút ngắn: khi được cố định trên răng 24/24 giúp khoảng thời gian “gắn kết” răng và nướu được tối ưu hoàn toàn. Vì vậy, thời gian đeo hàm duy trì sẽ có thể được rút ngắn hơn.

Nhược điểm:

  • Vệ sinh răng mất thời gian: dù đeo hàm duy trì hay không, việc vệ sinh răng miệng là một điều rất quan trọng. Tuy nhiên, hàm duy trì được gắn vào mặt trong vì vậy việc vệ sinh cần chú ý và cẩn thận đảm bảo loại bỏ được lượng thức ăn còn mắc trên răng và hàm duy trì.

  • Cảm giác cộm: khi vừa đeo hàm duy trì bên trong bề mặt trong của răng, sẽ làm bạn cảm thấy cộm và khó chịu. Tuy nhiên, sau 5 - 7 ngày đầu tiên bạn sẽ thoát khỏi cảm giác này.

2. Hàm duy trì tháo lắp kim loại

Hàm duy trì tháo lắp kim loại cũng được làm từ vật liệu thép không gỉ, hàm duy trì tháo lắp kim loại được trang bị tháo lắp tiện lợi, với nguyên lý gắn vào giữa vị trí răng số 3 và 4 để cố định giúp răng không dịch chuyển.

Ưu điểm: 

  • Hiệu quả cao: cùng với hàm duy trì cố định đều có điểm chung là làm từ kim loại, vì vậy hiệu quả của hàm duy trì tháo lắp kim loại cũng mang lại sự ổn định cho răng không xê dịch.

  • Tiện lợi: Do được thiết kế có thể tháo lắp nên có thể tiện lợi tháo ra khi ăn uống hoặc chơi thể thao.

Nhược điểm:

  • Tính thẩm mỹ thấp: do được thiết kế khá “cồng kềnh”, nên đeo hàm duy trì loại này khó mang vào ban ngày nên thường xuyên được khuyến khích đeo vào buổi tối.

  • Thời gian đeo hàm duy trì: do không có thẩm mỹ cao nên khó để bạn đeo vào ban ngày nếu cần giao tiếp. Vì vậy đôi khi thời gian đeo hàm duy trì trong ngày khá ít, làm khả năng răng di chuyển lệch lạc khá cao. 

3. Hàm duy trì tháo lắp nhựa

Hàm duy trì tháo lắp nhựa là loại hàm duy trì được ưa chuộng nhất hiện nay, được làm từ nhựa trong suốt, an toàn với người dùng. Khi lựa chọn phương pháp này, bạn sẽ được lấy dấu răng để làm nên khay riêng cho bạn. Vì vậy, khay duy trì này sẽ ôm sát với răng hiện tại của bạn.

Ưu điểm:

  • Tính thẩm mỹ cao: khác với hàm duy trì tháo lắp kim loại, hàm duy trì tháo lắp nhựa được ưa chuộng hơn với sự trong suốt giúp đảm bảo thẩm mỹ khi cười nói của bạn.

  • Dễ dàng vệ sinh: với sự chủ động trong tháo lắp, giúp bạn tháo ra được khi ăn uống giúp bạn dễ dàng vệ sinh hơn.

Nhược điểm:

  • Cũng ưu điểm và cũng là nhược điểm vì sự tiện lợi, dễ dàng tháo lắp làm bản thân người đeo thường quên mang, làm thời gian đeo hàm không được đảm bảo, ảnh hưởng đến quá trình đảm bảo kết quả niềng răng.

Cần phải đeo hàm duy trì trong bao lâu?

Hàm duy trì thường được đeo từ 6 - 12 tháng sau khi tháo niềng. Tuy nhiên, tùy thuộc tình trạng răng mà thời gian đeo hàm duy trì sẽ thay đổi:

  • Đối với răng khỏe, nướu khỏe: thời gian đeo hàm duy trì thường sẽ ngắn hơn, nếu đảm bảo thời gian mang hàm trên 12h/ngày thì thời gian có thể rút ngắn lại dao động từ 6 - 9 tháng.

  • Đối với răng yếu, nướu yếu: Đối với trường hợp này, răng sẽ có xu hướng dịch chuyển nhiều hơn, khó cố định. Vì vậy thời gian có thể thay đổi kéo dài lên đến 12 tháng hoặc hơn.

  • Với trường hợp đã đeo hàm trên 1 năm, Bác sĩ sẽ xem xét giảm thời gian đeo trong tuần xuống từ 3-4 ngày 1 tuần.

Những lưu ý khi đeo hàm duy trì

Vệ sinh răng

Vấn đề vệ sinh răng luôn là vấn đề quan trọng để có thể có được một hàm răng chắc khỏe. Vì vậy, dù có trong khoảng thời gian niềng răng hay khoảng thời gian đeo hàm duy trì bạn cũng nên giữ các thói quen vệ sinh răng một cách sạch sẽ.

Những ngày đầu, khi đeo hàm duy trì đôi khi bạn sẽ cảm thấy cộm, khó chịu và việc vệ sinh cũng cần chú ý:

  • Đối với hàm duy trì cố định: bạn nên sử dụng chỉ nha khoa, máy tăm nước và đánh răng chú ý do hàm duy trì được gắn bên trong nên đôi khi bạn bị để quên “thức ăn” trên hàm thì sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng sâu răng, viêm nha chu.

  • Đối với hàm duy trì tháo lắp: Hàm tháo lắp kim loại được tháo ra khi ăn nên khi làm vệ sinh bạn chỉ cần dùng bàn chải, vệ sinh nhẹ nhàng cho hàm rồi đeo lại. Còn riêng đối với hàm duy trì nhựa cần chú ý không để khay trong nước nóng hoặc các dung dịch tẩy rửa. Quá trình chải khay cũng cần sử dụng lực nhẹ nhàng, để không làm hư hại và gãy khay.

Chế độ ăn uống

  • Trong tuần đầu tiên vừa đeo hàm duy trì, khu vực trong khoang miệng chưa kịp thích nghi với “bộ linh kiện” mới. Nên việc ăn nhai cũng trở nên bất tiện. Đồng thời, những ngày vừa tháo niềng đầu tiên cũng rất quan trọng, răng có khả năng dịch chuyển cao. Vì vậy, bạn nên ăn uống các thức ăn mềm, lỏng như súp, cháo, uống sinh tố,... để đảm bảo dinh dưỡng.

  • Hạn chế ăn các món ăn cứng, dai làm ảnh hưởng, làm răng bị lung lay và dễ dịch chuyển về vị trí ban đầu.

Chú ý thời gian đeo hàm duy trì

Ngoài những vấn đề ăn uống và vệ sinh răng, bạn cần quan tâm đến thời gian đeo hàm duy trì sau tháo niềng. Trong 06 tháng đầu tiên, là giai đoạn quan trọng nhất. Lúc này, hàm duy trì phát huy tối đa tác dụng để giúp đảm bảo được kết quả niềng răng. Vì vậy, thời điểm này hãy đảm bảo đeo ít nhất 12h/ngày để duy trì được tối ưu nhất.

>>Xem thêm: Giá niềng răng mới nhất tại nha khoa Up Dental

UP DENTAL – Niềng răng cao cấp dành cho bạn trẻ

Thẩm định răngThẩm định răng