sm-zalo
Tư vấn miễn phí cùng
Bác sĩ chuyên môn
Nhận báo giá
và ưu đãi mới nhất
top-bannertop-banner
Bác sĩ Up Dental

Tư vấn chuyên môn bài viết

Đội ngũ bác sĩ Up Dental

100% tốt nghiệp Đại học Y Dược

Được đào tạo chuyên sâu về niềng răng

Tư vấn ngay

Mục lục nội dung

Niềng răng hô mất bao lâu thì có hàm răng đẹp? Quá trình niềng răng hô như thế nào? Đây là thắc mắc của không ít người đang gặp phải khuyết điểm này. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp tất tần tật các vấn đề liên quan đến niềng răng hô.

Niềng răng hô mất bao lâu?

niềng răng hô mất bao lâu

Răng hô hay còn được gọi là răng vẩu là một dạng sai khớp cắn phổ biến. Trong đó sự sai lệch tương quan giữa hai hàm có thể dễ dàng nhận biết bằng mắt thường, khi nhìn nghiêng khuôn miệng sẽ nhô gây mất cân đối trong cấu trúc khuôn mặt và thiếu tính thẩm mỹ. Niềng răng hô là giải pháp tối ưu để khắc phục khuyết điểm này, giúp bạn lấy lại nụ cười xinh đẹp và tự tin.

Niềng răng là giúp răng di chuyển từng chút một trên khung hàm vì thế thời gian niềng răng mất khoảng 1 - 3 năm. Niềng răng hô mất bao lâu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm: mức độ sai lệch, tình trạng sức khỏe răng miệng, độ tuổi, phương pháp niềng mà bạn chọn, tay nghề của Bác sĩ.

1. Mức độ sai lệch

Trường hợp răng hô, móm, lệch lạc nặng thì thời gian niềng răng sẽ kéo dài hơn.

2. Tình trạng sức khỏe răng miệng:

Đoi với các bạn có tình trạng sức khỏe răng miệng tốt thì thời gian niềng răng sẽ nhanh hơn. Ngược lại nếu mắc các bệnh lý răng miệng như viêm nha chu, sâu răng thì sẽ phải tốn thời gian điều trị trước khi bắt đầu niềng răng.

3. Độ tuổi niềng răng:

Độ tuổi niềng răng càng lớn thì thời gian niềng răng càng lâu. Theo các chuyên gia khuyến cáo thì thời điểm vàng để niềng răng là từ 9 - 14 tuổi.

4. Phương pháp niềng răng

Các phương pháp niềng răng khác nhau sẽ có thời gian niềng răng khác nhau. Niềng răng mắc cài kim loại là phương pháp có thời gian niềng răng tối ưu nhất.

>>Xem thêm: Niềng răng hô giá bao nhiêu?

[cta-braces-tea]

4 phương pháp niềng răng hô

1. Niềng răng mắc cài kim loại:

Niềng răng mắc cài kim loại là phương pháp niềng răng truyền thống, được xem là nền tảng cho các phương pháp niềng răng hiện tại. Phương pháp này sử dụng hệ thống khí cụ như dây cung, thun và mắc cài cố định lên bề mặt thân răng. Niềng răng kim loại sử dụng các vật liệu hợp kim Niken - Titanium có độ bền chắc, lực tác dụng đều và ổn định. Các thun có độ đàn hồi tốt tạo lực giúp các răng di chuyển từng chút một về vị trí mong muốn trên khung hàm. 

2. Niềng răng mắc cài sứ:

Niềng răng mắc cài sứ sử dụng hệ thống khí cụ gồm dây cung, thun, mắc cài giống như phương pháp niềng răng truyền thống. Tuy nhiên, hệ thống mắc cài được làm từ chất liệu sứ cao cấp có màu trùng với màu răng nên có tính thẩm mỹ cao.

3. Niềng răng mắc cài kim loại mặt trong:

Niềng răng mặt trong cũng giống như phương pháp niềng răng truyền thống tuy nhiên hệ thống khí cụ được cố định vào mặt trong của thân răng. Phương pháp giấu mắc cài này đảm bảo tính thẩm mỹ giúp bạn tự tin giao tiếp trong quá trình điều trị.

4. Niềng răng không mắc cài/ niềng răng trong suốt:

Đây là phương pháp niềng răng hiện đại, sử dụng chuỗi khay trong suốt được thiết kế riêng biệt cho mỗi người. Những khay này có thể dễ dàng tháo lắp, thoải mái và gần như vô hình, giúp bạn tự tin giao tiếp trong suốt quá trình điều trị.

>>Xem thêm: Giá niềng răng tại nha khoa Up Dental mới nhất

    Quy trình niềng răng hô diễ

    quá trình niềng răng hô

    Nha khoa Up Dental là nha khoa chuyên sâu về niềng răng. Tại đây tập trung nghiên cứu các phương pháp, cập nhật các kỹ thuật niềng răng tiên tiến để giúp bạn có một nụ cười rạng rỡ nhất. Niềng răng tại Up Dental bạn sẽ trải qua các  giai đoạn chuẩn y khoa.

    Bước 1: Tư vấn niềng răng và lên kế hoạch điều trị

    Đây là bước đầu tiên và quan trọng, ảnh hưởng đến kết quả niềng răng của bạn. Đầu tiên bạn sẽ được kỹ thuật viên hình ảnh chụp phim X - quang, hình ảnh trong miệng và ngoài mặt. Tiếp theo sẽ được phụ tá lấy dấu mẫu hàm, và được bác sĩ thăm khám tổng quát tình trạng răng. Dựa trên kết quả phim chụp X - quang và quá trình thăm khám bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng sai lệch răng của bạn. Từ đó đưa ra phương pháp và lộ trình niềng răng phù hợp và tốt nhất cho bạn. 

    Các bước được tiến hành như sau:

    • Bác sĩ khám răng – miệng tổng quát và lấy dấu mẫu hàm

    • Chụp hình trong miệng – ngoài mặt

    • Chụp X - quang trước khi niềng răng

    • Bác sĩ tư vấn tình trạng răng miệng chẩn đoán lên kế hoạch điều trị

    • Ký hợp đồng niềng răng tại Up Dental

    Bước 2: Điều trị tổng quát (nếu có)

    Nếu bạn đang gặp các bệnh lý răng miệng thì Bác sĩ sẽ tiến hành điều trị dứt điểm trước khi gắn mắc cài để không làm ảnh hưởng đến tiến trình niềng răng và kết quả niềng răng sau này.

    Các điều trị tổng quát thường gặp là: Cạo vôi răng, điều trị nha chu, trám răng, chữa tủy...

    >>Xem thêm: Niềng răng hô hàm trên giá bao nhiêu?

    Bước 3: Giai đoạn gắn khí cụ:

    Sau khi điều trị tổng quát, khách hàng sẽ được tiến hành gắn khí cụ để hỗ trợ quá trình đeo mắc cài kim loại sau này diễn ra thuận lợi. Các khí cụ phổ biến như: Thun tách kẽ, gắn khâu, khí cụ nong hàm...

    Bước 4: Giai đoạn gắn mắc cài trong tháng đầu tiên:

    Sau các bước điều trị tổng quát, gắn khí cụ, khách hàng sẽ chính thức bước vào thời kỳ đeo mắc cài. Hệ thống mắc cài bằng kim loại sẽ được gắn trực tiếp trên răng, dây cung được đặt vào rãnh mắc cài có tác dụng tạo ra lực siết di chuyển răng. Dây thun hoặc chốt tự đóng trên rãnh mắc cài có tác dụng giữ dây cung cố định trên mắc cài.

    Bước 5: Giai đoạn tái khám tháng thứ 2 – kết thúc lộ trình:

    Thông thường sau 3 đến 6 tuần, Bác sĩ sẽ hẹn để tái khám và thực hiện các bước điều trị như thay thun, thay dây cung môi, tăng lực siết hàm và vệ sinh răng miệng...

    • Thay thun: Các sợi thun sẽ bị giãn sau khoảng 1 tháng, do đó Bác sĩ sẽ thay thun mới để duy trì lực siết của dây cung.

    • Nâng khớp: Hàm nâng khớp thường được làm bằng nhựa cứng, áp dụng đối với những ca “cắn ngược, cắn chéo răng cửa” nhằm mục đích giải phóng khớp cắn.

    • Gắn tube: Tube giống mắc cài, thường lớn hơn mắc cài được gắn vào các răng số 6 và số 7.

    • Nhổ răng (nếu có): Một số trường hợp không có khoảng trống trên cung hàm Bác sĩ sẽ chỉ định cho nhổ răng để tạo khoảng trống, giúp nắn chỉnh răng về vị trí mong muốn dễ dàng hơn.

    Bước 6: Tháo niềng và đeo hàm duy trì:

    Kết thúc quá trình niềng răng, Bác sĩ sẽ tiến hành tháo các mắc cài bằng kim loại, dây cung và các khí cụ, sau đó làm hàm duy trì. Thời điểm này xương và răng cũng chưa kịp thích nghi với sự thay đổi mới, răng có xu hướng về lại vị trí ban đầu. Chính vì thế, bạn cần phải đeo hàm duy trì để giữ các răng ổn định ở vị trí mới cho đến khi xương, răng và nướu răng thích nghi với sự thay đổi mới.

    >>Xem thêm: Top 10 địa chỉ niềng răng uy tín tại TP. HCM

    Hình ảnh trước và sau niềng răng hô

    Khách hàng Quang Khánh

    trước và sau khi niềng

    Khách hàng Hà Uyên

    trước và sau khi niềng

    Khách hàng Hoàng Anh

    trước và sau khi niềng

    >>Xem thêm: Hô hàm có niềng răng được không?

    UP DENTAL – Niềng răng cao cấp dành cho bạn trẻ

    Thẩm định răngThẩm định răng