sm-zalo
Tư vấn miễn phí cùng
Bác sĩ chuyên môn
Nhận báo giá
và ưu đãi mới nhất
top-bannertop-banner
Bác sĩ Up Dental

Tư vấn chuyên môn bài viết

Đội ngũ bác sĩ Up Dental

100% tốt nghiệp Đại học Y Dược

Được đào tạo chuyên sâu về niềng răng

Tư vấn ngay

Mục lục nội dung

Niềng răng là phương pháp giúp khắc phục nhiều khuyết điểm trên răng, giúp răng về đúng quỹ đạo trên cung hàm và khớp cắn được cân đối hơn. Để giải đáp về vấn đề “mất răng hàm có niềng được không?” bạn hãy cùng lắng nghe ý kiến từ các chuyên gia Up Dental nhé!

Tác hại của việc mất răng hàm

tac-hai-cua-viec-mat-rang-ham

Hầu hết , tình trạng mất răng ở người trưởng thành khá phổ biến bởi nhiều nguyên nhân từ chủ quan đến khách quan. Những trường hợp bị mất răng thường gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai. Thông thường, mọi người có xu hướng xem nhẹ việc mất răng khi đã thích nghi được. Tuy nhiên, mất răng trong khoảng thời gian dài sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe răng miệng. Cụ thể các tác hại sẽ gặp phải khi mất răng:

  • Khó khăn trong quá trình ăn nhai: Khi mất răng, khó để quá trình ăn nhai có thể diễn ra bình thường được. Tùy thuộc vào vị trí mất răng mà sự bất tiện khác nhau, ở vị trí răng cửa sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng cắn thức ăn. Ở vị trí các răng tại khu vực ăn nhai như răng số 6,7 sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình nghiền nát thức ăn, về lâu dài còn gây ảnh hưởng đến dạ dày.

  • Răng xô lệch, hư hỏng các răng khác: Vùng bị mất răng tạo nên khoảng trống giữa các răng. Lúc này, răng có xu hướng xô lệch về vị trí hở của răng. Đồng thời, quá trình ăn nhai cũng sẽ có sự thay đổi, thay vì lực ăn nhai được dàn đều ở các răng như khi răng còn đủ. Thì sau khi mất răng, áp lực ăn nhai tác động vào các răng còn lại làm hư hỏng răng.

  • Bị lệch khớp cắn: Quá trình ăn nhai không diễn ra như bình thường, các răng cũng dần bị xô lệch gây nên tình trạng lệch khớp cắn.

  • Tiêu xương hàm: Vùng răng bị mất không còn được nhai, do đó xương tại vị trí này dần bị tiêu biến. Làm ảnh hưởng đến các răng xung quanh và gây hóp má, vùng da bên ngoài răng mất bị chảy xệ.

  • Mất thẩm mỹ: thường khi tai nạn, va chạm thường dẫn đến tình trạng mất răng tại vùng răng cửa. Điều này làm người bị mất răng rất tự ti khi nói cười. Gần như không dám cười lộ răng. Làm ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống hằng ngày.

[cta-braces-tea]

Mất răng hàm có niềng răng được không

mat-rang-ham-co-nieng-rang-duoc-khong

Để giải đáp mất răng hàm có niềng răng được không. Về vấn đề này, thì sẽ được chia thành 2 trường hợp:

Trường hợp 1: Mất răng có thể niềng răng

Tùy vào tình trạng răng cần khắc phục, mà khoảng trống tại vùng mất răng của bạn có trở thành ưu thế không. Thực tế, ở một số tình trạng răng việc có khoảng trống sẽ giúp tạo điều kiện cho răng được di chuyển tốt hơn. Tuy nhiên, nếu khoảng trống mất răng quá lớn, hoặc quá trình niềng răng không lấp được khoảng trống tại vị trí mất răng. Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn trồng răng Implant để quá trình niềng răng diễn ra thuận lợi, các răng được cân đối và đều đẹp.

Trường hợp 2: Mất quá nhiều răng

Với trường hợp mất quá nhiều răng, khó để quá trình niềng răng có thể khắc phục được tình trạng hô, móm, thưa đồng thời lấp đầy được vị trí răng mất. Thay vào đó dùng biện pháp trồng răng Implant quá nhiều răng, làm răng không còn đủ sức khỏe để có đảm bảo được quá trình dịch chuyển. Vì vậy, trong trường hợp mất răng quá nhiều, thì niềng răng không phải là phương pháp phù hợp. 

Quy trình niềng răng cho người bị mất răng hàm

Bước 1: Khám và tư vấn

Bước đầu tiên cũng là bước quan trọng nhất trước khi chính thức bước vào quá trình niềng răng. Tại bước này, Bác sĩ sẽ tiến hành chụp phim X-quang, lấy dấu mẫu hàm. Nhờ vào các dữ liệu thông tin này, giúp Bác sĩ có thể nắm được tình hình của răng cần khắc phục.

Bước 2: Lập phác đồ điều trị niềng răng

Sau khi nắm rõ được nguyên nhân, tình trạng sức khỏe răng Bác sĩ sẽ tiến hành lập phác đồ điều trị niềng răng và tư vấn cho bạn về việc lựa chọn phương pháp niềng răng nào phù hợp và quá trình niềng sẽ diễn ra như thế nào.

Bước 3: Ký hợp đồng điều trị

Sau khi lắng nghe tư vấn, lựa chọn phương pháp niềng và đi đến thống nhất giữa bạn và Nha khoa, thì bạn sẽ được ký hợp đồng niềng răng. 

Bước 4: Điều trị tổng quát

Đây là bước để chuẩn bị cho quá trình niềng răng của bạn diễn ra tốt nhất. Tùy thuộc vào sức khỏe răng, và vị trí răng bị mất mà ở bước này bạn sẽ được điều trị những vị trí răng bị sâu, các bệnh lý răng miệng. 

Bước 5: Gắn mắc cài - Nhận khay niềng 

Sau khi răng được điều trị đảm bảo được sức khỏe răng lúc này bạn sẽ được gắn mắc cài hoặc nhận các khay niềng, đây là lúc bạn chính thức bắt đầu quá trình niềng răng.

Bước 6: Kết thúc quá trình niềng - Duy trì

Sau khi tháo niềng hoặc đeo khay niềng cuối cùng kết thúc, khi hàm răng đủ đều đẹp như ý. Bạn sẽ được chỉ định đeo hàm duy trì từ 6 - 12 tháng tùy thuộc vào cơ địa, sức khỏe răng để duy trì và đảm bảo được kết quả niềng răng.

quy-trinh-nieng-rang-cho-nguoi-bi-mat-rang

Địa chỉ niềng răng uy tín tại TP.HCM

Niềng răng là phương pháp thẩm mỹ răng đòi hỏi kỹ thuật cao, do đó để có được kết quả niềng răng như mong muốn và một quá trình niềng an toàn bạn cần tìm được một nha khoa đáng tin cậy và uy tín. 

dia-cgi-nieng-rang-uy-tin

Nha khoa niềng răng Up Dental, là địa điểm nha khoa được nhiều khách hàng lựa chọn và tin tưởng. Với đội ngũ Bác sĩ hoàn toàn được đào tạo chuyên ngành răng hàm mặt tại Đại học Y Dược Tp.HCM với kinh nghiệm lâu năm nghiên cứu chuyên sâu về niềng răng. Up Dental hội tụ đủ 7 yếu tố bảo đảm được là một nha khoa uy tín:

1/ Up Dental có số lượng khách hàng tháo niềng hài lòng về kết quả Top đầu tại Việt Nam

2/ Up Dental chỉ nghiên cứu và điều trị chuyên sâu niềng răng

3/ Up Dental là nha khoa tiên phong tại Việt Nam có chính sách trả chậm chỉ từ 1 triệu đồng/tháng

4/ Up Dental chịu trách nhiệm 100% hiệu quả niềng răng như đã tư vấn

5/ 100% Bác sĩ tốt nghiệp Đại học Y Dược, được đào tạo chuyên sâu về niềng răng và có chứng chỉ hành nghề 

6/ Up Dental trang bị máy X-Quang Sirona tốt nhất thế giới giúp chẩn đoán chính xác và rút ngắn tối đa thời gian để niềng răng

7/ Up Dental được Sở Y tế cấp phép hoạt động số 05047/SYT - GPHĐ.

>>Xem thêm: Giá niềng răng mới nhất tại nha khoa Up Dental

UP DENTAL – Niềng răng cao cấp dành cho bạn trẻ

Thẩm định răngThẩm định răng