sm-zalo
Tư vấn miễn phí cùng
Bác sĩ chuyên môn
Nhận báo giá
và ưu đãi mới nhất
top-bannertop-banner
Bác sĩ Up Dental

Tư vấn chuyên môn bài viết

Đội ngũ bác sĩ Up Dental

100% tốt nghiệp Đại học Y Dược

Được đào tạo chuyên sâu về niềng răng

Tư vấn ngay

Hàm móm là một vấn đề nghiêm trọng, cần giải quyết nhanh chóng để có được sự tự tin, sức khỏe dài lâu. Niềng răng cho hàm móm được nhắc đến khá nhiều với mong muốn cải thiện rõ rệt tình trạng sai lệch này. Vậy theo chuyên gia có nên niềng răng cho hàm móm không, hiệu quả như thế nào

Răng móm là như thế nào? 

Móm là một trong những dạng sai khớp cắn khiến không ít người cảm thấy đau đầu vì gây ra nhiều ảnh hưởng. Theo Bác sĩ, khớp cắn đúng sẽ trong trạng thái cung răng hàm trên phủ ngoài cung răng hàm dưới, tuy nhiên với những người bị móm thì khớp cắn có dạng ngược lại. Bạn sẽ thấy rõ sự sai lệch tương quan giữa hai hàm khi nhìn trực diện.

Răng móm sẽ khiến gương mặt mất cân đối dẫn đến thiếu tự tin. Không chỉ ở vẻ ngoài, sức khỏe răng miệng và tiêu hóa cũng gặp nhiều vấn đề. Khi mức độ móm nặng thêm, việc giao tiếp cũng gặp hạn chế vì phát âm không tròn vành rõ chữ. 

Răng móm là như thế nào

Các trường hợp móm phổ biến

  • Móm do răng phát triển không bình thường

  • Móm do xương hàm dưới phát triển quá mức

  • Móm do xương hàm trên kém phát triển

  • Móm do xương hàm dưới quá phát triển và xương hàm trên kém phát triển

  • Móm do xương kết hợp bù trừ xương ổ răng

[cta-braces-tea]

Nguyên nhân gây ra hàm móm

1. Nguyên nhân nguyên phát 

Di truyền

Nếu trong gia đình có ông bà, cha mẹ thuộc trường hợp hàm móm thì thế hệ sau cũng sẽ có nguy cơ gặp phải tình trạng tương tự:

  • Xương hàm trên kém phát triển

  • Xương hàm dưới phát triển mạnh

Nguyên nhân gây ra hàm móm

2. Nguyên nhân thứ phát

Nguyên nhân tại chỗ do răng

  • Thiếu răng cửa hàm trên sẽ làm giảm chiều dài cung răng trên, về lâu dài sẽ khiến hàm dưới dễ trượt ra trước và răng cửa cắn chéo. 

  • Việc mất răng cối hàm dưới dẫn đến hàm dưới cần trượt ra trước nhiều để ăn nhai, dần dần sẽ dẫn đến móm

Nguyên nhân tâm lý: không từ bỏ triệt để những thói quen xấu như mút tay, ngậm núm giả, vị trí đặt lưỡi nghỉ không đúng, chống cằm,... sẽ khiến răng cửa dần bị sai lệch, nặng hơn là làm xương hàm phát triển không đúng cách và tạo ra hàm móm.

Nguyên nhân nội tiết: rối loạn chức năng tuyến yên, ảnh hưởng đến sự phát triển của xương hàm dưới.

Nguyên nhân do khớp: tình trạng lỏng lẻo dây chằng khớp thái dương hàm khiến hàm dưới dễ trượt ra trước.

Nguyên nhân do cơ: lưỡi hoạt động quá mức sẽ đẩy hàm dưới ra trước nhiều hơn bình thường, làm mất thăng bằng giữa cơ môi má và lưỡi từ đó gây ra hàm móm.

Niềng răng cho hàm móm có hiệu quả không? 

Bị móm ảnh hưởng đến nhiều mặt trong cuộc sống, thế nên mọi người đều muốn tìm cách khắc phục. Nhiều bạn thắc mắc rằng có nên niềng răng cho hàm móm hay không - Bác sĩ cho biết niềng răng là phương pháp có thể cân nhắc để cải thiện hàm móm. 

Niềng răng vốn là phương pháp chỉnh nha sử dụng khí cụ di chuyển răng về đúng vị trí trên cung hàm, cải thiện rõ rệt hô, móm, thưa, lệch lạc,... Tuy nhiên có thể hết móm hoàn toàn hay không còn phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó mức độ móm, nguyên nhân móm cần xác định rõ ràng từ đầu.

Niềng răng cho hàm móm có hiệu quả không?

Bởi lẽ nếu móm do răng sẽ có thể khắc phục hiệu quả bằng các phương pháp niềng. Tuy nhiên móm do cấu trúc xương hàm thì biện pháp can thiệp hiệu quả nên là phẫu thuật hàm hoặc kết hợp niềng răng và phẫu thuật hàm. Niềng răng cho hàm móm muốn đảm bảo an toàn, hiệu quả cần có phác đồ phù hợp, vậy nên điều tiên quyết cần thực hiện là chọn mặt gửi vàng tìm đúng nha khoa uy tín. 

Phương pháp niềng răng cho hàm móm hiệu quả 

Hàm móm là tình trạng móm nặng, khó điều trị, sau khi giải đáp thắc mắc có nên niềng răng hàm móm không, cùng tìm hiểu một số phương pháp niềng hiệu quả nhé. Theo các chuyên gia, hàm móm nên ưu tiên phương pháp niềng răng mắc cài kim loại. 

Phương pháp niềng răng cho hàm móm hiệu quả 

Bởi lẽ niềng răng mắc cài kim loại có thể đảm bảo lực siết mạnh và ổn định, thời gian niềng nhanh, đồng thời chi phí cũng thấp nhất trong bảng giá niềng răng. Nhóm niềng răng mắc cài kim loại sẽ có thêm hai phiên bản cải tiến hơn, đó là niềng răng mắc cài kim loại tự đóng, niềng răng mặt trong.

Bên cạnh đó, hiện nay các nha khoa vẫn có niềng răng mắc cài sứ để áp dụng cho niềng răng móm. Điểm cộng sẽ là yếu tố thẩm mỹ cao, nhưng mắc cài sứ sẽ dễ bị vỡ, nên thời gian niềng răng hàm móm có thể sẽ bị kéo dài. 

[cta-phuong-phap]

Up Dental - Địa chỉ niềng răng cho hàm móm uy tín tại TP.HCM 

Up Dental là nha khoa uy tín tại TP. HCM và cũng là địa chỉ niềng răng tiên phong áp dụng niềng răng trả góp chỉ từ 1 triệu/tháng. Up Dental được Sở Y Tế cấp phép hoạt động số 05047/SYT đến nay đã có 8 năm phát triển, thành công với hơn 4000 ca niềng. Nếu như bạn đang tìm địa chỉ niềng răng cho hàm móm thì có thể gửi gắm niềm tin ở đây. 

Up Dental - Địa chỉ niềng răng cho hàm móm uy tín tại TP.HCM 

Với quy trình niềng răng móm chuẩn Y khoa được thực hiện bởi Bác sĩ tốt nghiệp Đại học Y dược TP.HCM, nha khoa sẽ không khiến bạn thất vọng. Không dừng lại ở đó, Up Dental trang bị cơ sở vật chất hiện đại hàng đầu, máy chụp X-quang chuyên dụng giúp chẩn đoán chính xác tình trạng, nguyên nhân móm, từ đó Bác sĩ có thể lên phác đồ điều trị phù hợp.

Niềng răng cho hàm móm tại đây sẽ giúp bạn có được trải nghiệm niềng răng chuyên nghiệp, hiệu quả chỉnh nha cao và duy trì kết quả dài lâu. 

Một số câu hỏi phổ biến về niềng răng cho hàm móm 

1. Niềng răng cho hàm móm bao lâu? 

Niềng răng là một hành trình dài, cần sự kiên trì của bạn. Thời gian niềng của mỗi người sẽ không giống nhau, chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi yếu tố tình trạng răng ban đầu. Đối với mức độ nhẹ thì sẽ nhanh đạt kết quả hơn. Hàm móm là mức độ sai lệch nặng nên quá trình niềng sẽ không thể quá vội vàng. Trung bình thời gian niềng răng cho hàm móm khoảng 3-4 năm. 

Phương pháp niềng răng cho hàm móm hiệu quả 

Nếu sức khỏe răng miệng không đủ điều kiện, bạn lại cần thêm thời gian điều trị bệnh lý trước niềng. Ngoài ra. niềng răng hàm móm đối với trẻ em sẽ nhanh hơn niềng răng hàm móm cho người lớn 6 tháng - 1 năm. Vậy nên nếu có thể, hãy niềng răng cho hàm móm càng sớm càng tốt. 

2. Niềng răng cho hàm móm có đau không?

Niềng răng cho hàm móm cần phải trải qua nhiều giai đoạn để răng về đúng vị trí, hàm chuẩn khớp cắn. Các bước đều tác động trực tiếp lên khu vực răng miệng, vậy nên sẽ khiến bạn cảm thấy đau.

Tuy nhiên niềng răng cho hàm móm đau nhưng vẫn trong ngưỡng chịu được. Hơn nữa nỗi đau này sẽ không xuyên suốt nhiều năm mà chỉ ở thời điểm đầu. Ngoài ra niềng răng cho hàm móm khó tránh khỏi cảm thấy ê nhức trong 3 - 4 ngày mỗi khi siết răng.

Tìm hiểu thêm bài viết:

UP DENTAL – Niềng răng cao cấp dành cho bạn trẻ

Thẩm định răngThẩm định răng