Tư vấn chuyên môn bài viết
Đội ngũ bác sĩ Up Dental
100% tốt nghiệp Đại học Y Dược
Được đào tạo chuyên sâu về niềng răng
Tư vấn ngayRăng móm là một dạng bệnh lý về răng miệng, gây khó khăn trong việc ăn uống, ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khiến bạn mất tự tin và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Răng móm là một dạng bệnh lý về răng miệng, gây khó khăn trong việc ăn uống, ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khiến bạn mất tự tin và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Răng móm là một trong những dạng sai khớp cắn, trong đó có sự sai lệch tương quan giữa hai hàm. Với trường hợp răng phát triển bình thường, khi khép miệng lại cung răng hàm trên phủ ngoài cung răng hàm dưới, tuy nhiên với những người bị móm thì khớp cắn phát triển ngược lại.
[cta-braces-tea]
Đa số những người từng điều trị móm đều có người thân như ông bà hay bố mẹgặp trường hợp tương tự này.
Nguyên nhân tại chỗ do răng: Thiếu răng cửa hàm trên làm giảm chiều dài cung răng trên, chậm mọc răng cửa hàm trên vĩnh viễn không có điểm chận răng cửa khiến hàm dưới dễ trượt ra trước và răng cửa cắn chéo, mất răng cối sữa hàm dưới sớm hay có cản trở khớp cắn khiến hàm dưới trượt ra trước để có tiếp xúc khớp cắn tối đa khi nhai.
Nguyên nhân tâm lý: Do thói quen đưa hàm dưới ra trước.
Nguyên nhân nội tiết: Rối loạn chức năng tuyến yên, ảnh hưởng đến sự phát triển của xương hàm dưới.
Nguyên nhân do khớp: Lỏng lẻo dây chằng khớp thái dương hàm khiến hàm dưỡi dễ trượt ra trước.
Nguyên nhân do cơ: Do hoạt động của lưỡi quá mức đẩy hàm dưới ra trước, mất thăng bằng giữa cơ môi má và lưỡi.
Biểu hiện của móm khá dễ nhận biết và bạn có thể tự quan sát tại nhà: Hàm dưới đưa ra phía trước khiến vùng môi dưới hay vùng cằm nhô ra; khi quan sát nét mặt nhìn nghiêng có dạng mặt lõm, gây mất hài hòa; khi ngậm miệng lại răng hàm dưới phủ ngoài răng hàm trên.
Phân loại thành 5 dạng như sau:
Móm do răng phát triển không bình thường
Móm do xương hàm dưới phát triển quá mức
Móm do xương hàm trên kém phát triển
Móm do xương hàm dưới quá phát triển và xương hàm trên kém phát triển
Móm do xương kết hợp bù trừ xương ổ răng
Thông thường, để điều trị móm sẽ có hai giải pháp chính được đưa ra bao gồm: Niềng răng và phẫu thuật hàm kết hợp niềng răng. Việc chỉ định phương pháp điều trị nào phụ thuộc vào từng trường hợp, nguyên nhân gây móm và mong muốn về hiệu quả sau điều trị của mỗi người.
Niềng răng: Nếu móm do sai lệch về răng thì niềng là phương pháp tối ưu giúp sắp xếp các răng về đúng vị trí, đồng thời chỉnh lại khớp cắn ngược cho chuẩn xác hơn. Những phương pháp niềng răng móm hiệu quả: niềng răng mắc cài kim loại, niềng răng mắc cài sứ và niềng răng Invisalign.
Phẫu thuật hàm: Nếu móm do xương hàm thì phẫu thuật hàm là phương pháp lý tưởng để cải thiện thẩm mỹ tối đa cho khuôn mặt.
Niềng răng kết hợp phẫu thuật hàm: Nếu bị móm do xương hàm và răng bị sai lệch thì cần kết hợp cả 2 phương pháp điều trị.
Để điều trị răng móm hiệu quả, cần phải dựa trên từng kiểu móm cụ thể. Vì vậy, các bạn nên đến những nha khoa uy tín để được các Bác sĩ có chuyên môn về niềng răng móm thăm khám, chẩn đoán và chỉ định kế hoạch niềng răng móm phù hợp.
Tham khảo bảng giá niềng răng mới nhất Up Dental:
[cta-phuong-phap]
Xem thêm:
Top 12 địa chỉ niềng răng uy tín tại TP.HCM [tháng 07/2024]
Top 10 địa chỉ niềng răng trả góp TP.HCM uy tín
Răng bị móm nhẹ có nên niềng không?
Đội ngũ Bác sĩ 100% tốt nghiệp Đại học Y dược TPHCM - được đào tạo chuyên sâu về niềng răng.
Địa chỉ: Số 02 đường Võ Oanh, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP. HCM
Liên hệ: 0901.327.278
Website: https://updental.vn
Kênh Youtube: https://www.youtube.com/c/NiengRangUpDental
Group Nhật ký niềng răng: https://www.facebook.com/groups/nhatkyniengrang