sm-zalo
Tư vấn miễn phí cùng
Bác sĩ chuyên môn
Nhận báo giá
và ưu đãi mới nhất
top-bannertop-banner
Bác sĩ Up Dental

Tư vấn chuyên môn bài viết

Đội ngũ bác sĩ Up Dental

100% tốt nghiệp Đại học Y Dược

Được đào tạo chuyên sâu về niềng răng

Tư vấn ngay

Thực đơn cho người niềng răng là chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm vì quá trình ăn uống, chăm sóc răng miệng cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kết quả sau niềng. Bạn đang lo lắng không biết niềng răng nên và không nên ăn gì? Hãy tham khảo thông tin sau để lên thực đơn phù hợp cho mình nhé.

10 thực đơn cho người niềng răng đơn giản

Thực đơn cho người niềng răng 1: Súp cua + Sữa chua Bơ

Súp cua, sữa chua bơ sẽ đủ mềm và dinh dưỡng để người niềng ăn mà không phải dùng quá nhiều lực nhai.

Thực đơn cho người niềng răng 1: Súp cua + Sữa chua Bơ

Thực đơn cho người niềng răng 2: Cháo trứng + Smoothie Dâu

Những ngày chưa thích nghi được với mắc cài thì món cháo chính là lựa chọn tuyệt vời, bạn có thể thêm trứng gà và đậu hủ để có thêm dinh dưỡng. Tráng miệng cùng smoothie dâu để nạp vitamin, đá xay mềm mịn sẽ không ảnh hưởng đến răng. 

Thực đơn cho người niềng răng 2: Cháo trứng + Smoothie Dâu

Thực đơn cho người niềng răng 3: Cơm mềm + Trứng hấp + Đu đủ

Trong quá trình niềng răng, bạn nên ưu tiên các món mềm để hạn chế bung mắc cài. Đồng thời Bác sĩ khuyên rằng, bạn hãy bổ sung nhiều vitamin từ trái cây. 

Thực đơn cho người niềng răng 3: Cơm mềm + Trứng hấp + Đu đủ

Thực đơn cho người niềng răng 4: Cơm mềm + Canh bí đỏ + Panna cotta

Cơm mềm đều chứa tinh bột với độ mềm vừa đủ cho việc ăn nhai, tránh tác động lên mắc cài, giúp mắc cài giữ được sự chắc chắn và ổn định. 

Thực đơn cho người niềng răng 4: Cơm mềm + Canh bí đỏ + Panna cotta

Thực đơn cho người niềng răng 5: Cơm nắm + Canh rong biển

Biến tấu một chút cùng với cơm nắm sẽ giúp thực đơn cho người niềng răng đỡ nhàm chán nhưng vẫn đầy đủ năng lượng. Bạn có thể chuẩn bị thêm một chén canh rong biển để bữa ăn thêm phong phú. 

Thực đơn cho người niềng răng 5: Cơm nắm + Canh rong biển

Thực đơn cho người niềng răng 6: Miến trộn + Bánh flan

Đối với miến trộn, hãy ưu tiên chọn miến sợi nhỏ, xào mềm và kết hợp cùng thịt bò, rau củ cắt nhỏ là đủ dinh dưỡng cho món chính. Món ăn có độ mềm, vị thanh, giúp người niềng răng cảm thấy dễ dàng nhai mà không phải lo lắng về đau đớn, bạn có thể thử bánh flan để tráng miệng sau bữa ăn. 

Thực đơn cho người niềng răng 6: Miến trộn + Bánh flan

Xem thêm:

Thực đơn cho người niềng răng 7: Hoành thánh tôm thịt + Cam ép

Món tráng miệng mềm như bánh flan đều là nhóm thực phẩm giúp bổ sung canxi, vitamin D và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể, giúp hạn chế tổn thương cho răng.

Thực đơn cho người niềng răng 7: Hoành thánh tôm thịt + Cam ép

Thực đơn cho người niềng răng 8: Phở + Smoothie dứa

Các loại hoa quả chứa nhiều vitamin, nên đảm bảo cơ thể luôn cung cấp đủ chất. Bạn nên ép thành nước uống thay vì ăn trực tiếp. Với món phở, những sợi bánh mềm không kén người ăn, bạn cũng có thể cắt nhỏ thịt bỏ để nhai nhuyễn dễ dàng hơn.

Thực đơn cho người niềng răng 8: Phở + Smoothie dứa

Thực đơn cho người niềng răng 9: Nui xào bò + Nước ép dưa hấu

Món nui xào bò sẽ cung cấp đầy đủ chất xơ, chất dinh dưỡng cũng như đảm bảo tốt cho răng miệng. Bạn có thể bổ sung vitamin bằng nước ép dưa hấu thanh mát.

Thực đơn cho người niềng răng 9: Nui xào + Nước ép dưa hấu

Thực đơn cho người niềng răng 10: Sandwich + Salad hoa quả

Với món sandwich vỏ mềm, người niềng không cần phải cắt nhỏ khi ăn. Để tránh nhàm chán, bạn cũng có thể thử món salad hoa quả để có thêm nhiều vitamin cần thiết.

Thực đơn cho người niềng răng 10: Sandwich + Salad hoa quả

[cta-braces-tea]

Tại sao cần chú ý về thực đơn cho người niềng răng?

Một trong những yếu tố tác động đến thời gian niềng răng chính là chế độ, thói quen ăn uống. Khi niềng, bạn cần điều chỉnh lại để phù hợp hơn vì những lý do sau:

1. Chưa quen với khí cụ niềng răng

Khi niềng răng, bạn có thể bạn phải đeo các khí cụ niềng răng như thun tách kẽ, mắc cài, nong hàm… Với những bạn chưa quen với sự hiện diện của những khí cụ này sẽ cảm thấy cộm và khó ăn nhai. Việc lên thực đơn phù hợp sẽ giúp bạn ăn uống thoải mái và dễ dàng hơn.

Bên cạnh đó, ăn uống đúng cách trong thời gian này, sẽ hạn chế được việc tiếp xúc giữa khí cụ và vùng trong khoang miệng. Điều này giúp bạn không bị trầy xước hay chảy máu môi, nướu. 

2. Ăn đồ cứng sẽ làm gãy hoặc bung mắc cài

Khi niềng răng, răng bạn đang trong quá trình di chuyển từ từ về đều và đúng vị trí trên khuôn hàm. Nếu bạn ăn những thức ăn quá cứng, sẽ làm gãy hoặc bung mắc cài, gây ảnh hưởng đến thời gian và kết quả niềng răng của bạn. 

Tại sao cần chú ý ăn uống khi niềng răng

3. Giảm thiểu tình trạng đau, ê khi niềng răng

Cẩn thận trong việc ăn uống khi niềng còn giúp bạn giảm đau, ê và vệ sinh răng miệng dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, nó còn có thể giúp bạn ngăn ngừa được các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, hôi miệng, viêm nướu, viêm nha chu…

Bởi lẽ, nếu các bệnh lý trên không được điều trị ổn định, quá trình niềng răng có thể sẽ khiến tình trạng diễn biến phức tạp hơn gây khó khăn trong lúc ăn uống, chán ăn. Trường hợp các bệnh lý quá nguy hiểm đến sức khỏe răng, Bác sĩ có thể chỉ định tạm gián đoạn quá trình niềng răng để ưu tiên tiến hành các điều trị tổng quát trước, từ đó ngày tháo niềng sẽ ngày càng xa.

4. Tạo cảm giác ăn uống ngon miệng

Với những bạn mới niềng răng, việc ăn uống sẽ khó khăn hơn vì có thêm những khí cụ trên răng. Vì thế, lên thực đơn với những món ăn phù hợp sẽ giúp việc ăn uống trở nên thuận lợi, tạo cảm giác ngon miệng hơn, tránh hóp má, tụt cân. Đặc biệt hạn chế được tình trạng bung, rớt mắc cài.

5.  Hạn chế tình trạng tổn thương răng, nướu

Khi niềng răng, bạn ăn những thức ăn quá cứng hoặc quá dai sẽ khiến bung, gãy mắc cài. Điều này sẽ ảnh hưởng đến răng và nướu của bạn. Vì thế, lên thực đơn phù hợp khi niềng răng, sẽ giúp bạn hạn chế được tình trạng tổn thương răng, nướu. Hỗ trợ tăng cường sức khỏe, đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Xem thêm:

UP DENTAL – Niềng răng cao cấp dành cho bạn trẻ

Thẩm định răngThẩm định răng