sm-zalo
Tư vấn miễn phí cùng
Bác sĩ chuyên môn
Nhận báo giá
và ưu đãi mới nhất
top-bannertop-banner
Bác sĩ Up Dental

Tư vấn chuyên môn bài viết

Đội ngũ bác sĩ Up Dental

100% tốt nghiệp Đại học Y Dược

Được đào tạo chuyên sâu về niềng răng

Tư vấn ngay

Mục lục nội dung

Niềng răng là một hành trình dài từ 2 - 3 năm, trong suốt quá trình niềng răng sẽ có rất nhiều vấn đề xảy ra như đau răng, ăn uống khó khăn… trong bài viết này sẽ liệt kê ra 7 dấu hiệu bạn sẽ thường gặp khi mới niềng răng, từ đó bạn có thể chuẩn bị cho mình những kinh nghiệm tốt khi niềng răng nhé.

7 dấu hiệu khi mới niềng răng

1. Răng ê buốt, đau nhẹ

Cảm giác ê buốt, đau nhẹ ở răng là một trong những dấu hiệu sẽ xảy ra đầu tiên khi niềng răng, đầu tiên là về đặt thun tách kẽ bạn sẽ cảm nhận được sự đau ê, căng tức ở giữa các răng bởi thun tách kẽ đang đặt gây ra, sau khi gắn mắc cài xong răng bạn sẽ dấu hiệu ê nhẹ, đối với những bạn có ngưỡng chịu đau thấp sẽ thấy rất đau nhưng đối với những bạn chịu đau giỏi hơn sẽ thấy ê nhẹ. Răng bạn cũng sẽ đau trong những thời điểm siết răng định kỳ theo từng tháng.

2. Cảm giác cộm, vướng víu

Khi cứ vật thể gì lạ xuất hiện trong miệng đều sẽ có cảm giác cộm và vướng víu, niềng răng cũng vậy, khi đặt thun tách kẽ hay gắn mắc cài, gắn các khí cụ niềng răng bạn sẽ cảm thấy vướng víu và khó chịu trong quá trình niềng bởi chưa quen với vật lạ trong miệng, tuy nhiên cảm giác này sẽ mất dần sau từ 3 - 5 ngày hoặc hơn 1 tuần, bạn sẽ không còn thấy khó chịu với sự xuất hiện của hàng mắc cài trong miệng nữa

3. Ăn nhai, vệ sinh răng miệng khó khăn hơn

Niềng răng mắc cài với đặc điểm sử dụng các khí cụ niềng như mắc cài, dây cung, thun buộc/nắp trượt, khi các khí cụ được gắn trên răng để nắn chỉnh răng sẽ gây vướng víu khó khăn trong vệ sinh răng và ăn uống. Trong quá trình niềng bạn nên ăn thức ăn mềm, loãng, tránh ăn những thức ăn quá cứng, dai vì rất dễ làm bung sút các mắc cài, bên cạnh đó bạn cũng có thể cắt nhỏ thức ăn để giúp răng nhai tốt hơn, răng cũng đỡ đau ê hơn khi ăn nhai.

Việc vệ sinh răng khi niềng sẽ vất vả hơn trước khi niềng bởi các thức ăn sẽ vướng vào các mắc cài, chải răng theo cách thông thường sẽ không chải sạch hết thức ăn bám vào mắc cài, bạn cần sử dụng các dụng cụ vệ sinh răng niềng răng như bàn chải kẽ, chỉ nha khoa và đặc biệt là máy tăm nước.

8 dấu hiệu khi mới niềng răng

4. Hôi miệng

Bề mặt lưỡi là nơi tích tụ rất nhiều vi khuẩn, nếu trong quá trình vệ sinh răng miệng bạn không thật sự chải răng sạch sẽ và không chải vùng lưỡi, vùng lưỡi không được cạo sạch rất dễ gây hôi miệng, chính vì vậy bạn nên chải mặt lưỡi sạch như chải răng đồng thời nên dùng chỉ nha khoa lấy hết toàn bộ thức ăn giắt ở kẽ răng để tránh gây hôi miệng

5. Đau, mỏi cơ hàm

Khi niềng răng bạn sẽ có cảm giác cơ hàm bị đau mỏi, có là việc thể hiện cho răng đang trong thời kỳ dịch chuyển, để giảm việc đau, mỏi cơ hàm bạn có thể massage phần nướu, súc miệng bằng nước ấm hoặc uống nước ấm để làm dịu những lúc đau, mỏi cơ hàm.

6. Trầy, xước vùng miệng, nướu

Khi niềng răng việc bị trầy, xước vùng miệng và nướu là không thể tránh khỏi, các mắc cài, dây cung thừa sẽ cọ vào môi má gây đau chảy máu, trong những trường hợp này bạn có thể sử dụng sáp nha khoa để đặt vào các vị trí bị cọ xát gây trầy xước miệng, đồng thời những vị trí bị tổn thương có thể bôi lớp gel nhiệt miệng để nhanh lành vết thương.

7. Răng và khuôn mặt thay đổi nhẹ

Khoản thời gian sau khi niềng từ 3 - 6 tháng, răng và khuôn mặt sẽ có sự thay đổi nhẹ, răng sẽ có dấu hiệu dịch chuyển từ từ về vị trí đúng, thể hiện rõ nhất là những tình trạng răng thưa hay răng lệch lạc, bên cạnh sự thay đổi tích cực của răng thì khuôn mặt cũng sẽ có những thay đổi như phần môi, cằm, mũi… sẽ trông thanh thoát hài hòa hơn do tỷ lệ cung hàm đang được nắn chỉnh để khớp nhau.

răng và khuôn miệng thay đổi nhẹ khi niềng

[cta-braces-tea]

5 mẹo giúp giảm đau, khó chịu khi mới niềng răng

1. Chườm đá lạnh

Chườm đá lạnh là phương pháp khá phổ biến khi giảm đau, với cơ chế làm lạnh cục bộ giúp cho mạch máu ở khu vực tổn thương đột ngột co lại. Dẫn đến tốc độ dòng máu chậm lại và giảm tuần hoàn tại chỗ, giảm tiêu thụ oxy, giảm chuyển hóa, giảm tính thấm thành mạch và khả năng xuyên mạch của bạch cầu. Từ đó giảm phản ứng viêm và đau cấp. Bằng cách cho ít đá vào một chiếc khăn sạch và đặt tại vị trí bị đau nhức, căng tức. 

2. Chườm nóng

Chườm nóng cũng giúp bạn có thể giảm đau hiệu quả. Hãy cho nước ấm vào chai thủy tinh, lót một lớp khăn sạch mỏng bên ngoài và chườm tại khu vực đau nhức.Sẽ giúp tác dụng giãn mạch, từ đó tăng cường tuần hoàn, tăng cường dinh dưỡng và chuyển hóa tại chỗ, từ đó có tác dụng giảm đau. 

3. Súc miệng bằng nước muối ấm

Với công dụng kháng khuẩn, làm tăng tuần hoàn máu giúp vết thương cũng như tình trạng căng tức đau nhức được giảm đáng kể. Sử dụng một ít muối pha loãng với nước ấm để súc miệng khi đau nhức.

mẹo giảm đau khi niềng răng

4. Massage nướu nhẹ nhàng

Việc siết răng khi niềng gây cảm giác căng tức do răng bắt đầu dịch chuyển, massage nướu sẽ xoa dịu được sự khó chịu. Có 2 cách để massage nướu:

Thứ nhất: Nếu bạn có máy tăm nước hãy sử dụng đầu tăm có tác dụng massage nướu để tiến hành massage.

Thứ hai: Không có máy tăm nước cũng không sao, bạn chỉ cần rửa sạch tay, sau đó dùng ngón tay để xoa nhẹ lên nướu theo chiều kim đồng hồ sẽ giúp giảm đau đáng kể. 

5. Ăn các thức ăn mềm

Trong những ngày đầu mới vừa siết răng, việc ăn thức ăn mềm sẽ giúp bạn hạn chế tối đa cơn đau, ê buốt do khi này răng của bạn còn khá yếu. Việc ăn thức ăn dai cứng sẽ tạo ra áp lực lớn và gây tổn thương đến răng và nướu.

Kinh nghiệm cần biết khi niềng răng

Lựa chọn nha khoa uy tín

Để niềng răng mang lại hiệu quả tốt, sở hữu răng đẹp sau khi niềng, bạn nên lựa chọn nha khoa niềng răng uy tín. Những tiêu chí để chọn được một nha khoa uy tín bao gồm: 

  • Nha khoa được sở y tế cấp phép hoạt động

  • Nha khoa chuyên niềng răng

  • Nha khoa có trang thiết bị hiện đại, đầy đủ

  • Nha khoa có đội ngũ bác sĩ nhiều kinh nghiệm, chứng chỉ hành nghề

  • Nha khoa có lượng khách hàng tháo niềng review nhiều nhất

Ăn uống và vệ sinh răng miệng đúng cách

Trong quá trình niềng răng ăn uống và vệ sinh răng miệng đúng cách cũng là cách giúp niềng răng mang lại hiệu quả nhanh hơn, nếu răng được vệ sinh kỹ khỏe mạnh sẽ dịch chuyển đều đặn nhanh chóng về đúng vị trí như trên phác đồ điều trị. Việc ăn uống đúng cách cũng sẽ giúp cho răng ổn định và di chuyển tốt hơn, đối với những thực phẩm dai cứng bạn nên hạn chế ăn hoặc nên cắt nhỏ ra trước khi ăn.

Nếu trong quá trình niềng, răng không được chăm sóc tốt sẽ dễ gây ra các bệnh lý về răng miệng như vôi răng, sâu răng, viêm nướu ảnh hưởng đến quá trình di răng, đồng thời ăn quá nhiều đồ cứng hoặc nhai cắn nhiều thức ăn cứng cũng sẽ làm cho răng yếu đi và ảnh hưởng đến sự di chuyển của răng khi niềng.

kinh nghiệm cần biết khi niềng răng

>>Xem thêm: Giá niềng răng mới nhất tại nha khoa Up Dental

UP DENTAL – Niềng răng cao cấp dành cho bạn trẻ

Thẩm định răngThẩm định răng