sm-zalo
Tư vấn miễn phí cùng
Bác sĩ chuyên môn
Nhận báo giá
và ưu đãi mới nhất
top-bannertop-banner
Bác sĩ Up Dental

Tư vấn chuyên môn bài viết

Đội ngũ bác sĩ Up Dental

100% tốt nghiệp Đại học Y Dược

Được đào tạo chuyên sâu về niềng răng

Tư vấn ngay

Trường hợp niềng răng bị chảy máu không còn xa lạ với những người đã và đang trải qua thời gian niềng nữa. Tuy nhiên, đây không hẳn là một tín hiệu bình thường đến mức ta có thể ngó lơ tình trạng này. Vì vậy cùng xem nguyên nhân răng bị chảy máu và khi gặp tình trạng này cần xử lý như thế nào bạn nhé!

Dấu hiệu khi niềng răng bị chảy máu

Niềng răng là biện pháp chỉnh nha được đánh giá là an toàn nhất không xâm phạm vào răng thật. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian niềng răng, răng liên tục dịch chuyển nên thời điểm này răng và nướu tương đối yếu. Do đó, việc chảy máu không phải là việc xa lạ với những bạn niềng răng nữa.

Thường việc chảy máu khi niềng răng thường bị ở vùng môi má, chân răng. Vùng môi, má chảy máu sẽ sưng tấy đỏ lên, rồi trở thành nhiệt miệng. Còn riêng đối với chân, nướu răng bạn có thể quan sát thấy khi đánh răng, các chân răng chảy máu và sưng tấy có màu đỏ sẫm.

[cta-braces-tea]

>> Xem thêm: Niềng răng có đau không? Niềng răng bao lâu mới hết đau?

Niềng răng bị chảy máu nguyên nhân do đâu?

Việc chảy máu chân răng thường không phải là điều mà bất cứ ai mong muốn. Niềng răng bị chảy máu có thể do nhiều nguyên nhân dẫn đến như:

1. Chảy máu do khí cụ chỉnh nha làm xước

Thời gian đầu khi vừa gắn hệ thống khí cụ trong khoang miệng, khi quá trình sinh hoạt khoang miệng vẫn chưa kịp thích nghi với mắc cài, dây cung nên thường xuyên bị cọ xát gây tổn thương môi má. Điều này làm tình trạng chảy máu trong thời gian đầu niềng răng khá thường xuyên.  Đặc biệt tình trạng dư dây cung, dây thép rất khó chịu khi liên tục bị đâm vào vùng má gây tình trạng chảy máu liên tục.

2. Do bị viêm lợi

  • Vệ sinh răng không đúng cách

Răng trong quá trình niềng khá nhạy cảm, khá dễ gặp phải tình trạng viêm lợi. Việc vệ sinh không sạch ở vị trí các kẽ răng và chân răng làm sức khỏe răng bạn yếu đi và dễ bị vi khuẩn xâm nhập. Gây ra tình trạng viêm lợi, chảy máu chân răng.

  • Kỹ thuật chỉnh nha của Bác sĩ

Việc căn chỉnh lực siết răng dựa vào Bác sĩ khá nhiều, với trường hợp Bác sĩ sử dụng không đúng kỹ thuật trong quá trình niềng răng hoặc sử dụng lực siết răng quá mạnh không phù hợp với sức khỏe răng gây ra nhiều hậu quả khiến răng bị lung lay nhiều, viêm lợi gây chảy máu chân răng và tệ hơn có thể gặp tình trạng bật chân răng, mất răng.

  • Thiếu dinh dưỡng

Trong quá trình niềng răng, thời gian đầu thường khá khó chịu, đau nhức khiến không ít người bị tình trạng chán ăn. Vô hình dung việc ăn ít này vừa làm bạn sụt cân cũng vừa làm cơ thể bạn bị mất cân bằng dinh dưỡng gây thiếu hụt chất trong cơ thể. Khi cơ thể bị thiếu canxi và vitamin C sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng viêm lợi gây chảy máu chân răng.

Làm gì khi niềng răng bị chảy máu

Bất cứ ai tìm đến niềng răng cũng mong muốn có được nụ cười đẹp hơn. Tuy nhiên, trong quá trình luôn sẽ có khó khăn. Khi gặp tình trạng chảy máu răng bạn không nên quá lo lắng mà hãy xử lý như sau:

  • Sử dụng nước muối pha loãng để súc miệng.

  • Khi răng bị chảy máu, thường khá yếu nên bạn cũng cần chú ý ăn các thức ăn mềm để tình trạng không bị tệ đi.

  • Kiểm soát lực chải răng, chải răng một cách nhẹ nhàng để không làm tình trạng tổn thương nặng hơn.

  • Quan sát và chú ý thời điểm chảy máu, nếu tình trạng răng chảy máu kéo dài bạn cần nói với Bác sĩ để được tư vấn biện pháp chính xác khắc phục tình trạng này.

Cách hạn chế răng bị tổn thương, chảy máu khi niềng

Đối với mỗi nguyên nhân dẫn đến tình trạng chảy máu răng ta sẽ có cách khắc phục để cải thiện tình trạng.

1. Cách khắc phục khi bị chảy máu do các khí cụ trong quá trình niềng

Niềng răng mắc cài kim loại hoặc mắc cài sứ thường khó mà có thể tránh khỏi vấn đề này. Vì vậy, bạn có thể mua sáp nha khoa để bọc các mắc cài và điểm cuối dây cung lại trong khoảng thời gian đầu để không bị tổn thương môi má trong thời gian đầu niềng răng. 

2. Cách khắc phục tình trạng chảy máu chân răng do viêm lợi

Chú ý vệ sinh răng

Việc gắn thêm hệ thống mắc cài, dây cung lên răng làm việc vệ sinh răng bị cản trở khá nhiều. Nên chỉ đơn giản sử dụng bàn chải không thể làm sạch răng một cách hoàn toàn được. Do đó, bạn cần chú ý sử dụng thêm các dụng cụ vệ sinh hỗ trợ làm sạch răng miệng như tăm chải kẽ, chỉ nha khoa, máy tăm nước. Các sản phẩm này giúp loại bỏ hiệu quả hơn các mảnh thức ăn thừa bị mắc trên mắc cài, kẽ răng. Việc làm sạch răng sẽ giảm tình trạng viêm lợi giúp khắc phục được việc chảy máu răng.

Chế độ ăn uống

Dù trong khoảng thời gian niềng răng hay không niềng răng, việc có một chế độ dinh dưỡng hợp lý rất quan trọng để cơ thể có thể duy trì được sức khỏe tốt và đầy đủ chất. Trong khoảng thời gian đầu nếu cảm thấy quá đau nhức không ăn nổi bạn nên xay nhỏ thức ăn kèm rau củ để nấu cháo giúp cung cấp đủ chất. Thường xuyên uống các loại nước ép để bổ sung vitamin.

Lựa chọn nha khoa uy tín

Việc lựa chọn một địa chỉ niềng răng uy tín có Bác sĩ trách nhiệm và kinh nghiệm dày dặn sẽ giúp bạn hạn chế được tối đa những biến số xảy ra trong quá trình niềng răng và một kết quả niềng răng như mong muốn.

>>> Xem thêm các bài viết:

UP DENTAL – Niềng răng cao cấp dành cho bạn trẻ

Thẩm định răngThẩm định răng