sm-zalo
Tư vấn miễn phí cùng
Bác sĩ chuyên môn
Nhận báo giá
và ưu đãi mới nhất
top-bannertop-banner
Bác sĩ Up Dental

Tư vấn chuyên môn bài viết

Đội ngũ bác sĩ Up Dental

100% tốt nghiệp Đại học Y Dược

Được đào tạo chuyên sâu về niềng răng

Tư vấn ngay

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha hiện đại được rất nhiều người lựa chọn. Trong quá trình niềng bạn sẽ gắn bó với các khí cụ như mắc cài, dây cung, dây thun,... Trong đó dây cung được lắp vào các rãnh mắc cài với nhiệm vụ chính là tác động lực kéo giúp điều chỉnh răng trở về vị trí mong muốn trên cung hàm. Tuy nhiên đôi lúc người niềng răng sẽ gặp phải một số trường hợp khó đỡ chẳng hạn như bị dây cung đâm vào má. Vậy liệu dây cung đâm vào má có nguy hiểm, nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này và cách xử lý dây cung đâm vào má đơn giản tại nhà là gì? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân khiến dây cung niềng răng đâm vào má

nguyen-rang-khien-day-cung-nieng-rang-dam-vao-ma

Trong quá trình đeo mắc cài, người niềng răng có thể bị dây cung đâm vào má, miệng với rất nhiều nguyên nhân khác nhau như:

  • Răng dịch chuyển dẫn đến thừa dây cung: trải qua thời gian đeo mắc cài, nhờ lực kéo của dây cung mà răng bắt đầu dịch chuyển. Cũng trong quá trình này, một phần của 2 đầu dây cung ở vị trí trong cùng có thể bị dư ra, nếu không cắt gọn kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng dây cung đâm vào má gây tổn thương các niêm mạc bên trong khoang miệng.

  • Do tay nghề Bác sĩ: trong quá trình thăm khám hay siết răng có thể bác sĩ kiểm tra qua loa và không chốt chặt, cắt sát hay bẻ gọn dây cung cho bệnh nhân, vô tình dẫn đến tình trạng dư hoặc bung dây cung. Thông thường để tránh tình trạng trên, bệnh nhân sẽ phải tuân thủ đầy đủ các lịch hẹn tái khám để bác sĩ nắm bắt tốt tình hình và tiến hành xử lý các vấn đề phát sinh.

  • Đứt dây cung, bung dây cung: một vài trường hợp rất hy hữu xảy ra ở trẻ nhỏ do sự nghịch ngợm chạy nhảy, dùng vật cứng tác động vào dây cung làm dây cung bị đứt hoặc bung ra khỏi hệ thống mắc cài và vô tình va chạm vào khoang miệng gây tổn thương, chảy máu.

[cta-braces-tea]

>> Xem thêm: Niềng răng có đau không? Niềng răng bao lâu mới hết đau?

Dây cung đâm vào má có nguy hiểm không

Tình trạng dây cung niềng răng đâm vào má thực tế xảy ra khá phổ biến với những người niềng răng, ở mức độ nhẹ sẽ tạo cho bạn cảm giác khó chịu và có phần đau rát khi nói chuyện hoặc ăn uống. Tuy nhiên, với trường hợp nặng hơn có thể gây chảy máu, nhiễm trùng niêm mạc và tệ hơn là lở loét. 

day-cung-dam-vao-ma-co-nguy-hiem-khon

Đối với nhiều trẻ nhỏ, thường chưa có kiến thức xử lý tình huống, do đó các bậc phụ huynh nên chú ý theo dõi tình trạng răng miệng của con mình nếu bé đang trong quá trình niềng răng để có thể kịp thời can thiệp, xử lý.

Thực chất dây cung đâm vào má không quá nguy hiểm, tuy nhiên chúng ta cần hạn chế tối đa những tình huống bất lợi cho răng miệng để đảm bảo quá trình niềng răng được diễn ra thuận lợi.

3 cách xử lý dây cung niềng răng đâm vào má tại nhà

xu-ly-day-cung-dam-vao-ma

Nếu chẳng may bị dây cung đâm niềng răng vào má, nhưng bạn lại không tiện đến gặp bác sĩ để giải quyết, bạn có thể áp dụng những cách sau đây để xử lý tại nhà:

1. Dùng sáp nha khoa

Sáp nha khoa niềng răng là lựa chọn của rất nhiều người để khắc phục tình trang dây cung niềng răng đâm vào má. Nhằm ngăn cách niêm mạc miệng với đầu dây cung, sáp nha khoa được xem như là miếng lót đệm làm giảm lực ma sát của dây cung và hạn chế tổn thương cho miệng.

Sáp nha khoa hiện nay rất phổ biến, bạn có thể dễ dàng mua chúng tại các hiệu thuốc tây. Để sử dụng sáp nha khoa, bạn làm theo những bước sau đây:

  • Bước 1: Vệ sinh răng miệng sạch sẽ để loại bỏ thức ăn, mảng bám + rửa sạch tay.

  • Bước 2: Làm khô vùng má, môi, mắc cài và dây cung.

  • Bước 3: Lấy 1 lượng nhỏ sáp nha khoa khoảng bằng hạt đậu, sau đó dùng tay vo sáp thành viên bi mịn. 

  • Bước 5: Đặt viên bi sáp lên đầu ngón tay, sau đó đưa viên bi sáp vào vị trí ở đầu dây cung và ấn nhẹ để cố định sáp.

  • Bước 6: Trước khi ăn bạn có thể gỡ bỏ viên sáp cũ và tiến hành lặp lại các bước ở trên để thay sáp mới.

2. Thoa gel nha đam

Ngoài dùng để làm đẹp, nha đam còn có công dụng chữa lành, diệt khuẩn. Với nguồn vitamin dồi dào, nha đam giúp làm dịu kích ứng ở niêm mạc, làm lành nhanh các vết loét nhỏ và giảm đau rát. Nếu đã bị dây cung đâm vào má, bạn có thể dùng sáp nha khoa kết hợp với thoa gel nha đam để điều trị tối ưu hơn.

3. Sử dụng nước muối ấm

Muối là nguyên liệu rất dễ tìm, nếu bị dây cung đâm vào má bạn có thể xử lý đơn giản tại nhà bằng cách này để khử khuẩn. Khuấy đều nửa thìa muối với nước ấm, sau đó súc miệng trong khoảng 30 giây rồi nhổ ra, tiếp tục như thế đến khi hết nước muối, hoặc có thể dừng lại sau khi cảm thấy miệng đã dễ chịu hơn. 

3.4. Dụng cụ sửa dây cung

Trong trường hợp dây cung đâm vào má do bung hoặc trượt ra khỏi mắc cài, bạn có thể sử dụng các dụng cụ sửa dây cung được tìm thấy tại nhà như bút chì, nhíp.

  • Bút chì: Dùng bút chì có đầu tẩy để đẩy nhẹ dây cung dư thừa ra và uốn cong lại, tránh cho dây cung tiếp tục đâm vào má.

  • Nhíp: Dùng nhíp để đẩy phần bị cung bị bung về đúng vị trí ban đầu hoặc để bẻ cong phần dây cung bị thừa ở phía trong.

Tuy nhiên, trước khi dùng những dụng cụ trên bạn cần vệ sinh sạch sẽ chúng trước khi đưa vào miệng nhé. 

Ngoài những cách xử lý dây cung đâm vào má đơn giản tại nhà như trên, bạn không nên tự ý cắt dây cung dư thừa vì có thể sẽ làm tình trạng hiện tại trở nên nghiêm trọng hơn do không đủ trình độ và kiến thức chuyên môn. Nếu cảm thấy tình trạng ngày càng trở nên nghiêm trọng hãy đến gặp ngay bác sĩ để được hỗ trợ.

Cách hạn chế dây cung niềng răng đâm vào má

han-che-day-cung-dam-vao-ma

Để hạn chế dây cung đâm vào má, điều đầu tiên bạn cần lưu ý trước khi niềng răng là cần tìm một nha khoa niềng răng uy tín và có đội ngũ bác sĩ chất lượng. Đây là bước quan trọng giúp bạn hạn chế được rất nhiều rủi ro trong quá trình niềng răng của mình sau này, trong đó có cả tình trạng bị dây cung đâm vào má. Ngoài ra, bạn cần phải tuân thủ lịch tái khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để có thể bám sát phác đồ điều trị và dễ dàng phát hiện, xử lý sự cố phát sinh.

Chế độ ăn uống cũng là yếu tố rất quan trọng, nếu đang niềng răng bạn cần hạn chế ăn những thực phẩm cứng, dai ảnh hưởng đến dây cung và mắc cài. Thay vào đó nên cắt nhỏ thức ăn hoặc ăn thực phẩm mềm, dễ nhai.

Up Dental - nha khoa niềng răng uy tín tại TP.HCM

Up Dental - Địa chỉ niềng răng chuyên sâu tại TP. HCM, là nơi giúp bạn có một quá trình niềng răng an toàn, hiệu quả:

  • Sở Y tế cấp phép hoạt động số 05047/HCM - GPHĐ.

  • Chỉ nghiên cứu và điều trị chuyên sâu niềng răng, cung cấp đầy đủ các phương pháp như: niềng răng mắc cài kim loại, niềng răng mắc cài sứ, niềng răng Invisalign.

  • Đội ngũ bác sĩ tốt nghiệp Đại học Y Dược 100%, có chứng chỉ hành nghề và được đào tạo chuyên sâu về niềng răng.

  • Trang bị thiết bị máy X-quang Sirona Đức, giúp chuẩn đoán kết quả chính xác, rút ngắn tối đa thời gian niềng.

  • Nha khoa tiên phong tại Việt Nam thực hiện chính sách niềng răng trả góp 1 triệu/ 1 tháng.

  • Có số lượng khách hàng hài lòng về kết quả sau niềng cao Top đầu Việt Nam.

  • Chịu trách nhiệm 100% hiệu quả niềng răng như đã tư vấn.

>>> Xem thêm các bài viết:

UP DENTAL – Niềng răng cao cấp dành cho bạn trẻ

Thẩm định răngThẩm định răng