sm-zalo
Tư vấn miễn phí cùng
Bác sĩ chuyên môn
Nhận báo giá
và ưu đãi mới nhất
top-bannertop-banner
Bác sĩ Up Dental

Tư vấn chuyên môn bài viết

Đội ngũ bác sĩ Up Dental

100% tốt nghiệp Đại học Y Dược

Được đào tạo chuyên sâu về niềng răng

Tư vấn ngay

Mục lục nội dung

Bất cứ phương pháp thẩm mỹ nào cũng chứa những biến số rủi ro, niềng răng cũng không ngoại lệ. Sau đây cùng điểm qua 9 biến chứng có thể xảy ra trong quá trình niềng răng để có thể phòng ngừa bạn nhé!

Top 9 biến chứng niềng răng có thể xảy ra khi sai nha khoa

Dưới đây là những biến chứng trong niềng răng có thể xảy ra nếu điều trị ở những nha khoa không uy tín

1. Dễ bị sâu răng viêm lợi

Thực tế, việc sâu răng viêm lợi không còn quá xa lạ với tất cả mọi người dù có niềng răng hay không. Trong thời gian niềng răng, việc mang thêm mắc cài trên răng dẫn đến quá trình vệ sinh răng gặp nhiều khó khăn và thức ăn rất dễ bị mắc lại trên dây cung, mắc cài sau khi ăn. Nếu bạn không làm sạch các vụn thức ăn bị mắc trên răng, mắc cài, kẽ răng về lâu dài sẽ dẫn đến tình trạng sâu răng, viêm lợi. 

2. Dị ứng

Tỷ lệ người dị ứng với cao su chiếm ít hơn 1% tổng dân số hiện tại. Do đó, tình trạng dị ứng rất ít xảy ra trong quá trình niềng răng. Trong trường hợp, di ứng với cao su các Bác sĩ có thể xem xét để lựa chọn phương án niềng răng phù hợp không sử dụng dây chun trong quá trình niềng răng. Do đó, bạn không cần quá lo lắng về tình trạng dị ứng của mình mà không thể niềng răng.

3. Bị xước mô mềm, nhiệt miệng

Tình trạng xước mô mềm, nhiệt miệng hẳn không quá xa lạ với các bạn niềng răng nữa. Thời gian đầu khi vừa niềng răng, do khoang miệng chưa kịp làm quen và thích nghi với mắc cài nên bị ma sát vào các mô mềm như má, môi dẫn đến tình trạng nhiệt miệng. Trong quá trình niềng, khi gặp phải tình trạng này bạn có thể sử dụng sáp nha khoa trong thời gian đầu để hạn chế tình trạng nhiệt miệng.

4. Tiêu chân răng

Tiêu chân răng là một trong những tình trạng niềng răng sai cách. Tại một số nha khoa kém uy tín, Bác sĩ niềng không đủ chuyên môn và kinh nghiệm nên không kiểm soát được lực kéo răng. Bởi thế, răng bị kéo với lực quá mạnh làm răng lung lay và bật chân răng làm mất răng và tiêu xương khi niềng răng. 

5. Mất khoáng bề mặt men răng

Quá trình làm sạch răng rất quan trọng trong quá trình niềng răng như đã nói ở trên. Nhiều người lầm tưởng việc chải răng mạnh sẽ giúp răng sạch hơn. Tuy nhiên, thực tế việc chải răng sạch là nhờ vào kỹ thuật chải răng chứ không nằm ở lực chải mạnh. Việc duy trì lực chải răng mạnh sẽ làm răng gặp phải biến chứng mất khoáng bề mặt men răng trong quá trình niềng.

6. Răng không di chuyển do cứng khớp

Tình trạng cứng khớp làm răng không thể di chuyển không phải là biến chứng do Bác sĩ niềng răng hay kỹ thuật niềng. Đây là tình trạng hiếm khi xảy ra, theo nghiên cứu đa số biến chứng này thường có nguy cơ xảy ra dính khớp cao trên người có tiểu sử chấn thương và từng chuyển tự thân. Lúc này, răng không có khả năng di chuyển, làm không thể căn chỉnh răng lúc niềng được.

7. Bật chân răng

Bật chân răng là một trong những hậu quả của việc niềng răng sai cách. Ở trường hợp lực kéo răng quá mạnh, hoặc lựa chọn sai phương pháp niềng răng sẽ làm gây ra tình trạng bật chân răng.

Tình trạng răng mỗi người đều khác nhau, không phải ai cũng như ai. Một số tình trạng răng yếu, xương răng mỏng hoặc răng sâu nhiều,... nhưng vẫn niềng răng sẽ rất dễ làm răng gặp phải tình trạng bật chân răng. Do đó, việc lựa chọn thăm khám tại nha khoa niềng răng uy tín rất quan trọng để có thể xác định chính xác được tình hình răng có thể niềng hay không.

8. Rối loạn khớp Thái Dương hàm

Thực tế, niềng răng giúp bạn cải thiện được khớp cắn và khắc phục được việc rối loạn khớp Thái Dương hàm khi gặp phải trường hợp lệch lạc khớp cắn, khớp cắn sâu,... Tuy nhiên, tỷ lệ rối loạn khớp Thái Dương hàm khá cao ở Việt Nam, và biến chứng này diễn ra do quá trình ăn nhai của khớp cắn lệch lạc kéo dài. Khi gặp biến chứng này bạn cần được điều trị khỏe rồi hãy niềng răng. Điều này sẽ giúp quá trình niềng răng của bạn thuận lợi hơn.

9. Tái phát sau khi niềng răng

Một số trường hợp sau khi tháo niềng răng bị tái phát, răng bị xô lệch trở lại. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này chủ yếu do:

Thói quen xấu: thói quen đẩy lưỡi, thở bằng miệng, dùng răng mở nắp chai, khui đồ,... Đây là những thói quen làm răng bạn có xu hướng xô lệch trở lại do thời điểm tháo niềng răng và nướu vẫn chưa hoàn toàn ổn định. Lúc này răng khá dễ dịch chuyển, các thói quen sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả sau khi niềng răng.

Không đeo hàm duy trì đúng cách: Thông thường, sau quá trình niềng răng Bác sĩ thường sẽ chỉ định mang hàm duy trì từ 6 - 12 tháng, với những trường hợp răng yếu sẽ có thể cần mang hàm duy trì cả đời. Đây là quá trình quan trọng để có thể đảm bảo kết quả sau khi tháo niềng răng. Tuy nhiên, một số trường hợp quên mang hàm duy trì, không tuân thủ thời gian đeo hàm duy trì sẽ dẫn đến tình trạng răng bị chạy. Lúc này, kết quả răng sẽ không còn được như lúc tháo, hoặc tệ hơn là răng xô lệch lại vị trí cũ.

[cta-braces-tea]

Nguyên nhân dẫn đến các biến chứng khi niềng răng

Niềng răng thực chất là phương pháp nắn chỉnh răng an toàn và mang lại hiệu quả cao giúp bảo đảm sức khỏe răng và không xâm lấn vào răng thật. Tuy vậy, do niềng răng là phương pháp chỉnh nha đòi hỏi tay nghề và kinh nghiệm Bác sĩ cao. Kỹ thuật niềng răng như siết răng, nhổ răng, cắm vít không phải những kỹ thuật đơn giản. Vì bất cứ một chỉ định nào của Bác sĩ đều phải dựa trên kết quả sau niềng để chỉ định. 

Trong 9 biến chứng có thể xảy ra trong quá trình niềng được nêu lên ở trên có nhiều nguyên nhân để dẫn đến. Trong đó, có nguyên nhân từ người tham gia niềng răng lẫn kỹ thuật của Bác sĩ niềng răng và những nguyên nhân khách quan khác. Ví dụ như việc sâu răng, viêm lợi hay việc tái phát sau niềng và cả mất khoáng bề mặt men răng là nguyên nhân thường thấy do thói quen và cách sinh hoạt từ người niềng răng. Hay việc bật chân răng, tiêu xương,... lại là những biến chứng đến từ kỹ thuật niềng răng. 

Vì vậy, để quá trình niềng răng diễn ra an toàn và đạt được kết quả mong muốn cần sự phối hợp giữa Bác sĩ có tay nghề dày dặn và người niềng răng.

Cách khắc phục

Kết quả niềng răng thường phụ thuộc vào nhiều yếu tố, do đó việc trang bị những biện pháp đề phòng và khắc phục được những biến chứng trong quá trình niềng răng sẽ giúp bạn có được kết quả tốt hơn khi niềng răng. 

  • Lựa chọn nha khoa uy tín: Như đã nói ở trên, quá trình niềng răng cần kỹ thuật trong quá trình chuẩn xác để có thể không gặp phải nguy cơ mất răng trong khi niềng và ngay cả sau khi niềng. Vì vậy bạn cần lựa chọn được một nha khoa uy tín để có thể niềng răng một cách an toàn.

  • Tái khám đúng lịch hẹn: Duy trì một lịch tái khám thường xuyên theo lịch của Bác sĩ sẽ giúp Bác sĩ có thể nắm bắt được tốc độ dịch chuyển của răng để căn chỉnh lực kéo hợp lý và phát hiện sớm các biến chứng như sâu răng.

  • Lựa chọn đúng phương pháp niềng răng: Tùy thuộc vào tình trạng độ phức tạp của răng cần khắc phục và sức khỏe răng để có thể lựa chọn phương pháp phù hợp. Điều này sẽ giúp kết quả niềng răng sẽ đạt được hiệu quả tốt nhất.

  • Chế độ ăn uống: Quá trình niềng răng cần chú ý vào chế độ dinh dưỡng, cân bằng các dưỡng chất trong thực đơn ăn uống mỗi ngày. Để không bị suy nhược, tụt cân quá mất trong quá trình niềng. Hạn chế ăn các món ăn cứng, dai, ngọt và thức uống có gas.

  • Vệ sinh răng miệng: Việc làm sạch răng đúng cách sẽ giúp hạn chế được việc sâu răng, viêm lợi trong quá trình niềng răng. Nên lựa chọn kem đánh răng có chứa flour và bàn chải có lông chải mềm để giúp dễ dàng len lõi vào răng làm sạch răng hơn. Chú ý sử dụng các sản phẩm vệ sinh răng khác để hỗ trợ như chỉ nha khoa, tăm chải kẽ, máy tăm nước, nước súc miệng sát khuẩn để loại bỏ hoàn toàn các vụn thức ăn bị mắc trên răng sau mỗi buổi ăn.

>>Xem thêm: Giá niềng răng mới nhất tại nha khoa Up Dental

UP DENTAL – Niềng răng cao cấp dành cho bạn trẻ

Thẩm định răngThẩm định răng