sm-zalo
Tư vấn miễn phí cùng
Bác sĩ chuyên môn
Nhận báo giá
và ưu đãi mới nhất
top-bannertop-banner
Bác sĩ Up Dental

Tư vấn chuyên môn bài viết

Đội ngũ bác sĩ Up Dental

100% tốt nghiệp Đại học Y Dược

Được đào tạo chuyên sâu về niềng răng

Tư vấn ngay

Mục lục nội dung

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha an toàn và hiệu quả, niềng răng với cơ chế dịch chuyển các răng một cách sinh lý, dịch chuyển từ vị trí sai sang vị trí đúng mong muốn trên cung hàm. Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kiến thức niềng răng có chơi thể thao được không?

Niềng răng là gì? Lợi ích khi niềng răng

Niềng răng là gì?

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha an toàn, hiệu quả không thực hiện các thủ thuật xâm lấn ảnh hưởng đến các bộ phận trên cơ thể. Niềng răng cho phép nắn chỉnh răng sai lệch như răng hô, móm, thưa, lệch lạc sai khớp cắn… về vị trí đúng mong muốn trên cung hàm, giúp hàm trên và dưới chuẩn tỷ lệ, đều nhau. Hiện nay có hai nhóm niềng răng chính là niềng răng mắc cài và niềng răng không mắc cài. 

Ưu điểm nổi bật của niềng răng là cải thiện tình trạng răng xấu, sau khi tháo niềng bạn sẽ sở hữu nụ cười đều đẹp, bên cạnh ưu điểm ấy thì niềng răng cũng có những nhược điểm nhất định là thời gian niềng răng tương đối dài từ 2 - 3 năm, trong quá trình niềng răng bạn sẽ gặp những khó ăn trong ăn nhai, vệ sinh.

Lợi ích của niềng răng

Nhiều bạn tìm đến phương pháp niềng để nắn chỉnh răng với suy nghĩ mục đích, lợi ích chính đó là cải thiện về mặt thẩm mỹ, nhưng trên thực tế niềng răng có rất nhiều lợi ích khác mà bạn có thể không ngờ đến như:

  • Cải thiện răng, khớp cắn đúng chuẩn giúp khuôn mặt hài hòa cân đối

  • Ăn nhai tốt, hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn, không gặp các bệnh về đường tiêu hóa

  • Vệ sinh răng miệng dễ dàng hơn, ngăn ngừa các bệnh lý về răng như sâu răng, vôi răng, viêm nha chu…

  • Tập được thói quen tốt trong ăn uống và vệ sinh răng miệng 

  • Khắc phục các nhược điểm về phát âm do răng và cấu trúc răng xương hàm phát triển sai lệch.

  • Giúp bạn rèn luyện được tính kiên trì, nhẫn nại trong thời gian dài để niềng răng và sở hữu răng đều đẹp sau niềng

[cta-braces-tea]

Niềng răng có chơi thể thao được không?

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha, tác động ở phần răng giúp răng dịch chuyển về vị trí đúng, trong khoảng thời gian đầu khi niềng có thể răng sẽ gặp tình trạng ê buốt, tuy nhiên cảm giác này sẽ mất dần sau khi bạn đã quen với mắc cài trong khoang miệng. Trong thời gian đầu khi niềng răng bạn cũng nên hạn chế các hoạt động mạnh để tránh ảnh hưởng đến răng đang niềng.

Sau khi bạn đã quen với việc niềng răng, cảm thấy niềng răng ổn định thì có thể chơi thể thao bởi các môn thể thao như đá banh, cầu long, tập gym… cũng không ảnh hưởng đến răng đang niềng. Tuy nhiên trong quá trình chơi thể thao hay tập gym bạn cũng cần phải chú ý tránh những va đập mạnh vùng mặt, môi. Với một số môn thể thao đặc biệt như boxing, muay Thái nếu có thể tạm ngừng thì bạn không nên chơi vì đây là những bộ môn thể thao có nguy cơ va chạm nhiều ở phần mặt và môi, nếu răng đang niềng bị tác động mạnh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng

Chơi thể thao khi niềng răng cần lưu ý gì?

Niềng răng với cơ chế tác động đến phần răng và hàm không ảnh hưởng đến những bộ phận khác trên cơ thể, nên không ảnh hưởng đến việc chơi các môn thể thao. Tuy nhiên trên thực tế, nếu bạn chơi những bộ thể thao vận động mạnh như ném bóng, boxing, muay Thái… cần phải chú ý kỹ không để các va đập mạnh vào phần mặt môi vì rất dễ ảnh hưởng đến răng và hiệu quả điều trị.

Nếu đặc thù công việc của bạn là những bộ môn thể thao vận động mạnh, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi niềng răng

Đối với những bộ môn thể thao nhẹ, trong quá trình tập luyện bạn cũng cần hạn chế thở dốc hay nghiến chặt răng vì sẽ ảnh hưởng đến răng trong khi niềng

Những câu hỏi thường gặp khi niềng răng

1. Niềng răng có đau không

Theo các Bác sĩ chuyên sâu về niềng răng thì cảm giác đau khi niềng được mô tả là sự căng tức và ê buốt. Thực chất chỉnh nha không tạo ra bất kỳ sự “xâm lấn” nào đến xương hàm, nướu và cả răng (trừ các trường hợp có răng mọc ngầm), nên cảm giác “đau kinh khủng” trong suốt thời gian niềng răng gần như không thể xảy ra. Niềng răng chỉ đau trong một số giai đoạn như: Đặt thun tách kẽ, lúc mới gắn mắc cài, các bộ phận như lưỡi, má, nướu chưa quen nên có thể khiến bạn cảm thấy vướng víu và đau do ma sát vào dụng cụ, Tăng lực siết của dây cung hàng tháng.

Việc đau nhiều hay ít phụ thuộc vào ngưỡng chịu đau của từng người, khi có vấn đề gì khó chịu xảy ra bạn có thể liên hệ với nha khoa để được hỗ trợ.

2. Răng có bị xô lệch trở lại sau niềng?

Hiện tượng tái phát sau niềng do nhiều nguyên nhân chứ không hẳn vì ca niềng răng thất bại. Sự vận động khớp thái dương hàm, ăn nhai, lão hóa theo tuổi tác… cũng là những yếu tố làm răng bị xô lệch sau khi tháo niềng. Các răng có thể bị xoay nhẹ, kẽ hở chỗ nhổ răng vẫn còn, răng có thể chìa ra… tất cả trong giới hạn 1 mm thì không cần quá lo lắng.

Để hạn chế những nguy cơ răng bị xô lệch trở lại sau khi tháo niềng, Bác sĩ khuyên bạn nên đeo hàm duy trì thường xuyên, chú ý chăm sóc răng miệng đúng cách, tái khám định kỳ để Bác sĩ kiểm tra độ ổn định của răng. Nếu thấy răng có khuynh hướng xô lệch trở lại, Bác sĩ sẽ can thiệp ngay như gắn lại mắc cài một vài cái răng để đảm bảo khớp cắn cho bạn.

3. Niềng răng có bị hóp má không?

Niềng răng không phải là nguyên nhân gây hóp má. Trong một số trường hợp, hiện tượng má bị hóp vào và không căng đầy như trước đó là chuyện bình thường. Tình trạng này sẽ hết sau khi tháo mắc cài và chế độ ăn uống bình thường trở lại. Nếu bạn nhận thấy mình bị hóp má thì có thể do những nguyên nhân sau:

  • Do việc nhổ răng tạo ra khoảng trống trên hàm nên nhìn vào bạn cảm thấy hơi hóp má.

  • Do chế độ ăn uống không đảm bảo, lo lắng, căng thẳng... làm bạn sụt cân nên bị hóp má.

>>Xem thêm: Giá niềng răng mới nhất tại nha khoa Up Dental

UP DENTAL – Niềng răng cao cấp dành cho bạn trẻ

Thẩm định răngThẩm định răng