sm-zalo
Tư vấn miễn phí cùng
Bác sĩ chuyên môn
Nhận báo giá
và ưu đãi mới nhất
top-bannertop-banner
Bác sĩ Up Dental

Tư vấn chuyên môn bài viết

Đội ngũ bác sĩ Up Dental

100% tốt nghiệp Đại học Y Dược

Được đào tạo chuyên sâu về niềng răng

Tư vấn ngay

Mục lục nội dung

Mất răng có niềng được không? Mất răng cửa , mất răng hàm...do những tai nạn khách quan và không thể trám hay phục hồ, các khoảng trống trên răng làm bạn mất tự tin, ăn nhai khó khăn. Niềng răng phần nào giúp đóng vùng khoảng răng bị mất để hàm răng vừa đều, vừa đẹp.

Mất răng có niềng được không? Mất răng cửa , mất răng hàm...do những tai nạn khách quan và không thể trám hay phục hồ, các khoảng trống trên răng làm bạn mất tự tin, ăn nhai khó khăn. Niềng răng phần nào giúp đóng vùng khoảng răng bị mất để hàm răng vừa đều, vừa đẹp.

Hiện nay tình trạng mất răng hay gãy răng ở người trưởng thành ngày càng phổ biến, nguyên nhân do đâu và hậu quả của nó có nghiêm trọng hay không là điều đáng lo ngại, vậy vấn đề của việc “mất răng có niềng răng được không” vẫn là câu hỏi khiến nhiều người phải băn khoăn khi gặp tình trạng trên.

Cấu trúc răng của một người trưởng thành

Bạn Thanh Mai - một khách hàng bị mất răng thắc mắc: “Em có hàm răng không được đều và bị hô, nó khiến em tự ti, không dám cười với ai. Em dự định đi niềng răng, nhưng lại bị tai nạn nên mất 1 chiếc răng hàm. Em thắc mắc rằng mất răng có niềng được không?”. Trường hợp như Thanh Mai chỉ là một trong số rất nhiều bạn đang băn khoăn "mất một hoặc hai cái răng có niềng được không?"

Số răng chuẩn của một người trưởng thành có tổng cộng 32 cái răng, chia đều cho hai hàm (hàm trên 16 và hàm dưới 16). Các răng được chia thành 4 nhóm chính: Nhóm răng cửa,  nhóm răng nanh, nhóm răng  hàm nhỏ (tiền hàm) và nhóm răng hàm lớn.

  1. Nhóm răng cửa (số 1 và 2) có 8 chiếc răng, gồm 4 chiếc răng hàm trên và 4 chiếc răng hàm dưới, có nhiệm vụ là cắn và xé thức ăn thành những miếng nhỏ.

  2. Nhóm răng nanh (răng số 3) có 4 chiếc răng, gồm 2 chiếc răng hàm trên và 2 chiếc răng hàm dưới, với nhiệm vụ chính dùng để kẹp và xé thức ăn.

  3. Nhóm răng hàm nhỏ (răng số 4 và 5) có 8 chiếc răng, gồm 4 chiếc răng hàm trên và 4 chiếc răng hàm dưới. Răng này được dùng để xé và nghiền nát thức ăn.

  4. Nhóm răng hàm lớn (răng số 6,7 và 8) có 12 chiếc răng, gồm 4 chiếc răng hàm trên và 4 chiếc răng hàm dưới, trong đó răng số 8 còn được gọi là răng khôn. Có nhiệm vụ nhai và nghiền nát thức ăn trước khi đưa vào dạ dày.

Vai trò của mỗi chiếc răng trên cung hàm đã rõ, tuy nhiên có thể do một số nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan dẫn đến trường hợp mất 1 hoặc 2 cái răng. Rất nhiều trường hợp phải trồng lại răng để đảm bảo chức năng ăn nhai cũng như thẩm mỹ.

Tuy nhiên cũng có một số trường hợp đặc biệt: Việc dùng lực nắn chỉnh răng có thể khép dần khoảng trống chỗ răng bị mất làm cho việc mất răng không còn là vấn đề nữa tạo điều kiện để răng của bạn sớm đều và đẹp hơn.

vi tri cac rang tren cung ham
Một người trưởng thành có tổng cộng 32 cái răng chia đều cho 2 hàm

[cta-braces-tea]

Mất răng có niềng được không?

Trường hợp mất răng vẫn có thể niềng răng, đó là dùng mắc cài để kéo răng đều lại với nhau, tuy nhiên trong trường hợp không kéo lại được thì răng bị mất cần được trồng răng implant hoặc làm cầu răng sứ kết hợp khi niềng răng, do đó bạn nên lưu tâm sớm đến vấn đề này khi phát hiện bị mất răng.

Để niềng răng, bạn có thể áp dụng một trong hai phương pháp:

Các mắc cài hoặc khay niềng được gắn trên răng sẽ tạo ra lực để kéo các răng về gần nhau.

Trường hợp mất răng là trường hợp đặc biệt, khí cụ định hình hàm sẽ được các Bác sĩ gắn vào các răng kế cận răng mất, để trong quá trình niềng không bị xô lệch về phía khoảng trống chỗ mất răng. Điều này nhằm mục đích đóng vùng trống chỗ răng bị mất, giúp các răng khác xê dịch thuận lợi hơn.

Trong một vài trường hợp, khoảng trống của răng quá lớn, mà răng cũng bị hô, móm hay lệch lạc thì mục đích của việc gắn mắc cài là để duy trì khoảng trống đầy đủ để phục hồi răng. Sau khi hàm răng đã được niềng chỉnh ổn định, bạn có thể tiến hành trồng lại chiếc răng bị mất.

Tuy nhiên, để răng được phục hồi cấu trúc, hoàn thiện như ban đầu, bạn nên áp dụng các phương pháp phục hình răng sau khi niềng. Có thể áp dụng phương pháp làm cầu răng và cấy ghép răng implant.

Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà biện pháp đưa ra có thể khác nhau. Đừng quá lo lắng về việc mất răng có niềng được không mà hãy nghĩ đến việc tìm một nha khoa Chuyên sâu uy tín để thăm khám và bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn giải pháp tối ưu nhất.

mat rang co nieng duoc khong
Nhiều trường hợp bị mất răng vẫn có thể niềng răng chỉnh nha

Hậu quả bị mất răng hàm, răng cửa lâu ngày?

Bị mất răng không chỉ gây khó khăn đến chức năng ăn nhai mà còn ảnh hưởng nhiều đến tính thẩm mỹ của gương mặt.

Xương hàm nó có vai trò quan trọng trong việc chịu lực và nâng đỡ cấu trúc toàn bộ gương mặt. Khi răng bị mất đi và không được phục hồi trong một thời gian dài thì xương ổ răng và xương hàm ở nơi răng thật bị mất sẽ dần tiêu biến.

Quá trình tiêu biến này khiến gương mặt bạn bị biến đổi: Hai má có thể bị hóp vào sâu, da mặt chảy xệ không được căng đầy và xuất hiện nếp nhăn quanh vùng miệng khiến bạn trông già đi.

Việc mất răng gây ra những hậu quả như hình dạng khuôn mặt có thể bị thay đổi (móm, có nhiều nếp nhăn, má hóp lại, trông già hơn…), việc tiêu hóa thức ăn sẽ rối loạn do sức nhai của bộ răng bị giảm đi, làm cho việc nhai nghiền thức ăn không tốt có thể gây ra đau dạ dày, thiếu dinh dưỡng, phát âm khó khăn ảnh hưởng đến giao tiếp; hô hấp có thể bị ảnh hưởng do lưỡi bị nâng lên và to hơn.

Có thể nói việc mất răng lâu ngày có thể trở thành một mối bận tâm lớn, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, sự tự tin trong giao tiếp và sức khỏe lâu dài.

Các răng còn lại phải hoạt động nhiều hơn bình thường làm rối loạn khớp cắn, có thể gây ra hội chứng đau khớp thái dương hàm và cơ nhai. Ảnh hưởng đến phát âm và giao tiếp do các răng bị mất đi có thể rơi vào những vị trí quan trọng hỗ trợ việc phát âm.

Do đó trong trường hợp mất răng cần đến nha khoa chuyên sâu thăm khám để biết được chính xác tình trạng răng bị mất của mình. Có thể niềng răng để di chuyển các răng còn lại về đóng vùng khoảng trống chỗ răng bị mất, đảm bảo thẩm mỹ, chức năng ăn nhai và cả phát âm.

mat rang som co sao khong
Niềng răng có thể di chuyển các răng còn lại về đóng vùng khoảng trống chỗ răng bị mất

Những nguyên nhân gây mất răng

Nguyên nhân chính của việc gây nên tình trạng mất răng là do răng không được chăm sóc đúng cách dẫn đến bị sâu răng, viêm nướu, viêm tủy, viêm nha chu. Mà nguyên nhân sâu xa hơn có thể là do cách vệ sinh răng miệng không đúng cách, chải răng qua loa, những thói quen xấu như ăn nhai các loại thực phẩm quá day, cứng thường xuyên, nhiều đường, hoặc axit...

Tuy nhiên vẫn có những nguyên nhân khách quan như: Chứng mất răng bẩm sinh, mất răng do tai nạn (té xe hoặc chấn thương khi chơi thể thao…) hoặc do tuổi tác, bệnh lý răng miệng hoặc cả hai. Trường hợp thường gặp nhiều là do bệnh nha chu gây rụng răng, chấn thương hoặc bị gãy răng cửa nên phải làm lại răng cửa, răng mọc lệch lạc phải nhổ hoặc do các yếu tố di truyền bẩm sinh làm răng không mọc tại một vị trí nào đó không đúng trên cung hàm cần phải nhổ đi.

Nhiều khách hàng nghĩ rằng để cải thiện những hậu quả của việc mất răng như đã kể trên thì chỉ cần làm cầu răng sứ thì chỉ phục hình được chức năng cho răng, chứ không phục hình được gương mặt vì nó không thể ngăn được quá trình tiêu xương hàm. Chỉ có thể cấy ghép implant mới có thể giúp giải quyết tình trạng này.

Dù vậy, việc làm cầu răng sứ hay trồng implant có thể xóa bỏ khoảng trống mất răng hiệu quả thấy rõ tuy nhiên nếu tình trạng răng miệng của bạn ngoài mất răng còn gặp phải những vấn đề như hô, móm, thưa hay lệch lạc do các răng khác thì việc trồng răng không làm thay đổi thẩm mỹ khuôn miệng.

Trong trường hợp này bác sĩ thường khuyên bạn kết hợp trồng 1 - 2 cái răng để khắc phục tình trạng mất răng sau đó tiến hành chỉnh nha để cải thiện thẩm mỹ răng miệng cũng như khớp cắn.

nhung nguyen nhan vi sao mat rang som
Kết hợp trồng răng với niềng răng để cải thiện tình trạng răng miệng

Làm gì khi bị mất răng?

Khi mất răng dù là răng ở vị trí nào thì việc phục hình cho răng là điều cần thiết. Trước đây, làm răng giả hoặc dùng hàm giả tháo lắp là lựa chọn của nhiều bệnh nhân. Tuy nhiên, hiện nay cùng với sự phát triển của y khoa hiện đại, cấy ghép răng implant đã trở thành giải pháp được nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn để điều trị hiệu quả tình trạng mất răng này.

Không chỉ vậy, kỹ thuật kéo chỉnh răng cũng hoàn toàn có thể khắc phục tình trạng mất răng trong một vài trường hợp. Như vậy đúng quá băn khoăn việc mất răng có niềng được không, quan trọng là bạn nên đi thăm khám để Bác sĩ xem xét liệu răng khi dùng lực kéo chỉnh răng có thể đóng khoảng vùng răng bị mất hay không.

Theo những Bác sĩ Chuyên sâu của Up Dental - Nha khoa chuyên sâu về niềng răng thì: Phần lớn những ca niềng răng đều cần phải nhổ răng để tạo khoảng trống cho các răng di chuyển đều đặn và đúng khớp cắn hơn. Trong một vài trường hợp, việc mất răng của bạn đôi khi tạo điều kiện thuận lợi để cho quá trình niềng răng không cần phải nhổ răng.

Để biết chính xác tình trạng răng bị mất của mình có niềng được không, nên làm gì khi mất răng thì tốt nhất bạn nên đến nha khoa Chuyên sâu để được thăm khám và tư vấn kỹ hơn. Biết đâu được tình trạng mất răng của bạn có thể giúp cho việc niềng răng thuận lợi hơn vì không cần phải nhổ răng hoặc cần can thiệp implant (trồng lại răng bị mất) trước và tiến hành niềng răng.

UP DENTAL – Niềng răng cao cấp dành cho bạn trẻ

Thẩm định răngThẩm định răng