sm-zalo
Tư vấn miễn phí cùng
Bác sĩ chuyên môn
Nhận báo giá
và ưu đãi mới nhất
top-bannertop-banner
Bác sĩ Up Dental

Tư vấn chuyên môn bài viết

Đội ngũ bác sĩ Up Dental

100% tốt nghiệp Đại học Y Dược

Được đào tạo chuyên sâu về niềng răng

Tư vấn ngay

Mục lục nội dung

Răng quặp là tình trạng thường gặp ở mọi lứa tuổi, nó không chỉ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn làm suy giảm chức năng ăn nhai, tiềm ẩn các bệnh lý nguy hiểm đến sức khoẻ. Vậy răng quặp là gì? Làm cách nào để điều trị răng quặp? Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm câu trả lời nhé.

Răng bị quặp phải làm sao?

răng bị quặp phải làm sao

Theo các Bác sĩ chuyên ngành nha khoa, răng quặp hay còn gọi là răng móm, răng bị cụp, răng khớp cắn ngược. Đây là một dạng khớp cắn bị sai lệch, khi mà một nhóm răng cửa hàm dưới hoặc hàm trên mọc theo hướng cụp vào bên trong  so với hàm đối diện.

Những người không may sở hữu hàm răng quặp, nó không chỉ làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây nhiều khó khăn trong việc ăn uống và vệ sinh răng miệng: 

1. Khuôn mặt mất cân đối

Những chiếc răng mọc cụp vào trong khiến cho phần cằm và môi bị lẹm vào trong. Điều này làm cho các đường nét trên mặt không hài hoà và khuôn mặt mất cân đối. Vì vậy, người sở hữu răng quặp thường cảm thấy tự ti, không dám cười và thể hiện bản thân.

2. Suy giảm chức năng ăn nhai

Răng quặp khiến khớp cắn hai hàm bị lệch lạc nên trong quá trình ăn nhai việc cắn và nghiền nát thức ăn gặp nhiều khó khăn. Nếu vấn đề này không được khắc phục sớm, nguy cơ mắc các bệnh về đường ruột là rất cao.

3. Khó khăn trong vệ sinh răng miệng

Răng bị quặp hay cụp vào trong, khiến việc vệ sinh mặt trong của răng khó khăn hơn. Điều này khiến các mảng bám thức ăn dính chặt vào răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây ra các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu…

[cta-braces-tea]

>>Xem thêm: Tìm hiểu về phương pháp niềng răng hô / niềng răng vẩu

Răng quặp có niềng được không? 

Với những khó khăn như vậy, nhiều bạn thắc mắc liệu niềng răng có cải thiện được răng quặp không? Câu trả lời là có. Niềng răng là giải pháp tối ưu để khắc phục các khiếm điểm của răng quặp. Phương pháp này giúp nắn chỉnh khớp cắn về đều và đúng vị trí, cải thiện thẩm mỹ và chức năng ăn nhai.

Vậy những phương pháp niềng răng nào phù hợp để cải thiện răng quặp? Đọc phần tiếp theo để biết câu trả lời nhé!

>>Xem thêm: Tìm hiểu phương pháp niềng răng cửa

Các phương pháp niềng răng quặp và chi phí

Tùy thuộc vào mức độ sai lệch của răng cũng như nhu cầu thẩm mỹ của mỗi người, khi đến nha khoa tư vấn, Bác sĩ sẽ khuyên bạn nên lựa chọn phương pháp niềng răng nào phù hợp nhất. Tuy nhiên trong bài viết này, để có thể giúp bạn hiểu rõ về các phương pháp niềng răng quặp, chúng tôi đưa ra 4 phương pháp sau: 

1. Niềng răng quặp bằng mắc cài kim loại

Phương pháp này sử dụng dây cung và mắc cài gắn chặt trên răng, giúp nắn chỉnh các răng về đều và đúng vị trí trên khuôn hàm. Với độ bền và cứng chắc, niềng răng mắc cài kim loại mang lại hiệu quả chỉnh nha cao và tiết kiệm chi phí. Phương pháp này có 2 loại: Mắc cài kim loại và mắc cài kim loại tự đóng/tự khoá.

2. Niềng răng quặp bằng mắc cài sứ

Niềng răng mắc cài sứ giống với phương pháp niềng răng truyền thống, vì sử dụng hệ thống mắc cài và dây cung để kéo răng về đúng vị trí trên hàm. Nhưng khác là các mắc cài được làm từ chất liệu sứ cao cấp, có màu trùng với màu răng nên có tính thẩm mỹ cao. Phương pháp này có 2 loại: Mắc cài sứ và mắc cài sứ tự đóng/khoá.

3. Niềng răng quặp bằng mắc cài kim loại mặc trong

Phương pháp này cũng sử dụng dây cung và mắc cài. Tuy nhiên các mắc cài được gắn vào mặt trong thân răng đảm bảo tính thẩm mỹ, giúp bạn tự ti khi cười và giao tiếp.

4. Niềng răng quặp bằng khay trong suốt Invisalign

Khác với 3 phương pháp trên, niềng răng Invisalign sử dụng chuỗi khay trong suốt được thiết kế riêng biệt và duy nhất cho mỗi khách hàng. Bởi vì có xuất xứ từ Mỹ nên phương pháp này có chi phí cao hơn 2 - 3 lần mắc cài kim loại.

Dưới đây là giá niềng răng mới nhất tại nha khoa Up Dental, bạn có thể tham khảo: 

[cta-phuong-phap]

>>Xem thêm: Tìm hiểu các phương pháp niềng răng khểnh / niềng răng nanh

Niềng răng quặp mất bao lâu?

niềng răng quặp mất bao lâu

Để có thể kéo răng quặp về đều và đúng khớp cắn, quy trình niềng răng phải trải qua nhiều giai đoạn như điều trị tổng quát, gắn khí cụ, gắn mắc cài, tái khám mỗi tháng. Để đảm bảo an toàn cũng như đạt được hiệu quả chỉnh nha cao nhất, thời gian niềng răng quặp trung bình từ 1.5 - 3 năm. Tuỳ vào mức độ sai lệch của răng, độ tuổi, tay nghề Bác sĩ mà thời gian niềng răng có thể rút ngắn hoặc kéo dài.

Bên cạnh đó, phương pháp niềng răng cũng ảnh hưởng nhiều đến thời gian niềng răng. Thông thường, niềng răng mắc cài kim loại với độ bền và cứng chắc cao có thể giúp rút ngắn thời gian mang niềng từ 1 - 6 tháng so với các phương pháp niềng răng mắc cài sứ hay niềng răng khay trong suốt. Vì thế, nếu bạn muốn rút ngắn thời gian niềng răng, có thể cân nhắc lựa chọn niềng răng mắc cài kim loại.

Trên đây là tất cả những kiến thức về niềng răng quặp, nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy click vào đây để được trợ lý Bác sĩ Up Dental tư vấn miễn phí cho bạn nhé!

>> Xem thêm: Top 10 địa chỉ niềng răng uy tín tại TP.HCM

Review niềng răng quặp tại Up Dental

Nguyễn Thị Liên (Kinh doanh tự do)

Tình trạng răng trước khi niềng của Liên răng bị móm, khấp khểnh và không đều. Sau khi tháo niềng răng giảm móm, đều và không còn khấp khểnh.

Trần Thụy Ngọc Huyền - 30 tuổi 

Tình trạng răng trước khi niềng: Răng của mình bị cắn lệch hàm, hàm trên, hàm dưới cắn lệch nhau nên nó không khớp lại. 

Răng sau khi tháo niềng: Mình rất vui, về cứ cười tủm tỉm quài, chụp hình gửi cho người này người kia, nói chung khoe rất nhiều, rất hạnh phúc. Khi tháo ra trong cảm xúc của mình rất vui.

Võ Bảo Châu - 23 tuổi

Tình trạng răng trước khi niềng: Tình trạng răng ban đầu của em là phần răng cửa bị lệch và ở dưới bị móm. Em muốn đẩy răng đều lại và hết móm.

Răng sau khi tháo niềng: Em thấy khác quắc luôn. Mấy bạn niềng răng bị vàng răng nhưng của em không tẩy răng vẫn trắng. Nếu nhìn 2 bức hình thì em thấy như đổi hàm răng khác gắn vô. Hàm trên khác biệt còn hàm dưới không khác lắm, nhưng chủ yếu em bị hàm trên.

Lê Hoàng Quốc Việt - 26 tuổi 

Tình trạng răng trước khi niềng: Lúc đi khám rồi mới biết răng mình bị lệch khớp cắn, móm nữa, Bác sĩ có thăm khám rõ ràng hơn thì mục đích đi niềng chính xác.

Răng sau khi tháo niềng: Sau khi niềng thấy răng nó ok nhiều hơn.

>>Xem thêm: Tìm hiểu các phương pháp niềng răng mómniềng răng thưa

UP DENTAL – Niềng răng cao cấp dành cho bạn trẻ

Thẩm định răngThẩm định răng