sm-zalo
Tư vấn miễn phí cùng
Bác sĩ chuyên môn
Nhận báo giá
và ưu đãi mới nhất
top-bannertop-banner
Bác sĩ Up Dental

Tư vấn chuyên môn bài viết

Đội ngũ bác sĩ Up Dental

100% tốt nghiệp Đại học Y Dược

Được đào tạo chuyên sâu về niềng răng

Tư vấn ngay

Niềng răng bị hóp má là nỗi ám ảnh của nhiều bạn trong quá trình niềng, tuy nhiên không phải ai cũng gặp vấn đề này khi niềng răng. Hóp má cũng có rất nhiều nguyên nhân, bạn nên chú ý đến vấn đề ăn uống chế độ sinh hoạt nghỉ ngơi để cải thiện tình trạng hóp má. Nếu bạn nhận thấy mình bị hóp má thì có thể tham khảo bài viết dưới đây để biết được nguyên nhân và cách giảm hóp má nhé.

Niềng răng có bị hóp má không?

Niềng răng có bị hóp má không? Bác sĩ cho biết nhiều trường hợp niềng răng sẽ gặp phải tình trạng hóp má, hóp thái dương trogn quá trình niềng. Đặc biệt là những ai sở hữu gương mặt thon gọn và hơi hao. 

4 nguyên nhân niềng răng bị hóp má

1. Phương pháp chỉnh nha không đúng, vật liệu không đảm bảo

Trong quá trình niềng răng nếu nha khoa bạn đang niềng sử dụng bộ khí cụ mắc cài không đảm bảo được chất lượng thì khi Bác sĩ tiến hành tạo lực siết chỉnh răng không chuẩn sẽ ảnh hưởng nhiều đến dây cung, phần chân răng sẽ không chịu được tác động mạnh từ lực siết và yếu dần gây sụt ổ chân răng. Hiện tượng này kéo dài sẽ khiến cho răng bị lung lay và mất răng, và chính tại vị trí bị mất răng ấy sẽ gây nên tình trạng hóp má.  

2. Hóp má do tiêu xương ổ răng

Thường thì khi niềng răng Bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng để tạo khoảng trống kéo răng cần niềng về vị trí đúng với mong muốn, nhưng nếu việc chỉ định nhổ răng chỉnh nha được thực hiện bởi Bác sĩ có ít kinh nghiệm và tay nghề còn non kém, quá trình niềng tạo lực siết không đều thì vị trí nhổ răng ấy sẽ dần dần bị tiêu xương ổ răng và phần má của người điều trị niềng sẽ bị hóp lại.

nguyên nhân niềng răng bị hóp má

3. Hóp má do sụt cân ăn uống không khoa học

Với một số bạn khi niềng răng có ngưỡng chịu đau thấp thường sẽ gây ra tình trạng biếng ăn, lười ăn và sụt cân nhiều, khiến người trở nên gầy gò đi rất nhiều gương mặt cũng trở nên hốc hác hơn và nhìn giống như bị hóp má do niềng răng, với trường hợp này bạn nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống và sinh hoạt nghỉ ngơi của mình.

4. Hóp má do thói quen ăn nhai

Với thói quen ăn nhai một bên hoặc lười ăn nhai sẽ khiến cho cơ hàm trở nên trùng xuống và mềm nhũn ra khiến cho má trở nên hóp lại. Bạn cần ăn nhai nhiều và đều hai bên để giúp cơ hàm rắn chắc, và nâng đỡ tốt hơn, trong quá trình chỉnh nha nên ăn các loại thức ăn mềm và cắt nhỏ thức ăn để hỗ trợ răng giảm sức nhai, nếu ăn các thực phẩm quá dai cứng sẽ khiến cho răng đau ê trong khi niềng hoặc ảnh hưởng đến dịch chuyển của răng. 

[cta-braces-tea]

>> Xem thêm:

Cách khắc phục niềng răng bị hóp má

1. Cải thiện chế độ ăn uống và sinh hoạt

Cân đối chế độ ăn uống khi mới niềng hoặc siết mắc cài. Ăn các loại thực phẩm mềm, chế biến lỏng (cháo, sữa, trứng,...) nhưng vẫn phải đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Dùng các đồ uống như sinh tố, nước ép trái cây, nước ép rau củ. Bổ sung thêm các loại thực phẩm khác như: thịt gia cầm, thịt heo, thịt bò, cá, phải được chế biến mềm hoặc thái nhỏ, xay nhuyễn để giảm sức nhai cho răng. Giữ tinh thần luôn được thoải mái, không thức khuya, không nên lo lắng về quá trình hay kết quả niềng răng.

2. Tái khám định kỳ đúng hẹn

Khi niềng răng bạn cần tái khám định kỳ đúng hẹn, đúng thời hạn cùng Bác sĩ để quá trình niềng răng diễn ra suôn sẻ và đạt hiệu quả tốt, kịp thời phát hiện và hỗ trợ những sai lệch. Trong trường hợp bạn tự nhận thấy khuôn mặt mình đang có dấu hiệu hóp má nên đến khám trao đổi trực tiếp với Bác sĩ để có giải pháp cải thiện phù hợp ngăn chặn những diễn biến nghiêm trọng hơn và đưa quá trình chỉnh nha trở về đúng với quỹ đạo ban đầu.

cách giảm hóp má khi niềng

>> Xem thêm:

Tổng hợp các bài tập giảm hóp má khi niềng răng

1. Bài tập cải thiện cơ nhai

Để khắc phục tình trạng lười nhai hay thói quen ăn nhai một bên, bạn cần thực hiện bài tập cơ nhai để tác động cơ hoạt động tốt, không gây tình trạng teo cơ, hóp má. Nguyên liệu chuẩn bị cần chính là kẹo kẹo, hoặc kẹo mềm, thực hiện nhai ít nhất 3 lần/ngày với những hướng dẫn bên dưới

  • Sử dụng các loại kẹo không đường và mềm để tránh sâu răng và đau răng, khi nhai lần lượt đảo viên kẹo từ bên trái sang bên phải, nhai đều hai bên không được nhai một bên vì như thế sẽ không có tác dụng và ngược lại còn bị phản tác dụng.
  • Khi nhai bạn có thể đặt tay vào phần thái dương, ngay lập tức sẽ cảm nhận được phần rung cơ ở vị trí này. Việc nhai kẹo giúp nhóm cơ cắn và cơ thái dương kích hoạt đều đặn, không xảy ra hiện tượng teo cơ dẫn đến hóp thái dương, hóp má.

Bài tập cải thiện cơ bằng cách nhai kẹo mục đích chính là để khắc phục việc lười ăn và thói quen nhai một bên, trong trường hợp bạn luôn chủ động ăn nhai thường xuyên và đều hai bên sẽ rất tốt và không cần đến bài tập này. 

2. Bài tập chức năng cơ

Chúng tôi biết rằng trong quá trình niềng sẽ có một số bạn ngại nói chuyện giao tiếp ít biểu cảm cơ mặt hoặc sợ nói chuyện nhiều sẽ làm trầy xước môi má với các mắc cài, tuy nhiên nếu trong quá trình niềng răng bạn ít biểu hiện cảm xúc thì sẽ làm cho các cơ vùng mặt sẽ căng cứng, chính vì vậy mà bài tập chức năng cơ sẽ rất hữu ích tốt cho phần má và phần thái dương. Cùng thực hiện động tác với hướng dẫn bên dưới:

  • Há miệng hết cỡ một cách từ từ, sau đó bơm đầy hơi và đẩy phình ra hai bên má giữ nguyên trong vòng 5 giây, liên tục thực hiện động tác này khoảng 20 lần.
  • Tiếp theo là động tác duỗi cơ mặt bằng cách cười lớn khuôn miệng sang ngang mà không nhắm mắt, khi cười bạn nên cười hết cỡ và cười trong tư thế thư giãn thả lỏng không cần phải há lớn miệng.

*Lưu ý: Đối với những bạn đang gặp tình trạng về khớp thái dương hàm khuyến cáo không nên thực hiện, nên tham khảo ý kiến của Bác sĩ trước khi thực hiện để không ảnh hưởng đến quá trình điều trị nhé.

>> Xem thêm:

3. Bài tập cơ mewing

Đối với những bạn có thói quen thở bằng miệng, hay đẩy lưỡi nên kiên trì thực hiện bài tập mewing để đạt được hiệu quả, Mewing sẽ giúp cho những đường nét trên khuôn mặt hài hòa hơn, hỗ trợ thuận lợi trong quá trình chỉnh nha. Cùng tiến hành thực hiện với các bước sau:

  • Bước 1: Trước tiên giữ đầu thẳng, đặt toàn bộ lưỡi lên vòm họng và không chạm vào răng, để giúp lưỡi đặt đúng tư thế, đúng với tinh thần bài tập, bạn có thể há miệng và phát âm chữ “N” và giữ nguyên tư thế lưỡi ở vị trí đó. Lúc đầu tập có thể bạn sẽ bị mỏi, rung lưỡi do tư thế lưỡi sai lâu năm, nên kiên trì tập luyện để đạt hiệu quả tốt. 

  • Bước 2: Khi lưỡi đã đặt đúng vị trí bạn bắt đầu tập nuốt theo nhịp đếm, nhịp 1 khép miệng lại và lưỡi đặt ở vòm họng và không đẩy vào răng, nhịp 2 thụt lưỡi về phía sau, nhịp 3 nuốt bọt. Bạn liên tục thực hiện cho đến khi trở thành một phản xạ tự nhiên hoặc tập ít nhất 30 phút/ngày

>> Xem thêm:

UP DENTAL – Niềng răng cao cấp dành cho bạn trẻ

Thẩm định răngThẩm định răng