sm-zalo
Tư vấn miễn phí cùng
Bác sĩ chuyên môn
Nhận báo giá
và ưu đãi mới nhất
top-bannertop-banner
Bác sĩ Up Dental

Tư vấn chuyên môn bài viết

Đội ngũ bác sĩ Up Dental

100% tốt nghiệp Đại học Y Dược

Được đào tạo chuyên sâu về niềng răng

Tư vấn ngay

Mục lục nội dung

Việc rớt mắc cài trong quá trình niềng răng không còn là một điều quá xa lạ. Tuy nhiên, việc vô tình nuốt nhầm mắc cài trong quá trình ăn sẽ gây cho bạn chút phiền phức. Đừng quá lo lắng, Up Dental sẽ giúp bạn trang bị những kiến thức để dễ dàng giải quyết khi bạn lỡ nuốt mắc cài niềng răng nhé!

4 nguyên nhân gây bung sút mắc cài

Trên thực tế, mắc cài được gắn trên răng trong quá trình niềng răng cũng không quá “mong manh” đến nỗi mà thường xuyên “lạc trôi” ra khỏi vị trí của mình. Dù là vậy, trong quá trình sinh hoạt hằng ngày, hoặc bởi vì một lý do nào đấy khiến bạn rơi vào tình huống rớt mắc cài. Cùng điểm danh những nguyên nhân làm mắc cài của bạn không thể “yên vị” trên răng nhé!

nguyên nhân gây bung mắc cài niềng răng

1. Ăn thức ăn quá dai, cứng

Khi đã quen với hệ thống mắc cài và dây cung trong khoang miệng, xu hướng trở về thói quen ăn uống cũ sẽ làm bạn vướng vào các tình trạng ăn thức ăn quá dai, cứng gây bung sút mắc cài. Việc ăn uống là nguyên nhân chính khiến bạn bị nuốt mắc cài niềng răng, vì trong quá trình nuốt thức ăn bạn rất dễ nuốt luôn mắc cài xuống bụng.

2. Chải răng quá mạnh

Mắc cài được gắn trên răng nhờ vào keo y khoa, tuy không quá dễ để mắc cài rời bỏ răng đi nhưng việc tác động vật lý như chải răng quá mạnh mỗi ngày sẽ làm mắc cài trở nên lung lay và nếu không kịp phát hiện kịp thời thì việc mắc cài bị rớt ra khỏi khung niềng là điều sớm muộn. 

3. Gắn mắc cài không chắc chắn

Niềng răng là một phương pháp chỉnh nha đòi hỏi trình độ chuyên môn và giàu kinh nghiệm. Vì vậy, khi gặp phải Bác sĩ tay nghề kém, khiến quá trình gắn mắc cài không được đảm bảo, khiến các mắc cài không được chắc chắn trên răng, nên chỉ cần tác động nhẹ từ bên ngoài sẽ làm rớt mắc cài. 

4. Khí cụ sử dụng niềng kém chất lượng

Các nơi niềng răng giá rẻ thường không đảm bảo được chất lượng khí cụ, những vật liệu kém chất lượng này không có khả năng bám dính cao, việc tác động lực kéo lên răng cũng không tốt, vì vậy việc rơi mắc cài cũng như thời gian niềng cũng sẽ bị kéo dài hơn các nơi uy tín.

[cta-braces-tea]

Lỡ nuốt mắc cài niềng răng có nguy hiểm không?

Mắc cài được cấu tạo từ hợp kim không gỉ, hoặc kim loại ví dụ titanium, niken,.. và bao tử chúng ta chắc chắn không thể nào tiêu hóa được những vật liệu này. Vì vậy khi nuốt thức ăn mắc cài cùng sẽ đi cùng xuống khoang bụng, và có thể sẽ gây ra cho bạn một số vấn đề sau đây:

1. Có thể gây viêm nhiễm

Trong quá trình trôi xuống cùng thức ăn, mắc cài trên đường đi có thể sẽ va quẹt vào thành họng sẽ gây xước, rách trong cổ họng. Khi họng bị rách, sẽ trở thành một nơi mà vi khuẩn dễ dàng tấn công và gây viêm nhiễm. Tuy nhiên, việc đau trong họng thường làm chúng ta hiểu lầm răng bị đau họng và phớt lờ đi dấu hiệu đầu tiên của việc lỡ nuốt mắc cài niềng răng. 

2. Gây đau dạ dày

Việc có dị vật trong ổ bụng, khiến việc tiêu hóa cũng sẽ gặp trở ngại. Do bao tử chúng ta không thể nào tiêu hóa được, nên mắc cài vẫn nằm trong khoang bụng, gây đau dạ dày.

3. Gây tổn thương ruột

Khi dạ dày đã chứa đựng thức ăn, các sóng nhu động yếu (cũng gọi là sóng nhào trộn), mắc cài cũng dựa trên quá trình này được xáo trộn cùng với thức ăn, và sẽ làm tổn thương dạ dày và ruột do mắc cài là vật liệu cứng.

4. Ảnh hưởng đến quá trình niềng răng

Việc rơi mắc cài mà không được phát hiện sớm không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến quá trình niềng răng. Việc bung sút mắc cài gây ảnh hưởng đến lực kéo răng dẫn đến việc kéo dài thời gian niềng răng.

Cách xử lý khi bị nuốt mắc cài niềng răng

Khi gặp phải tình huống lỡ nuốt mắc cài niềng răng, bạn thường sẽ rất lo lắng cho tình hình sức khỏe của mình và không biết cách xử lý như thế nào. Vì vậy, hãy tìm hiểu các bước xử lý khi bị nuốt mắc cài niềng răng giúp bạn không bị bỡ ngỡ nếu chẳng may gặp phải. 

cách xử lý khi nuốt mắc cài niềng răng

Bước 1: Bình tĩnh, không nên quá lo lắng

Bước đầu tiên khi nuốt mắc cài là bạn cần bình tĩnh, vì việc quá lo lắng khiến bạn không thể tập trung giải quyết được vấn đề. 

Bước 2: Kiểm tra lại mắc cài, dây cung

Sau khi phát hiện được việc lỡ nuốt mắc cài niềng răng, bạn hãy  kiểm tra lại hệ thống mắc cài trên răng của bạn, để có thể nắm rõ được số lượng mắc cài đã được bạn đưa vào cùng thức ăn. 

Bước 3: Đến bệnh viện gần nhất để loại bỏ dị vật

Việc mắc cài đã lặng lẽ đi theo thức ăn của bạn vào khoang bụng rồi thì việc bạn nên làm là đến bệnh viện gần nhất, để tiến hành siêu âm hoặc nội soi ổ bụng để chắc chắn được vị trí của mắc cài và Bác sĩ ở đó sẽ giúp bạn loại bỏ mắc cài ra khỏi bụng.

Bước 4: Liên hệ Nha khoa để hẹn lịch tái khám

Sau khi loại bỏ được mắc cài ra khỏi ổ bụng của bạn, điều chắc chắn cần làm tiếp theo là bạn hãy liên hệ Nha khoa nơi bạn niềng răng để hẹn lịch tái khám. Lúc này, Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra mắc cài, dây cung của bạn lại và tiến hành gắn lại mắc cài cho bạn.

Hạn chế bung sút mắc cài khi niềng răng

Việc lỡ nuốt mắc cài niềng răng là tình huống đã khá là phổ biến, tuy nhiên nó cũng sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình niềng răng cũng như sức khỏe của bạn. Vì vậy, hãy tuân thủ theo lời khuyên của Bác sĩ tại nha khoa khi niềng răng để tránh những trường hợp không mong muốn xảy ra. Và bây giờ bạn hãy note lại các cách giúp bạn hạn chế việc bung sút mắc cài khi niềng răng sau đây nhé!

cách hạn chế bung sút mắc cài khi niềng răng

1. Chế độ chăm sóc răng miệng

Chế độ chăm sóc răng miệng là một trong những nguyên nhân gây bung sút mắc cài chủ yếu. Vì vậy, bạn hãy thận trọng khi mua cũng như sử dụng các sản phẩm y khoa sao cho phù hợp với tình trạng niềng răng của bản thân. Tránh xa các loại bàn chải có phần sợi quá cứng và sử dụng lực chải răng vừa phải. Đồng thời, khi vệ sinh răng bạn nên soi gương để đảm bảo được quá trình làm sạch răng và đôi khi cũng kịp thời nhìn thấy sớm được nếu mắc cài có bị lung lay, bung sút. 

2. Chế độ ăn uống

Quá trình ăn uống là nguyên nhân chính khiến bạn “lỡ nuốt mắc cài niềng răng” vào bụng. Vì vậy, hãy hạn chế tối đa việc ăn uống các thức ăn dai, cứng. Hãy sử dụng các thức ăn mềm, và cắt nhỏ thức ăn… nó sẽ giúp bạn thuận tiện hơn trong quá trình ăn uống khi niềng cũng như tốt hơn cho sức khỏe giúp giảm áp lực tiêu hóa cho bao tử.

3. Tái khám đúng lịch

Không phải khi nào bạn cũng có thể phát hiện ra mình đã lỡ nuốt trúng mắc cài vào bụng. Vì vậy, việc tái khám đúng lịch của Bác sĩ sẽ có thể giúp bạn phát hiện kịp thời ra được sự mất mát của mắc cài trên răng. 

Quá trình niềng răng tương đối dài, vì vậy không phải thời điểm nào cũng có thể may mắn gặp lịch tái khám đúng lúc bạn vừa nuốt phải mắc cài. Nên bạn cũng cần thường xuyên kiểm tra hệ thống mắc cài trên răng để có thể nhận ra sớm nhất và giải quyết khi lỡ nuốt mắc cài niềng răng.

4. Lựa chọn nha khoa uy tín

Ngoài những yếu tố từ cách chăm sóc răng miệng và chế độ ăn uống việc lựa chọn nha khoa uy tín rất quan trọng khi niềng răng. Một nha khoa uy tín sẽ đảm bảo cho bạn về chất lượng khí cụ sử dụng trong quá trình niềng cũng như một Bác sĩ có tay nghề cao. 

Bạn có thể tham khảo Nha khoa niềng răng chuyên sâu Up Dental được đánh giá là nha khoa uy tín ở thành phố Hồ Chí Minh với 100% Bác sĩ được đào tạo chuyên sâu về răng hàm mặt tại Đại học Y dược.

>>Xem thêm: Giá niềng răng mới nhất tại nha khoa Up Dental

UP DENTAL – Niềng răng cao cấp dành cho bạn trẻ

Thẩm định răngThẩm định răng