sm-zalo
Tư vấn miễn phí cùng
Bác sĩ chuyên môn
Nhận báo giá
và ưu đãi mới nhất
top-bannertop-banner
Bác sĩ Up Dental

Tư vấn chuyên môn bài viết

Đội ngũ bác sĩ Up Dental

100% tốt nghiệp Đại học Y Dược

Được đào tạo chuyên sâu về niềng răng

Tư vấn ngay

Kinh nghiệm niềng răng là chủ đề được nhiều đồng niềng chia sẻ nhau rôm rả nhất trên các Group cộng đồng “Nhật ký niềng răng” bởi chính những kinh nghiệm thực tế sẽ giúp những bạn có nhu cầu niềng sẽ giảm đi những mối lo sợ, bỡ ngỡ. Và hôm nay bài viết dưới đây Up Dental sẽ đi sâu hơn về những kinh nghiệm khi niềng nhé

Kinh nghiệm niềng răng 1: Độ tuổi có thể niềng răng

1. Độ tuổi nên niềng răng ở trẻ em (8 - 10 tuổi)

Đây là giai đoạn phù hợp để niềng răng đối với trẻ em, giai đoạn tiền chỉnh nha này can thiệp sớm các tình trạng răng mọc sai lệch, định hướng những chiếc răng vĩnh viễn đầu tiên mọc đúng hướng. Đồng thời giúp cho quá trình chỉnh nha trong giai đoạn phát triển trở nên đơn giản hơn.

2. Độ tuổi nên niềng răng giai đoạn phát triển (12 - 18 tuổi)

Từ 12 - 18 tuổi là giai đoạn trẻ vẫn đang trong thời kỳ phát triển, răng và xương hàm vẫn chưa cứng chắc còn mềm và có thể nắn chỉnh nhanh hơn, ít đau đớn, và có thể sẽ không cần phải nhổ răng. Chi phí niềng răng trong giai đoạn này có thể rẻ hơn khi độ tuổi niềng răng lớn trên 30 tuổi vì có thể sẽ không cần phải đeo nhiều các khí cụ hỗ trợ niềng, và thời gian niềng răng cũng sẽ kết thúc sớm hơn.

kinh nghiệm độ tuổi thích hợp khi niềng răng

[cta-braces-tea]

>>Xem thêm: Bảng giá niềng răng mới nhất tại nha khoa Up Dental

Kinh nghiệm niềng răng 2: Chọn nha khoa uy tín 

tiêu chí chọn nha khoa uy tín

Kinh nghiệm để chọn được địa chỉ niềng răng uy tín, bạn cần phải tìm hiểu kỹ nha khoa mình đang niềng và không nên chọn vào cảm tính, cần có một bộ tiêu chí quan trọng để dựa vào đó chọn nha khoa chất lượng.

- Nha khoa được cấp phép hoạt động bởi Sở Y tế.

- Nha khoa có đội ngũ Bác sĩ được đào tạo và nghiên cứu chuyên sâu về niềng răng, nhiều năm kinh nghiệm, đã thực hiện hàng ngàn ca niềng.

- Nha khoa đã niềng răng thành công cho hàng ngàn khách hàng và nhận được nhiều review tích cực về chất lượng dịch vụ, chất lượng điều trị.

- Nha khoa có hệ thống trang thiết bị hiện đại, chuyên dụng cho niềng răng giúp chẩn đoán chính xác tình trạng răng và rút ngắn tối đa thời gian điều trị.

- Nha khoa có hợp đồng cam kết, chịu trách nhiệm về kết quả điều trị.

- Dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt

- Nha khoa có chính sách niềng răng trả góp, cam kết dịch vụ hỗ trợ khách hàng

Tại TP.HCM Up Dental được biết đến là nha khoa chuyên sâu về niềng răng, với 07 tiêu chí đáp ứng đầy đủ những quan tâm, lo lắng của bạn khi tìm nha khoa uy tín.

Kinh nghiệm niềng răng 3: Những giai đoạn đau khi niềng răng

Những giai đoạn đau khi niềng răng thường là khi: Đặt thun tách kẽ, đau khi nhổ răng, đau khi siết răng và đau khi đeo khí cụ niềng.

1. Đau khi đặt thun tách kẽ

Tách kẽ là khâu đầu tiên khi bước vào quá trình niềng răng, Bác sĩ sẽ đặt một sợi thun dạng cao su vào giữa 2 răng thường là răng 6 - 7 để tạo 1 khoảng hở nhỏ, sau đó sẽ đặt khâu và tiến hành kéo răng niềng. Giai đoạn này mức độ đau răng không nhiều nhưng cảm giác căng tức thì vô cùng khó chịu, bạn có thể giảm đau bằng cách uống thuốc giảm đau theo toa thuốc được kê từ Bác sĩ, ăn các thức ăn mềm, hạn chế lực nhai cho răng và không nên động mạnh vào vị trí đang gắn tách kẽ.

cách giảm đau khi niềng răng

2. Đau khi nhổ răng

Như kiến thức đã nếu phía trên, khi niềng bạn có thể sẽ phải nhổ răng để tạo khoảng trống di răng trên cung hàm, khi nhổ răng bạn sẽ được Bác sĩ tiêm thuốc tê nhưng sau khi hết thuốc tê, vị trí nhổ răng sẽ đau, lúc này bạn có thể uống thuốc giảm đau và không tác động mạnh vào vị trí mới nhổ từ 3 - 5 ngày, sau đó vị trí nhổ sẽ lành lại.

3. Đau khi siết răng

Niềng răng thì định kỳ bạn sẽ phải siết răng mỗi tháng 1 lần, hoặc trung bình từ 3 - 4 tuần/1 lần. Những ngày đầu siết răng sẽ đau, bạn nên ăn thức ăn mềm lỏng từ 1 - 3 ngày, không dùng lực để cắn xé thức ăn với những ngày vừa mới siết răng vì sẽ làm cho răng tổn thương hoặc xô lệch vị trí răng vừa mới kéo.

4. Đau khi đeo khí cụ

Trong quá trình niềng thì khí cụ được chỉ định niềng thường là nong hàm hoặc minivis. Các khí cụ này sẽ gây khó chịu hoặc đau trong thời gian đầu nhất là nong hàm, việc làm lúc này là bạn cần cắt nhỏ thức ăn khi niềng, hạn chế ăn các loại thực phẩm cứng gây cản trở khi nuốt để tránh mắc vào nong hàm. Trong các trường hợp nong hàm hằng lên lưỡi gây đau thì bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau theo đơn Bác sĩ kê hoặc hỏi ý kiến Bác sĩ để giảm bớt cơn đau đúng cách không ảnh hưởng đến răng niềng.

Kinh nghiệm niềng răng 4: Chăm sóc sau khi nhổ răng

Tùy vào mỗi tình trạng răng mà có những chỉ định nhổ răng khác nhau nhiều hay ít, có những bạn chỉ nhổ 1 - 2 cái răng khi niềng nhưng cũng có bạn nhổ từ 6 - 8 chiếc răng để đáp ứng cho việc nắn chỉnh răng. 

Một số kinh nghiệm sau khi nhổ răng bạn cần biết:

  • Không sử dụng nước muối hoặc nước súc miệng

  • Không vệ sinh răng, chải răng vào vùng răng mới nhổ

  • Không ăn các loại thức ăn có nhiều mảnh vụn tránh rơi vào vị trí nhổ răng gây viêm, sưng mủ

  • Sử dụng thuốc giảm đau theo toa thuốc được Bác sĩ kê đơn

  • Ăn các loại thức ăn mềm, loãng

  • Chườm đá vào má vị trí nhổ răng nếu bị sưng đau.

kinh nghiệm nhổ răng khi niềng

[cta-bao-gia]

>>Xem thêm: Niềng răng mắc cài kim loại là gì? Ưu điểm và hạn chế

Kinh nghiệm niềng răng 5: Ăn uống 

Khi niềng răng ăn uống khó khăn không? Thì có hai luồng ý kiến một bên là có thể ăn được hết tất cả mọi thứ khi niềng và một bên là ăn uống phải có nhiều lưu ý cũng như kiêng cử. Nhưng nhìn chung theo kinh nghiệm niềng răng thực tế của nhiều bạn chia sẻ thì khi ăn uống cần cắt nhỏ các thức ăn để dễ dàng nhai hơn, với những ngày siết răng hay nhổ răng thì ăn các loại thức ăn mềm, lỏng. Bổ sung các thức ăn chứa nhiều dinh dưỡng để hạn chế việc sụt cân khi niềng.

kinh nghiệm ăn uống khi niềng răng

Kinh nghiệm niềng răng 6: Vệ sinh răng miệng

Vệ sinh răng sao cho đúng cách trong quá trình niềng là điều mà không phải bạn nào cũng biết hết. Up Dental hướng dẫn bạn cách chải răng đúng chuẩn, hãy làm theo các bước bên dưới nhé.

  • Bước 1: Đầu tiên lấy một lượng kem đánh răng bằng hạt đậu lên bàn chải răng, chuẩn bị 1 ly nước ấm, hoặc 1 ly nước có nhiệt độ vừa phải không nóng cũng không lạnh.

  • Bước 2: Đặt bàn chải nằm góc 45 độ, phần đầu và lông bàn chải tiếp xúc với răng và nướu. 

  • Bước 3: Đặt bàn chải theo chiều dọc chải răng mặt trước và bên trong

  • Bước 4: Đặt trí bàn chải vuông góc mặt nhai, chải nhẹ nhàng xoay tròn theo chiều dọc của răng từ sau ra trước

  • Bước 5: Loại bỏ vi khuẩn gây hôi miệng với việc chải sạch lưỡi, bạn có thể chải lưỡi bằng bàn chải hoặc công cụ chuyên dụng chải lưỡi. 

  • Bước 6: Súc sạch khoang miệng và chà sạch lưỡi. Sau đó rửa sạch bàn chải và đặt ở nơi khô ráo.

[cta-tu-van]

Kinh nghiệm niềng răng 7: Giảm đau khi mô mềm bị trầy xước

Trong quá trình niềng bạn sẽ gặp những vấn đề như bung mắc cài, đau răng hay các mô mềm vùng môi, má, nướu bị cọ xát với mắc cài… đây là những vấn đề đơn giản và thường xuyên gặp phải của các đồng niềng, đừng lo lắng quá, cùng tìm hiểu kinh nghiệm xử lý ngay nhé.

trong quá trình niềng các mắc cài, dây cung có thể cọ vào phần môi, má, nướu gây đau và khó chịu, thậm chí còn dẫn đến tình trạng bị nhiệt miệng, trong trường hợp này bạn không cần phải quá lo lắng trước tiên hãy uống thật nhiều nước để môi miệng không bị khô, sử dụng các loại gel bôi nhiệt miệng và dùng sáp nha khoa đặt vào các vị trí tiếp xúc cấn cộm giữa mắc cài, dây cung với phận cọ xát.

Kinh nghiệm niềng răng 8: Xử lý khi bị rơi mắc cài

Khi niềng răng không thể tránh khỏi việc bung xúc mắc cài, nhiều bạn chưa có kinh nghiệm thường lo lắng hoảng sợ khi mắc cài bị rớt. Đừng lo lắng, cách xử lý đơn giản bạn chỉ cần giữ lại chiếc mắc cài bị rơi ấy, sau đó liên hệ đến nha khoa đang niềng để được đặt hẹn gắn lại là xong. Tuy  nhiên, để hạn chế việc bung mắc cài bạn cũng nên ăn chậm, ăn các loại thức ăn được cắt nhỏ nhé.

xử lý bung mắc cài khi niềng

Kinh nghiệm niềng răng 9: Lưu ý sau khi gắn thun tách kẽ

Đặt thun tách kẽ là bước khởi đầu của quá trình niềng răng nên luôn khiến người niềng lo lắng và cảm thấy khó thích nghi. Bạn nên lưu ý những điều sau để trải qua một cách dễ chịu hơn:

  • Không tự ý lấy thun tách kẽ ra

  • Ăn thức ăn mềm, nhai từ từ, nhẹ nhàng.

  • Nếu thấy ê đau nhiều có thể uống thuốc giảm đau.

  • Chải răng nhẹ nhàng. Có thể dùng máy tăm nước để lấy thức ăn nhét ở kẽ răng đang đặt thun cho sạch, nhưng lưu ý tránh làm rơi thun.

Kinh nghiệm niềng răng 9: Lưu ý sau khi gắn thun tách kẽ

Nếu bị rớt hoặc đứt thun tách kẽ trước ngày hẹn, vui lòng liên hệ Nha khoa ngay để được sắp xếp lịch đến phòng khám đặt lại thun, tránh ảnh hưởng đến bước tiếp theo.

Kinh nghiệm niềng răng 10: Lưu ý sau khi nâng khớp

Bước nâng khớp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình ăn nhai, vì vậy Bác sĩ khuyên rằng:

  • Ăn thực phẩm mềm, dễ nhai nuốt, tránh những thực phẩm cứng để không làm bể phần nâng khớp.
  • Trường hợp bị bể, mòn phần nâng khớp cần liên hệ với phòng khám để được hỗ trợ hướng dẫn. 

Kinh nghiệm niềng răng 10: Lưu ý sau khi nâng khớp

Quá trình nâng khớp có thể kéo dài 3 – 12 tháng tùy vào mức độ sai lệch khớp cắn. Tiếp theo, Bác sĩ sẽ tháo bỏ dụng cụ nâng khớp cắn khi có sự thay đổi khớp cắn tương đối giữa 2 hàm.

Kinh nghiệm niềng răng 11: Lưu ý khi mang thun liên hàm 

Kinh nghiệm niềng răng 11: Lưu ý khi mang thun liên hàm 

Nếu đến giai đoạn mang thun liên hàm, bạn cần chú ý:

  • Mang thun liên hàm đúng theo chỉ định và thời gian Bác sĩ yêu cầu. Để tránh trường hợp quên cần chụp hình lại vị trí và cách mắc thun.
  • Tháo thun khi ăn và vệ sinh răng miệng.
  • Mang dây thun dự phòng khi ra ngoài để tránh tình trạng bị rơi, mất hoặc hỏng dây thun đang dùng. 
  • Rửa tay sạch sẽ khi đeo hoặc tháo thun liên hàm. 
  • Không há miệng quá to khi đeo thun vì có thể làm dây thun mất đi tính co giãn, dễ bị đứt và rơi vào bên trong miệng.

Ngoài ra, người niềng không tự ý dùng hai hoặc nhiều thun cùng lúc vì điều này ảnh hưởng xấu đến chân răng. Bạn hãy bảo quản dây thun cẩn thận, không được đặt ở khu vực ẩm ướt, có ánh nắng mặt trời trực tiếp. 

Kinh nghiệm niềng răng 12: Lưu ý sau khi cắm minvis

Kinh nghiệm niềng răng 12: Lưu ý sau khi cắm minvis

Trong những ngày đầu tiên cắm minivis có thể làm bạn bị cộm môi má gây khó chịu, các bạn nên lưu ý:

  • Dùng sáp nha khoa hay bông gòn che phần minivis lại

  • Nên ăn những thực phẩm mềm, lỏng như cháo, súp, ngũ cốc, rau, củ nấu nhừ,...

  • Tránh nhai đồ dai, cứng tại vùng cắm minivis 

  • Vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng, tránh việc đụng đến vết thương gây đau. 

  • Súc miệng với nước muối ấm để làm sạch khoang miệng, hạn chế vi khuẩn tấn công gây sưng, viêm vị trí cắm minivis.

Nếu bị sưng, khó chịu thì bạn có thể áp dụng chườm đá bên ngoài má nơi cắm minivis hoặc uống thuốc giảm đau. Sau một khoảng thời gian thì triệu chứng sẽ giảm dần. Trường hợp nhiễm trùng vùng cắm minivis hoặc bị lỏng, rơi minivis, hãy liên hệ với nha khoa để được hỗ trợ hướng dẫn xử lý.

>>> Xem thêm các bài viết: 

UP DENTAL – Niềng răng cao cấp dành cho bạn trẻ

Thẩm định răngThẩm định răng