sm-zalo
Tư vấn miễn phí cùng
Bác sĩ chuyên môn
Nhận báo giá
và ưu đãi mới nhất
top-bannertop-banner
Bác sĩ Up Dental

Tư vấn chuyên môn bài viết

Đội ngũ bác sĩ Up Dental

100% tốt nghiệp Đại học Y Dược

Được đào tạo chuyên sâu về niềng răng

Tư vấn ngay

Mục lục nội dung

Trong quá trình niềng răng việc xảy ra những tai nạn ngoài ý muốn như sút mắc cài, sút dây cung hay nuốt phải mắc cài xảy ra rất nhiều và thường không quá nghiêm trọng hay ảnh hưởng nhiều đến quá trình niềng hay người niềng. Vậy dây cung niềng răng có sao không, cùng tìm hiểu bài viết bên dưới.

Dây cung và vai trò của dây cung trong niềng răng

Dây cung được biết đến là một trong những khí cụ quan trọng khi niềng răng, đặc biệt là với các phương pháp niềng răng bằng mắc cài luôn luôn phải có dây cung. Dây cung được cấu tạo khá mạnh như một sợi dây nhưng được làm bằng hợp chất không gỉ trong nha khoa để đảm bảo an toàn cho người niềng.

Dây cung đóng nhiệm vụ vô cùng quan trọng khi niềng, chúng được đặt cố định trong các rãnh mắc cài, tạo lực siết cho mắc cài, mỗi tháng khi siết răng các bác sĩ sẽ điều chỉnh kéo dây cung với một lực phù hợp để đóng các khoảng trống răng bị mất hay bị nhổ trên cung hàm, dịch chuyển răng trên cung hàm về đúng vị trí mong muốn. Tùy vào từng giai đoạn mà bác sĩ sẽ dùng các loại dây cung khác nhau để phù hợp với lực siết cho răng.

vai trò của dây cung trong niềng răng

[cta-braces-tea]

Nuốt dây cung niềng răng có sao không

Nuốt mắc cài trong niềng răng là vấn đề khá phổ biến, thường thì nuốt mắc cài không quá nguy hiểm bởi các cạnh mắc cài đều trơn nhẵn nên có thể sẽ theo đường thức ăn ra ngoài, nhưng đối với việc nuốt dây cung niềng răng thì có thể sẽ gặp những vấn đề nghiêm trọng hơn bởi dây cung là dạng sắt nhọn, có thể va chạm vào thành dạ dày gây ra những tác hại không mong muốn như:

  • Viêm nhiễm: khi nuốt phải mắc cài cũng giống như giống phải một chiếc xương cá, có thể làm cho vòng họng của bạn trầy xước, từ đó các vi khuẩn trong vòng họng hay vi khuẩn trong thức ăn sẽ tấn công và những chỗ trầy xước gây viêm nhiễm và gây ra những bệnh lý liên quan.

  • Đau dạ dày: vì dây cung là một chất liệu cứng nên nếu lỡ nuốt vào dạ dày rất có thể gây ra những va chạm làm tốt thương và đau dạ dày, hoạt động dạ dày không tốt tiêu hóa kém các thực phẩm khó tiêu, lâu ngày ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể.

  • Thủng ruột: cơ chế hoạt động của dạ dày là co bóp để tiêu hóa thức ăn và đưa đến ruột nếu không may đoạn dây cung nuốt phải tác động vào ruột gây thủng ruột thì sẽ rất nguy hiểm 

nuốt dây cung niềng răng có sao không

Cách xử lý khi bị nuốt dây cung

Khi phát hiện mình bị nuốt dây cung vào bụng bạn cần bình tĩnh kiểm tra lại đoạn dây cung đang nuốt phải ngắn hay dài, thời điểm nuốt phải dây cung đến hiện tại có bị đau hay có chịu ở vị trí nào không như vòng họng, bụng… nếu mọi thứ vẫn ổn định không có vấn đề gì bạn có thể an tâm, nếu có dấu hiệu đau nên đến ngay cơ sở y tế, bệnh viện để tiến hành lấy vật lạ. 

Sau đó liên hệ đến phòng khám để kiểm tra vị trí bung dây cung có bị rớt mắc cài không, tiến hành gắn lại để không ảnh hưởng đến quá trình điều trị niềng răng.

Tích cực uống nhiều nước và ăn nhiều rau củ đẩy nhanh quá trình đào thải đoạn dây cung đang bị nuốt phải.

Để hạn chế việc dây cung bị gãy và nuốt phải, khi phải phát hiện dây cung có nhiều đoạn thừa, bạn nên đến ngay nha khoa để cắt đi, tránh tình trạng gãy dây cung và nuốt phải.

cách xử lý khi nuốt dây cung niềng răng

Các vấn đề thường gặp với dây cung khi niềng răng

Trong quá trình niềng có rất nhiều vấn đề liên quan đến dây cung thường xảy ra như:

  • Dây cung niềng răng đâm vào má: các đoạn dây cung dài ra rất dễ đâm vào má, nướu các mô mềm trong khoang miệng làm đau rát và có thể bị viêm loét, nhiệt miệng những lúc này bạn nên sử dụng sáp nha khoa để ấn vào các vị trí dây cung bị dư hay đâm vào má, tránh gây viêm đau nặng hơn ảnh hưởng đến việc ăn uống sinh hoạt hằng ngày.

  • Tụt dây cung khi niềng răng: nếu bị rớt quá nhiều mắc cài hoặc cái dây thun buộc bị đứt thì rất dễ bị tụt dây cung bởi dây cung được đặt cố định giữa các mắc cài, khi bị tụt dây cung bạn chỉ cần đến phòng khám nhanh nhất để gắn lại là được.

  • Đứt dây cung khi niềng: Đối với những loại dây cung mảnh nhỏ, khi siết răng hay răng dịch chuyển bị dư ra nếu không chú ý kiểm tra, dây cung sẽ đứt gãy và có thể gãy vào cả phần dây cung có gắn mắc cài kéo theo mắc cài bị rơi làm gián đoạn niềng răng. Lúc này bạn nên đến nha khoa để gắn lại niềng và kéo lại dây cung

  • Nuốt phải dây cung khi niềng: khi niềng răng các đoạn dây dung mảnh nhỏ bị gãy trong lúc ăn uống rất dễ nuốt phải, trong lúc này chúng ta thật bình tĩnh kiểm tra tình trạng xảy ra trong cơ thể nếu cảm thấy đau và khó chịu cần đi bác sĩ thăm khám ngay

các vấn đề thường gặp với dây cung khi niềng răng

>>Xem thêm: Giá niềng răng mới nhất tại nha khoa Up Dental

UP DENTAL – Niềng răng cao cấp dành cho bạn trẻ

Thẩm định răngThẩm định răng