sm-zalo
Tư vấn miễn phí cùng
Bác sĩ chuyên môn
Nhận báo giá
và ưu đãi mới nhất
top-bannertop-banner
Bác sĩ Up Dental

Tư vấn chuyên môn bài viết

Đội ngũ bác sĩ Up Dental

100% tốt nghiệp Đại học Y Dược

Được đào tạo chuyên sâu về niềng răng

Tư vấn ngay

Răng móm được chia thành nhiều loại, tùy vào từng loại móm mà xác định phương án điều trị thích hợp. Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu các loại móm cũng như xem xét đâu là phương pháp điều trị tương ứng với từng loại.

Răng móm là gì, nguyên nhân dẫn đến răng móm

Răng móm là dạng sai lệch khớp cắn tương quan giữa 2 hàm, trong đó răng hàm dưới có biểu hiện phát triển vượt mức bình thường, bao phủ lên răng hàm trên. Người bị răng móm khi nhìn ở góc nghiêng sẽ thấy cằm bị nhô ra, khiến gương mặt nhìn mất cân đối.

Nguyên nhân dẫn đến răng móm

Răng móm xảy ra thường đến từ các nguyên nhân như:

  • Nguyên nhân nội sinh: di truyền từ ông bà, cha mẹ.

  • Nguyên nhân tại chỗ do răng: thiếu răng cửa hàm trên hoặc răng cửa hàm trên mọc chậm nên không có điểm neo chặn, khiến hàm dưới trượt ra trước để có thể tiếp xúc tối đa khớp cắn khi nhai, gây móm.

  • Nguyên nhân tâm lý: thường xuất phát từ thói quen đưa hàm dưới ra trước, lâu dần chuyển thành móm.

  • Nguyên nhân nội tiết: chức năng tuyến yên bị rối loạn, ảnh hưởng đến sự phát triển của xương hàm dưới.

  • Nguyên nhân do khớp: khớp thái dương hàm lỏng khiến hàm dưới dễ trượt ra trước.

  • Nguyên nhân do cơ: do hoạt động quá mức của lưỡi, làm mất cân bằng giữa cơ môi má và lưỡi, khiến hàm dưới bị đẩy ra trước.

[cta-braces-tea]

Các loại móm phổ biến hiện nay

Các loại răng móm phổ biến hiện nay

Bạn có thể nhận biết tình trạng móm bằng mắt thường, tuy nhiên để phân biệt được mình thuộc loại móm nào thì cần có sự chẩn đoán của bác sĩ nha khoa. Bằng các kỹ thuật chuyên môn và phim chụp sọ nghiêng, các loại móm được chia thành 5 dạng:

  • Móm do răng phát triển không bình thường

  • Móm do xương hàm dưới phát triển quá mức

  • Móm do xương hàm trên kém phát triển

  • Móm do xương hàm dưới quá phát triển và xương hàm trên kém phát triển

  • Móm do xương kết hợp bù trừ xương ổ răng

Top 4 phương pháp điều trị các loại móm hiệu quả

1. Bọc răng sứ

Với những trường hợp răng móm nhẹ và cần khắc phục kết quả nhanh chóng thì bọc sứ là lựa chọn thích hợp. Để cải thiện răng móm, bác sĩ sẽ làm nhỏ răng thật bằng việc mài mỏng răng tạo khoảng trống và dán lên một lớp mão sứ. Răng sau khi được bọc sứ sẽ đều đẹp hơn, nếu bảo quản đúng cách thì răng sứ có thể duy trì kết quả lâu dài.

Bọc răng sứ

Để tiến hành bọc răng sứ bạn cần trải qua các bước như:

  • Thăm khám tổng quát và chụp phim x-quang.

  • Lập phác đồ điều trị.

  • Tiến hành gây tê và tạo hình cùi răng.

  • Lấy dấu mẫu hàm và thiết kế mão răng sứ.

  • Tiến hành bọc mão răng sứ phục hình.

2. Niềng răng

Niềng răng là phương pháp khắc phục các loại móm được nhiều người lựa chọn hiện nay vì có thể giúp bảo toàn răng thật, không xâm lấn cấu trúc xương hàm. Niềng răng sử dụng hệ thống mắc cài, dây cung, thun niềng và một số khí cụ đi kèm như nong hàm, minivis, khâu,... để giúp răng về đúng vị trí, cải thiện chức năng ăn nhai.

Niềng răng

Hiện nay niềng răng móm có các loại sau đây:

  • Niềng răng mắc cài kim loại: gồm có Niềng răng mắc cài kim loại truyền thống và Niềng răng mắc cài kim loại tự buộc/tự khóa.

  • Niềng răng mắc cài sứ: gồm có Niềng răng mắc cài sứ cao cấp và Niềng răng mắc cài sứ tự buộc/tự khóa.

  • Niềng răng Invisalign.

Tùy vào tình trạng răng miệng cũng như loại niềng răng bạn chọn mà giá niềng răng sẽ có sự chênh lệch. Tuy nhiên bạn không cần quá lo lắng về vấn đề chi phí vì hiện nay đã có chính sách niềng răng trả góp. Dưới đây là bảng giá niềng răng điều trị các loại móm tại nha khoa Up Dental, mời bạn tham khảo:

[cta-phuong-phap]

3. Phẫu thuật hàm

Với những người bị móm do sự phát triển của xương hàm thì phẫu thuật chỉnh hàm là giải pháp tối ưu. Ở phương pháp này, bác sĩ sẽ dùng thủ thuật chuyên môn và máy móc hiện đại để điều chỉnh xương hàm, khắc phục sai lệch khớp cắn.

Phẫu thuật hàm

Phẫu thuật chỉnh hàm là phương pháp hiện đại được tiến hành trong quy trình khép kín dưới sự thực hiện của các bác sĩ có tay nghề chuyên sâu. Sau khi kết thúc quá trình phẫu thuật chỉnh hàm, bạn cần có chế độ ăn uống và chăm sóc hợp lý. Khoảng 1 tháng sau khi phẫu thuật thì xương sẽ bắt đầu lành lại.

4. Phẫu thuật hàm kết hợp niềng răng

Phẫu thuật kết hợp niềng răng

Trường hợp những người gặp tình trạng móm xuất phát từ cả cấu trúc xương hàm và răng thì thường sẽ được bác sĩ chỉ định phẫu thuật chỉnh hàm kết hợp với niềng răng. Theo đó, bạn sẽ được tiến hành phẫu thuật chỉnh hàm móm trước. Sau phẫu thuật khoảng 6 tuần thì xương hàm đã dần ổn, lúc này có thể bắt đầu quá trình niềng răng.

Trên đây là những thông tin về các loại móm và phương pháp điều trị móm hiện nay. Để quá trình điều trị móm được hiệu quả và an toàn, bạn cần tìm đến những địa chỉ niềng răng uy tín. 

>> Xem thêm các bài viết:

UP DENTAL – Niềng răng cao cấp dành cho bạn trẻ

Thẩm định răngThẩm định răng