sm-zalo
Tư vấn miễn phí cùng
Bác sĩ chuyên môn
Mừng Xuân 2024
Ưu đãi giảm 50%
top-bannertop-banner
Bác sĩ Up Dental

Tư vấn chuyên môn bài viết

Đội ngũ bác sĩ Up Dental

100% tốt nghiệp Đại học Y Dược

Được đào tạo chuyên sâu về niềng răng

Tư vấn ngay

Mục lục nội dung

​​​​​​​Thời gian niềng răng thông thường sẽ dao động từ 18 - 24 tháng tùy thuộc vào mức độ phức tạp của răng, các trường hợp răng khiếm khuyết nặng, phức tạp thời gian niềng răng có thể lên đến 36 tháng. Vậy thì niềng răng bao lâu thì răng bắt đầu dịch chuyển?

Niềng răng bao lâu thì răng bắt đầu dịch chuyển?

Khác với những phương pháp thẩm mỹ răng khác, niềng răng đòi hỏi thời gian lâu hơn tùy thuộc vào mỗi tình trạng răng của từng cá nhân. Vậy trong quá trình niềng răng, răng sẽ dịch chuyển ra sao? Niềng răng bao lâu thì răng bắt đầu dịch chuyển? Cụ thể hơn các giai đoạn dịch chuyển của răng như sau:

niềng răng bao lâu thì răng bắt đầu dịch chuyển

Giai đoạn 1: Sắp xếp đều các răng trên hàm từ 2 - 6 tháng

Kể từ thời điểm bắt đầu gắn mắc cài, trong những tháng đầu tiên bạn sẽ cảm thấy rõ được áp lực của mắc cài và dây cung tác động lên răng. Đây cũng là giai đoạn bạn thấy được sự thay đổi của răng lớn nhất, đặc biệt là trường hợp răng khấp khểnh bạn sẽ có thể nhìn thấy sự di chuyển răng rõ rệt nhất.

Đây cũng là một giai đoạn quan trọng bạn có thể nhìn thấy được việc dàn răng, các răng sẽ được dịch chuyển theo phác đồ điều trị mà bác sĩ đã tư vấn cho bạn. Trong trường hợp các răng di chuyển bất thường bạn cần đến ngay nha khoa để bác sĩ có thể kịp thời can thiệp để cải thiện hướng dịch chuyển của răng về đúng hướng.

Giai đoạn 2: Điều chỉnh trục các răng từ khoảng từ 3 - 6 tháng tiếp theo

Đây là giai đoạn răng tiếp tục di chuyển, tuy nhiên ở giai đoạn này, răng của bạn sẽ có tốc độ di chuyển chậm hơn. Lúc này, cung hàm của bạn cũng đã được điều chỉnh trở nên cân đối hơn. Ở giai đoạn này, các trường hợp răng hô, răm móm sẽ thấy sự cải thiện ở cung hàm nhiều hơn, bắt đầu thấy cấu trúc xương hàm thay đổi, thon gọn và khớp cắn cũng dần đúng vị trí hơn.

Trong một số trường hợp răng mọc quá chen chúc răng trong giai đoạn này sẽ làm phần răng cửa đưa ra ngoài. Tuy nhiên, đây cũng là giai đoạn bác sĩ sẽ có sự điều chỉnh kế hoạch niềng răng cho phù hợp với tình trạng răng cũng như tốc độ di chuyển răng của bạn. Vì vậy, cũng đừng lo lắng khi giai đoạn này răng của bạn bị thưa ra hay răng cửa bị đẩy ra ngoài nhé!

Giai đoạn 3: Điều chỉnh toàn bộ khớp cắn từ 6 - 9 tháng sau đó.

Sau một quá trình di chuyển, thay đổi của răng, thì tại giai đoạn này, răng của bạn đã gần như hoàn thiện. Khớp cắn về cơ bản đã về đúng vị trí, cung hàm và vị trí sắp xếp của răng cũng trở nên hài hòa hơn.

Giai đoạn 4: Duy trì sự ổn định của các răng, kéo dài từ 6 - 9 tháng cuối cùng.

Ở giai đoạn này, răng của bạn đã được sắp xếp tương đối hoàn thiện, tuy nhiên sau một quá trình dài răng di chuyển, thì bạn vẫn cần một thời gian để duy trì sự ổn định ở vị trí mới này của răng.

[cta-braces-tea]

8 yếu tố ảnh hưởng đến thời gian dịch chuyển

Có rất nhiều yếu tố gây ảnh hưởng đến thời gian dịch chuyển răng trong quá trình niềng. Sau đây cùng Up Dental tìm hiểu 8 yếu tố ảnh hưởng đến thời gian niềng răng:

1. Độ tuổi niềng răng

Niềng răng cũng giống như sự phát triển xương của con người, phụ thuộc vào độ tuổi khá lớn. Ở độ tuổi trẻ em, răng và cung hàm ở độ tuổi này chưa phát triển hoàn thiện, vì vậy khi niềng răng tốc độ dịch chuyển răng cũng sẽ nhanh chóng hơn. Còn với độ tuổi người trưởng thành, khi khung xương hàm, răng đã trở nên cứng cáp thì việc niềng răng đòi hỏi thời gian lâu hơn.

2. Tình trạng sức khỏe răng miệng

Các vấn đề vè sâu răng, mất răng, viêm nha chu, viêm tủy, mòn men răng... khi niềng răng sẽ mất thời gian hơn so với các trường hợp răng khỏe.

3. Mức độ sai lệch của hàm răng

Tùy thuộc vào độ phức tạp của của tình trạng răng ví dụ hàm lệch lạc nặng, sai lệch về khớp cắn thời gian niềng răng sẽ kéo dài hơn so với các tình trạng răng đơn giản hơn.

4. Phương pháp niềng răng

Bất cứ phương pháp niềng răng nào cũng có các ưu nhược điểm riêng. Tùy thuộc vào nhu cầu của mỗi cá nhân để lựa chọn phương pháp phù hợp, mặc dù thế không phải phương pháp niềng răng nào cũng có cùng thời gian niềng răng. Cụ thể hơn đối với niềng răng mắc cài kim loại thường sẽ nhanh hơn so với niềng răng mắc cài sứniềng răng trong suốt.

5. Kinh nghiệm và tay nghề của bác sĩ

Để thực hiện một ca niềng răng cần đảm bảo được bác sĩ có chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm. Với các bác sĩ có kinh nghiệm dày dặn trong việc niềng răng, sẽ giúp rút ngắn được thời gian niềng răng.

6. Cách chăm sóc răng niềng

Trong suốt quá trình niềng răng, vấn đề chăm sóc răng miệng là vấn để luôn cần được quan tâm. Vì suốt quá trình đeo mắc cài, việc vệ sinh răng miệng của bạn sẽ trở nên khó khăn hơn, mất nhiều thời gian hơn. Việc gặp phải các vấn đề sâu răng, viêm nướu, viêm tủy, … trong quá trình niềng răng sẽ gây mất thời gian hơn do phải điều trị dứt điểm các vấn đề trên, đảm bảo sức khỏe răng miệng thì mới có thể tiếp tục siết răng và di chuyển răng.

7. Lịch khám răng

Tuân thủ lịch tái khám răng cũng là một trong những yếu tố quan trọng khi niềng răng. Vì khi thường xuyên tái khám, bác sĩ sẽ có thể theo dõi và nắm bắt được tình hình răng để có thể thay đổi tiến độ niềng răng ví dụ như thay đổi về tốc độ niềng răng, kịp thời phát hiện được các vấn đề sức khỏe răng, sự di chuyển răng đúng hướng hay không thể có thể can thiệp sớm.

8. Chế độ ăn uống

Trên thực tế, khi đã quen được với mắc cài chúng ta thường trở về thói quen ăn uống cũ, ăn uống các thức ăn cứng, dai. Điều này làm ảnh hưởng đến quá trình niềng do có thể gây rớt mắc cài, lệch lạc dây cung và mắc cài trong quá trình niềng răng, gây mất hiệu quả trong thời gian đeo niềng.

8 yếu tố ảnh hưởng đến thời gian dịch chuyển

Cách nhận biết răng dịch chuyển khi niềng

Niềng răng tương đối nhiều thời gian để đạt được kết quả mong muốn thông thường từ 1,5 năm - 2 năm ở người trưởng thành. Đồng thời trong quá trình niềng ai cũng kỳ vọng nhìn thấy được những thay đổi của răng. 

Trên thực tế, việc chúng ta hay người thân quan sát bản thân mỗi ngày, nên thường không thấy rõ được sự thay đổi trong lúc niềng răng. Do cảm nhận quen thuộc bằng mắt thường của chúng ta thường không thể phân biệt được những thay đổi nhỏ, mà chỉ có thể nhìn thấy được những thay đổi lớn, sự khác biệt rõ rệt. Vì vậy, hình ảnh trở thành công cụ tốt nhất để nhận ra sự thay đổi của răng theo những giai đoạn niềng răng đã liệt kê ở trên. Lúc này, bạn sẽ nhìn thấy rõ được hiệu quả khi niềng có đi theo liệu trình mà mình mong muốn hay không.

Quy trình niềng răng chuẩn Y khoa

Quy trình niềng răng chuẩn Y khoa tại nha khoa Up Dental

Bước 1. Thăm khám tư vấn tình trạng răng

Bước đầu tiên và quan trọng để xác định niềng răng, bạn cần phải chụp phim X-quang, lấy dấu mẫu hàm, kiểm tra mức độ sai lệch của răng. Thực tế cảm nhận bên ngoài nhìn vào bạn chỉ xác định được răng mình bị móm, nhưng về chi tiết như thế nào thì chưa thể rõ khi nhìn bằng mắt. Vì vậy, khi chụp phim X-quang sẽ giúp Bác sĩ có thể xác định rõ được bạn bị móm do răng hay hàm, mức độ móm là bao nhiêu, có răng mọc ngầm, răng không hay không,... Nhờ vậy, bác sĩ sẽ tư vấn giúp bạn lựa chọn được phương pháp niềng răng, các chỉ định y khoa như nhổ răng khôn, cắm vis… 

Bước 2. Điều trị tổng quát

Các vấn đề ở răng cũng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự hiệu quả cũng như quá trình niềng răng. Vì vậy, sau quá trình thăm khám, bạn đã biết được tình trạng răng của mình, thì ở bước này, Bác sĩ sẽ có các chỉ định điều trị cho các tình trạng sâu răng, viêm tủy, viêm nướu… 

Bước 3. Gắn khí cụ niềng răng/ Đeo khay niềng

Khi răng đã được điều trị đảm bảo đủ điều kiện để niềng răng thì sẽ chuyển sang bước gắn khí cụ niềng răng. Tương ứng với ở bước 1, Bác sĩ đã tư vấn và phác đồ liệu trình cùng như xác định phương pháp niềng phù hợp với tình trạng răng. Tùy thuộc vào phương pháp niềng mà ở bước này được chia ra làm 2 phương pháp chính:

  • Đối với các loại niềng răng mắc cài: tương ứng với tình trạng răng, Bác sĩ sẽ chỉ định các loại khí cụ cần đeo phù hợp. Ví dụ, trường hợp hàm bị hẹp Bác sĩ có thể chỉ định đeo nong hàm hoặc khí cụ nới rộng cung hàm, tiếp theo đó là tách kẽ, gắn khâu…

  • Đối với niềng răng trong suốt: Ở giai đoạn này bạn bắt đầu đeo những khay niềng răng đầu tiên, Bác sĩ sẽ kê cho bạn những khay niềng tương đối giống với răng hiện tại để bạn có thể thích ứng với sự căng tức khi đeo niềng.

Bước 4. Gắn mắc cài (chỉ với trường hợp niềng răng mắc cài)

Ở giai đoạn này bạn chính thức bước vào quá trình niềng răng. Bác sĩ sẽ tiến hành gắn những chiếc mắc cài cố định trên thân răng, dây cung nằm trên các rãnh mắc cài, các dây cung này sẽ giúp tạo lực khi Bác sĩ siết răng để nắn chỉnh răng từ từ theo kế hoạch điều trị.

Bước 5. Tái khám định kỳ (di chuyển răng)

Đây là giai đoạn để bạn kiểm tra và nhìn thấy được sự thay đổi của răng, khớp cắn. Việc thường xuyên tái khám theo chỉ định của Bác sĩ sẽ giúp Bác sĩ nắm được tốc độ dịch chuyển của răng, tình trạng của răng để có những kế hoạch siết răng, cắm vis, nhổ răng,...

Bước 6. Tháo mắc cài, duy trì kết quả

Sau quá trình niềng răng, khi răng đã dịch chuyển về các vị trí mong muốn trên cung hàm thì bạn sẽ được tháo mắc cài, dừng đeo khay niềng. Lúc này, bạn sẽ cần đeo hàm duy trì, do chưa quen với vị trí sắp xếp mới, răng thường có xu hướng di chuyển về vị trí cũ. Vì vậy, bạn cần đeo hàm duy trì từ 6 -12 tháng sau quá trình niềng răng.

Tiến trình răng dịch chuyển khi niềng

Thời gian niềng răng kéo dài từ 1,5 - 2 năm hoặc có thể lên đến 3 năm trong trường hợp răng bị các tình trạng phức tạp. Vì vậy, với việc chấp nhận đánh đổi một quá trình dài ai cũng mong muốn thấy được một kết quả và sự thay đổi tốt lên của bản thân từng ngày. Vì vậy, để hiểu rõ hơn quá trình dịch chuyển răng khi niềng như thế nào bạn hãy cùng xem hành trình lột xác cũng như tiến trình dịch chuyển răng của khách hàng tại Up Dental bạn nhé!

tiến trình dịch chuyển răng khi niềng

>>Xem thêm: Giá niềng răng mới nhất tại nha khoa Up Dental

UP DENTAL – Niềng răng cao cấp dành cho bạn trẻ

Thẩm định răngThẩm định răng