sm-zalo
Tư vấn miễn phí cùng
Bác sĩ chuyên môn
Nhận báo giá
và ưu đãi mới nhất
top-bannertop-banner
Bác sĩ Up Dental

Tư vấn chuyên môn bài viết

Đội ngũ bác sĩ Up Dental

100% tốt nghiệp Đại học Y Dược

Được đào tạo chuyên sâu về niềng răng

Tư vấn ngay

Mục lục nội dung

Bạn muốn niềng răng để cải thiện tình trạng răng móm “kém duyên” nhưng lại không biết niềng răng phải trải qua các giai đoạn nào và phương pháp niềng răng móm nào hiệu quả nhất? Cùng Up Dental khám phá quy trình niềng răng móm chuẩn Y khoa cũng như 4 phương pháp niềng răng móm hiệu quả nhất hiện nay nhé!

Răng móm là gì? Tác hại của răng móm

Răng móm là một trong những dạng sai khớp cắn, trong đó có sự sai lệch tương quan giữa hai hàm. Với trường hợp răng phát triển bình thường, khi khép miệng lại cung răng hàm trên phủ ngoài cung răng hàm dưới, tuy nhiên với những người bị móm thì khớp cắn có dạng ngược lại.

Phân loại thành 5 dạng như sau:

  • Móm do răng

  • Móm do xương hàm dưới phát triển quá mức

  • Móm do xương hàm trên kém phát triển

  • Móm do xương hàm dưới quá phát triển và xương hàm trên kém phát triển

  • Móm do xương kết hợp bù trừ xương ổ răng

Tác hại của răng móm

Tác hại của răng móm

Tình trạng răng móm nếu không được khắc phục kịp thời không chỉ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn sức khỏe và cuộc sống của bạn.

  • Ảnh hưởng thẩm mỹ khuôn mặt: Khi bị móm, hàm dưới đưa ra phía trước khiến khuôn mặt của bạn mất cân đối. Đặc biệt khi nhìn nghiêng, mặt lõm, nhiều bạn thường hay bị bạn bè trêu chọc là “mặt lưỡi cày”, gây ảnh hưởng đến tâm lý, không dám cười và thể hiện bản thân.

  • Ảnh hưởng ăn nhai: Khớp cắn không chuẩn khiến việc nghiền nát thức ăn gặp nhiều khó khăn. Lâu ngày không được khắc phục dễ mắc các bệnh về tiêu hóa như bệnh đau dạ dày…

[cta-braces-tea]

4 phương pháp niềng răng móm hiệu quả

Để khắc phục tình trạng răng móm, bạn có thể lựa chọn 1 trong 4 phương pháp niềng răng móm sau:

1. Niềng răng mắc cài kim loại

Niềng răng mắc cài kim loại là phương pháp được nhiều người lựa chọn để cải thiện răng móm nhất, vì với hệ thống mắc cài, dây cung gắn chặt trên răng tạo lực siết mạnh, ổn định, giúp kéo răng móm về đúng vị trí. Niềng răng mắc cài kim là phương pháp có chi phí rẻ nhất và giúp rút ngắn thời gian niềng răng.

2. Niềng răng mắc cài sứ

Tương tự như niềng răng mắc cài kim loại, niềng răng mắc cài sứ có hệ thống mắc cài và dây cung giúp răng di chuyển. Điểm khác biệt là các mắc cài được làm từ sứ có màu trùng với răng thật nên đảm bảo tính thẩm mỹ. Phương pháp này phù hợp với những bạn có công việc thường xuyên phải giao tiếp và ngại khoe “hàm mắc cài” trên răng.

Các phương pháp niềng răng móm

3. Niềng răng mắc cài kim loại mặt trong

Phương pháp này có cấu tạo giống với niềng răng mắc cài kim loại nhưng vị trí gắn mắc cài ở mặt trong thân răng nên khi cười, giao tiếp người khác khó nhận ra bạn đang niềng răng. Phương pháp này đảm bảo tính thẩm mỹ, giúp bạn tự tin hơn khi giao tiếp.

4. Niềng răng khay trong suốt Invisalign

Niềng răng Invisalign là phương pháp niềng răng hiện đại, sử dụng khay trong suốt được thiết kế riêng biệt dựa vào tình trạng răng móm của từng khách hàng. Những khay này tự tháo lắp được, thoải mái và gần như vô hình.

[cta-bao-gia]

Quy trình niềng răng móm chuẩn Y khoa tại Up Dental

Quy trình niềng răng móm tại Up Dental gồm 6 giai đoạn

Giai đoạn 1: Khám tổng quát và tư vấn

Khi bạn đến nha khoa tư vấn, Bác sĩ khám răng - miệng tổng quát. Bạn sẽ được lấy dấu mẫu hàm, chụp phim X-quang, ảnh chụp trong miệng, ngoài mặt và mẫu hàm giúp Bác sĩ phân tích chính xác tình trạng răng, lên kế hoạch điều trị rõ ràng.

Giai đoạn 2: Điều trị tổng quát

Trước khi gắn mắc cài Bác sĩ tiến hành kiểm tra và điều trị các bệnh về răng miệng (nếu có) như sâu răng, viêm nha chu, lấy vôi răng...để tránh các bệnh lý phát sinh trong suốt quá trình niềng răng.

Giai đoạn 3: Gắn khí cụ

Tuỳ vào tình trạng răng mà Bác sĩ điều trị sẽ tiến hành gắn các loại khí cụ cho bạn như tách kẽ, lấy dấu có khâu, gắn khâu…

Quy trình niềng răng móm

Giai đoạn 4: Gắn dây cung và mắc cài

Mắc cài được gắn trực tiếp trên răng, dây cung được đặt vào rãnh các mắc cào để tạo lực siết di chuyển răng. Ở giai đoạn này, bạn sẽ được Bác sĩ hướng dẫn chi tiết cách chăm sóc răng miệng trong quá trình niềng răng.

Giai đoạn 5: Tái khám niềng răng

Sau khi tiến hành gắn mắc cài, thông thường khoảng 3 đến 6 tuần, Bác sĩ sẽ hẹn bạn đến nha khoa để điều chỉnh dây cung và mắc cài. Khi tái khám, Bác sĩ sẽ kiểm tra các mắc cài, tăng lực siết hàm và vệ sinh răng miệng, cạo vôi răng…

Giai đoạn 6: Tháo niềng và đeo hàm duy trì

Nhận thấy răng bạn đã đều và ổn định, Bác sĩ sẽ tiến hành tháo mắc cài, dây cung và các khí cụ trên răng của bạn. Ở giai đoạn này để đảm bảo răng không di chuyển về vị trí ban đầu, sau khi tháo niềng, Bác sĩ khuyên bạn nên đeo hàm duy trì thường xuyên để răng ổn định.

Review kết quả niềng răng móm tại Up Dental

Khách hàng Bảo Châu

Võ Bảo Châu (23 tuổi), nhận xét về tình trạng răng sau khi tháo niềng, Bảo Châu cho biết: "Em thấy khác quắc luôn. Nếu nhìn 2 bức hình thì em thấy như đổi hàm răng khác gắn vô".

Khách hàng Mỹ Linh

Ngô Mỹ Linh (16 tuổi), nhận xét về tình trạng răng sau khi tháo niềng, Bảo Châu cho biết: "Răng em khỏe hơn hồi đó nhiều, kiểu như giờ nó đều rồi đánh răng vệ sinh cái kẽ dễ hơn".

Khách hàng Lê Đức Vinh

Lưu Đức Vinh (28 tuổi), nhận xét về tình trạng răng sau khi tháo niềng, Bảo Châu cho biết: "Thay đổi hoàn toàn. Đối với kết quả hiện tại với riêng anh thì anh thấy hài lòng".

>>Xem thêm: Giá niềng răng mới nhất tại nha khoa Up Dental

UP DENTAL – Niềng răng cao cấp dành cho bạn trẻ

Thẩm định răngThẩm định răng