sm-zalo
Tư vấn miễn phí cùng
Bác sĩ chuyên môn
Nhận báo giá
và ưu đãi mới nhất
top-bannertop-banner
Bác sĩ Up Dental

Tư vấn chuyên môn bài viết

Đội ngũ bác sĩ Up Dental

100% tốt nghiệp Đại học Y Dược

Được đào tạo chuyên sâu về niềng răng

Tư vấn ngay

Theo bạn có nên niềng răng khểnh không? Răng khểnh được xem là nét duyên, giúp nụ cười xinh, rạng rỡ. Tuy nhiên, nhiều trường hợp răng khểnh mọc quá cao hoặc chếch ra ngoài gây mất thẩm mỹ khuôn mặt. Vậy phương pháp nào hiệu quả? Đọc ngay bài viết dưới đây để biết câu trả lời nhé.

Thế nào là răng khểnh?

Răng khểnh hay còn gọi là răng nanh, nằm vị trí thứ 3 trên cung hàm, có chức năng xé thức ăn. Răng khểnh thường mọc ở độ tuổi từ 12 - 13, đây là thời điểm thay răng sữa bằng răng vĩnh viễn. Chúng có hình dạng nhỏ, mọc chếch ra ngoài do răng tự có sự sắp xếp lệch lạc ở một hay cả hai bên.

Với những răng khểnh có kích thước vừa phải, mọc cân đối, không chếch ra ngoài quá nhiều, khi cười sẽ tạo nét duyên. Tuy nhiên, nhiều trường hợp răng khểnh quá nhọn, mọc chen chúc với các răng khác làm mất cân đối 2 hàm, sai lệch khớp cắn và khó vệ sinh răng miệng.

Theo các chuyên gia chuyên sâu về niềng răng, thực chất răng khểnh là một dạng của răng mọc lệch lạc, chen chúc trên cung hàm gây khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng. Nếu các mảng bám thức ăn không được làm sạch, nguy cơ cao mắc các bệnh lý về răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu, sâu răng… 

[cta-braces-tea]

Có nên niềng răng khểnh không? 

Có nên niềng răng khểnh không? Từ những phân tích trên chúng ta có thể thấy răng khểnh tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại đến sức khỏe răng miệng. Vì thế, để khắc phục, niềng răng là một trong những phương pháp bạn có thể lựa chọn. 

Răng khểnh có nên niềng không?

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha hiện đại, sử dụng hệ thống khí cụ như mắc cài, dây cung, thun hoặc khay niềng trong suốt nắn chỉnh răng về đúng vị trí. Niềng răng giúp cải thiện các vấn đề răng miệng như hô, móm, thưa, lệch lạc (răng khểnh)... mang lại hàm răng đều, đẹp, nụ cười xinh.

Vì thế, nếu bạn đang gặp tình trạng răng khểnh mọc lệch, nên đi niềng răng sớm để đạt được kết quả cao nhất nhé.

Các phương pháp niềng răng khểnh hiệu quả

Hiện nay có 3 phương pháp niềng răng khểnh, tùy vào nhu cầu và tài chính mà bạn có thể lựa chọn cho mình một phương pháp phù hợp.

Niềng răng mắc cài kim loại

Niềng răng mắc cài kim loại hay còn gọi là niềng răng sắt. Phương pháp này có hệ thống mắc cài được làm từ thép không gỉ nên có độ bền, chắc cao. Kết hợp với dây cung hoặc thun tạo lực siết giúp răng dịch chuyển từ từ về đúng vị trí. 

Phương pháp này có 3 loại

  • Niềng răng mắc cài kim loại truyền thống: Chi phí dao động từ 31 - 43 triệu.

  • Niềng răng mắc cài kim loại tự động: Chi phí dao động từ 44 - 56 triệu.

  • Niềng răng mắc cài kim loại mặt trong: Chi phí dao động từ 85 - 115 triệu.

Phương pháp niềng răng

Niềng răng mắc cài sứ

Niềng răng mắc cài sứ có cơ chế hoạt động tương tự như niềng răng mắc cài kim loại. Chỉ có điểm khác biệt duy nhất là các mắc cài được làm từ chất liệu sứ cao cấp, có màu trùng với màu răng nên đảm bảo tính thẩm mỹ cho người niềng. Bên cạnh đó, những bạn dị ứng với kim loại, niềng răng mắc cài sứ là lựa chọn phù hợp.

Phương pháp niềng răng mắc cài sứ có 2 loại:

  • Niềng răng mắc cài sứ cao cấp: Chi phí dao động từ 42 - 50 triệu

  • Niềng răng mắc cài sứ tự đóng: Chi phí dao động từ 50 - 58 triệu.

Niềng răng khay trong suốt invisalign

Một trong những phương pháp bạn có thể lựa chọn để niềng răng khểnh là khay trong suốt invisalign. Đây là phương pháp chỉnh nha hiện đại, được xuất xứ từ Mỹ. Khác với 2 phương pháp trên, niềng răng invisalign không sử dụng mắc cài, dây cung, thun mà sử dụng bộ khay niềng trong suốt để tạo lực nắn chỉnh răng về vị trí mong muốn.

Bộ khay được làm từ nhựa nha khoa, có màu trong suốt nên khi đeo lên răng người  khác khó nhận ra bạn đang niềng. Bên cạnh đó, khay mịn nên trong suốt quá trình đeo bạn sẽ không cảm thấy đau, vướng víu, khó chịu.

Với nhiều ưu điểm vượt trội niềng răng Invisalign có chi phí cao nhất, dao động từ 100 - 150 triệu. 

Những lưu ý khi niềng răng khểnh

Trước khi niềng răng khểnh

Để đảm bảo quá trình niềng răng diễn ra an toàn và hiệu quả, trước khi niềng răng bạn nên lưu ý những vấn đề sau:

  • Chọn nha khoa uy tín: Ở nha khoa uy tín sẽ đảm bảo bác sĩ có chuyên môn, tay nghề cao, cơ sở vật chất hiện đại. Những yếu tố này sẽ đảm bảo quá trình niềng răng của bạn diễn ra an toàn, mang lại hiệu quả chỉnh nha cao.

  • Chọn phương pháp niềng răng phù hợp: Tùy vào nhu cầu và tài chính mà bạn có thể chọn cho mình một phương pháp phù hợp. Theo các chuyên gia chuyên sâu về niềng răng thì niềng răng mắc cài kim loại là phương pháp phù hợp để niềng răng khểnh bởi chi phí thấp, hiệu quả cao và rút ngắn thời gian niềng răng.

Sau khi niềng răng

Sau khi niềng răng ăn uống và vệ sinh răng miệng sẽ khó khăn hơn, vì thế bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Về ăn uống: Bạn nên ăn những thức ăn mềm, loãng như cháo, súp, cá, rau nấu nhuyễn để hạn chế lực tác động lên răng tránh gây đau, bung, sút mắc cài.

  • Về chăm sóc răng miệng: Sau khi gắn mắc cài, thức ăn dễ dàng bám dính trên răng và mắc cài, vì thế bạn nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ, để hạn chế mắc các bệnh lý về răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu, sâu răng…

Địa chỉ niềng răng khểnh uy tín tại TP.HCM

Địa chỉ niềng răng khểnh uy tín

Up Dental - nha khoa chuyên sâu về niềng răng tại TP.HCM là một trong những địa chỉ niềng răng uy tín bạn có thể tin tưởng lựa chọn.

Ở Up Dental, đội ngũ Bác sĩ 100% tốt nghiệp đại học Y dược TP.HCM, được đào tạo bài bản, chuyên sâu về niềng răng. Với kinh nghiệm, chuyên môn cao, các Bác sĩ Up Dental đã giúp khoảng 10.000 khách hàng thoát khỏi hàm răng xấu xí, tự tin hơn với hàm răng, nụ cười.

Đến với Up Dental bạn sẽ áp dụng chính sách niềng răng trả góp. Với chính sách này, trước khi niềng răng, bạn chỉ cần thanh toán trước cho nha khoa 30% chi phí, số còn lại chia nhỏ mỗi tháng chỉ từ 1 triệu đóng cho đến khi kết thúc quá trình niềng răng.

Tham khảo bảng giá niềng răng mới nhất:

[cta-phuong-phap]

>>Xem thêm: 

UP DENTAL – Niềng răng cao cấp dành cho bạn trẻ

Thẩm định răngThẩm định răng