sm-zalo
Tư vấn miễn phí cùng
Bác sĩ chuyên môn
Nhận báo giá
và ưu đãi mới nhất
top-bannertop-banner
Bác sĩ Up Dental

Tư vấn chuyên môn bài viết

Đội ngũ bác sĩ Up Dental

100% tốt nghiệp Đại học Y Dược

Được đào tạo chuyên sâu về niềng răng

Tư vấn ngay

Siết răng khi niềng có đau không? Đây là câu hỏi mà nhiều người lo lắng khi bắt đầu quá trình chỉnh nha. Cảm giác đau nhức hoặc khó chịu thường xuất hiện sau khi siết răng, nhưng mức độ đau sẽ khác nhau ở mỗi người. Thông thường, cảm giác này sẽ giảm dần sau vài ngày khi răng và nướu quen với lực mới. Để hiểu rõ hơn về quá trình siết răng và cách làm giảm các cơn đau, hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Siết răng khi niềng có đau không?

Siết răng khi niềng có đau không?

Siết răng khi niềng có đau không là câu hỏi nhiều bạn thắc mắc. Khi tác dụng một lực vật lý lên răng như siết răng, chắc chắn cá nhân bạn sẽ thấy đau nhức và khó chịu. Tuy nhiên, hiện tượng này chỉ xuất hiện từ 3 - 5 ngày đầu sau khi siết răng. Do việc siết răng làm kích thích răng di chuyển nên những ngày đầu bạn sẽ có cảm giác căng tức. Nhưng đừng quá lo lắng, vì cơn đau này cũng sẽ không kéo dài và hãy tìm hiểu về những cách giúp bạn giảm đau sau khi siết răng nhé!

[cta-braces-tea]

9 mẹo giảm đau sau khi siết răng niềng

Niềng răng có đau không? Chắc chắn là không ai thích phải gánh chịu cơn đau nhức, khó chịu sau mỗi lần siết răng. Do đó, để giúp rút ngắn cũng như giảm đau tại nhà nhanh chóng bạn hãy thử những phương pháp sau đây:

1. Chườm đá lạnh

Chườm đá lạnh là phương pháp khá phổ biến khi giảm đau, với cơ chế làm lạnh cục bộ giúp cho mạch máu ở khu vực tổn thương đột ngột co lại. Dẫn đến tốc độ dòng máu chậm lại và giảm tuần hoàn tại chỗ, giảm tiêu thụ oxy, giảm chuyển hóa, giảm tính thấm thành mạch và khả năng xuyên mạch của bạch cầu. Từ đó giảm phản ứng viêm và đau cấp. Bằng cách cho ít đá vào một chiếc khăn sạch và đặt tại vị trí bị đau nhức, căng tức. 

2. Chườm nóng

Chườm nóng cũng giúp bạn có thể giảm đau hiệu quả. Hãy cho nước ấm vào chai thủy tinh, lót một lớp khăn sạch mỏng bên ngoài và chườm tại khu vực đau nhức.Sẽ giúp tác dụng giãn mạch, từ đó tăng cường tuần hoàn, tăng cường dinh dưỡng và chuyển hóa tại chỗ, từ đó có tác dụng giảm đau. 

3. Súc miệng bằng nước muối ấm

Với công dụng kháng khuẩn, làm tăng tuần hoàn máu giúp vết thương cũng như tình trạng căng tức đau nhức được giảm đáng kể. Sử dụng một ít muối pha loãng với nước ấm để súc miệng khi đau nhức.

4. Massage nướu nhẹ nhàng

Việc siết răng khi niềng gây cảm giác căng tức do răng bắt đầu dịch chuyển, massage nướu sẽ xoa dịu được sự khó chịu. Có 2 cách để massage nướu:

  • Thứ nhất: Nếu bạn có máy tăm nước hãy sử dụng đầu tăm có tác dụng massage nướu để tiến hành massage.

  • Thứ hai: Không có máy tăm nước cũng không sao, bạn chỉ cần rửa sạch tay, sau đó dùng ngón tay để xoa nhẹ lên nướu theo chiều kim đồng hồ sẽ giúp giảm đau đáng kể. 

5. Ăn các thức ăn mềm

Trong những ngày đầu mới vừa siết răng, việc ăn thức ăn mềm sẽ giúp bạn hạn chế tối đa cơn đau, ê buốt do khi này răng của bạn còn khá yếu. Việc ăn thức ăn dai cứng sẽ tạo ra áp lực lớn và gây tổn thương đến răng và nướu.

>>> Xem thêm: Bảng giá niềng răng mới nhất tại Up Dental

6. Sử dụng sáp chỉnh nha

Đối với các bạn niềng răng mắc cài kim loại hoặc mắc cài sứ. Khi niềng răng, việc chưa thích nghi được với hệ thống mắc cài trong miệng sẽ làm chúng ta cảm thấy vướng víu, ma sát gây tổn thương má. Sáp chỉnh nha sẽ là một công cụ hiệu quả giúp bao bọc lại các mắc cài để bảo vệ tránh tổn thương khoang miệng, và giảm đau cho bạn khi mới vừa siết răng khi niềng

7. Nhai nhẫn răng lạnh

Nhai nhẫn răng lạnh là một phương pháp phổ biến đối với trẻ sơ sinh, giảm cảm giác đau, khó chịu trong thời kỳ mọc răng. Tuy nhiên, biện pháp này cũng có thể áp dụng trong trường hợp niềng răng, hãy thử cho nhẫn răng và tủ đông, và dùng mỗi khi cơn đau siết răng đang âm ỉ làm bạn khó chịu. 

8. Sử dụng thuốc giảm đau

Thuốc giảm đau sẽ giúp bạn nhanh chóng loại bỏ được cảm giác đau và khó chịu. Tuy nhiên, hãy chắc chắn rằng thuốc bạn sử dụng đã được Bác sĩ niềng răng của bạn kê đơn nhé.

>>> Xem thêm: Top 12 địa chỉ niềng răng uy tín tại TP.HCM

9. Luôn giữ tâm trạng thoải mái

Niềng răng là một quá trình tương đối dài, việc làm bạn cùng với bộ khí cụ dây cung, mắc cài, dây chun và thường xuyên phải siết răng cũng là lẽ đương nhiên nếu muốn có được nụ cười đẹp. Vì vậy, hãy luôn giữ tâm trạng thoải mái, vì hãy nhìn đến kết quả bạn có thể đạt được đôi khi bạn sẽ thấy được sự kiên trì chịu đau của mình đã đổi lại được một hàm răng chắc khỏe, khuôn miệng hài hòa, và khớp cắn chuẩn bạn nhé!

>>> Xem thêm các bài viết:

UP DENTAL – Niềng răng cao cấp dành cho bạn trẻ

Thẩm định răngThẩm định răng