sm-zalo
Tư vấn miễn phí cùng
Bác sĩ chuyên môn
Nhận báo giá
và ưu đãi mới nhất
top-bannertop-banner
Bác sĩ Up Dental

Tư vấn chuyên môn bài viết

Đội ngũ bác sĩ Up Dental

100% tốt nghiệp Đại học Y Dược

Được đào tạo chuyên sâu về niềng răng

Tư vấn ngay

Mục lục nội dung

Chun chuỗi niềng răng được hiểu nôm na là một dải cao su nhiều vòng, có chức năng đóng các khoảng trống giữa các nhóm răng khác nhau cùng lúc. Tuy nhiên, đối với nhiều người, dù chỉ đang tìm hiểu hay đã bắt đầu những bước đầu tiên của quá trình niềng răng thì cụm từ chun chuỗi này hẳn còn khá xa lạ.

Chun chuỗi trong niềng răng là gì?

chun chuỗi trong niềng răng là gì

Chun chuỗi (thun chuỗi) được làm từ chất liệu cao su, có độ đàn hồi tốt và tuyệt đối an toàn, thân thiện với con người. Chun chuỗi trong niềng răng bao gồm nhiều vòng cao su kết thành một dải hình chữ O, gắn trên hệ thống mắc cài và chạy từ răng này sang răng khác.

Công dụng của khí cụ này là đóng các khoảng trống giữa răng này với răng khác, giữa nhóm răng này với nhóm răng khác và ngăn không cho các khoảng trống này rộng thêm. So với dây cung hoặc thun thông thường, lực tác động của chun chuỗi lên răng lớn hơn gấp nhiều lần. Vì vậy, công dụng chính của chun chuỗi là đóng các khoảng trống không cần thiết, đẩy nhanh quá trình điều trị. 

Ngoài ra, một số bác sĩ cũng thường sử dụng chun chuỗi song song với các khí cụ khác nhằm nắn chỉnh hàm răng cho đến khi các răng đều và khít hoàn toàn.

Cũng giống như các phương pháp niềng răng, chun chuỗi đa dạng về màu sắc lẫn kích thước, công dụng. Bạn có thể thoải mái lựa chọn màu sắc chun chuỗi trong bảng 28 màu theo ý thích và không lo sợ việc các chun bị nhiễm màu hay thấm nước. Cũng tuỳ theo tình trạng răng của bạn và phương pháp niềng răng được lựa chọn mà bác sĩ có thể gợi ý cho bạn sử dụng các loại chun chuỗi sau:
Chun chuỗi liên tục: sử dụng 1 chun duy nhất, giữa các vòng chun không có khoảng trống. Mỗi chiếc chun liên kết trực tiếp giữa 2 chiếc răng liền kề nhau.

  • Chun chuỗi ngắn: sợi chun sẽ dài hơn 3 - 4 vòng và liên kết giữa 3 - 4 răng.

  • Chun chuỗi dài: bao gồm nhiều vòng chun và liên kết nhiều răng với nhau

[cta-braces-tea]

Những trường hợp niềng răng cần đeo thun chuỗi

Những trường hợp đeo chun chuỗi khi niềng răng

Mặc dù chun chuỗi giúp đẩy nhanh quá trình niềng răng nhưng không phải trường hợp nào cũng cần dùng đến khí cụ này.

Nếu bạn sử dụng phương pháp niềng răng mắc cài cho tình trạng răng thưa nhiều/ chỉ vài răng thưa; có nhiều răng khấp khểnh trên 1 hàng; răng bị xoay hoặc những trường hợp nhổ răng để tạo khoảng trống, thì bác sĩ có thể chỉ định bạn đeo chun chuỗi.

Trong giai đoạn đầu của quá trình niềng răng, mắc cài và dây cung có tác dụng nắn chỉnh các răng mọc lệch, thưa, khấp khểnh về đúng hàng. Sau khi các răng đã nằm trên cung hàm thì chun chuỗi có nhiệm vụ đóng các khoảng trống do các răng thay đổi vị trí tạo nên. Bác sĩ sẽ tạo lực vừa đủ để chun chuỗi phát huy tối đa hiệu quả mà không gây đau đớn nhiều.

Thông thường, thời điểm và thời gian đeo chun chuỗi được chỉ định không giống nhau, do điều này phụ thuộc vào phác đồ điều trị và sức khoẻ răng của bạn. Trung bình, bạn chỉ cần đeo chun chuỗi trong khoảng 2 - 3 tuần nhưng nếu các khoảng trống quá lớn, hoặc nhiều thì thời gian kéo dài tới 4 - 6 tuần.

Hướng dẫn cách đeo chun chuỗi 

Bác sĩ sẽ là người giúp bạn đeo chun chuỗi khi đến giai đoạn cần thiết. Vì nếu không đủ kinh nghiệm hoặc quá trình đeo chun vào mắc cài không chính xác có thể khiến cho chun bị tuột ra trong lúc ăn uống, sinh hoạt. Nhưng bạn cũng có thể theo dõi quá trình đeo chun chuỗi dựa theo các bước hướng dẫn sau đây để không phải quá lo lắng…

Đeo chun chuỗi giữa 2 răng: chuẩn bị 1 đoạn chun chuỗi gồm 2 móc xích. Dùng nhíp chuyên dụng móc 1 đầu chun vào bên này mắc cài, kéo căng đầu còn lại và móc vào chiếc răng còn lại.

Đeo chun chuỗi giữa nhiều răng: chuẩn bị 1 đoạn chun chuỗi dài hơn, gồm nhiều móc xích. Dùng chíp chuyên dụng móc 1 đâu thun vào chiếc răng đầu tiên, kéo căng chuỗi chun và móc đầu còn lại vào chiếc răng tiếp theo. Làm lần lượt đến khi kết thúc

Những điều có thể xảy ra khi đeo chun chuỗi

Những điều có thể xảy ra khi đeo chun chuỗi

Sau một thời gian đeo chun chuỗi, bạn có thể gặp phải hiện tượng chun chuỗi bị chuyển màu, chun không còn lực kéo hoặc độ đàn hồi giảm dần…điều này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân:

  • Vật liệu chun không đảm bảo chất lượng

  • Răng dịch chuyển dẫn đến chun bị lỏng

  • Quá trình ăn uống, nhai thức ăn cũng là một tác nhân 

  • Các yếu tố môi trường bên trong miệng của bạn: nhiệt độ, độ ẩm, nước bọt…

Ngoài ra, bạn cũng có thể gặp phải những tình huống không mong muốn khác:

  • Bị bệnh nướu răng: thức ăn mắc kẹt quanh chun chuỗi và các mắc cài nếu không được vệ sinh sạch sẽ gây kích ứng và viêm nướu

  • Bị bệnh sâu răng: do mảng bám tích tự lâu ngày làm răng sâu

  • Khí cụ bị bung tuột: Nếu không cẩn thận, trong quá trình điều chỉnh răng, dây chun chuỗi dẫn tới bung mắc cài, tuột dây cung…

Cách chăm sóc răng miệng hiệu quả khi đeo thun chuỗi

Cách chăm sóc răng miệng khi đeo chun chuỗi

Cũng giống như khi đeo niềng răng, thời gian đeo chun chuỗi có thể kéo dài nên việc chăm sóc răng miệng không kỹ lưỡng sẽ gây ra biến chứng đáng tiếc cho sức khoẻ của bạn.

Chăm sóc, vệ sinh răng miệng

  • Đánh răng sau mỗi bữa ăn, đảm bảo các thức ăn thừa bị mắc trên chun hoặc mắc cài đã được loại bỏ hoàn toàn để tránh tạo mảng bám.

  • Sử dụng bàn chải lông mềm, bàn chải kẻ hoặc bàn chải điện và chải răng nhẹ nhàng.

  • Dùng thêm chỉ nha khoa để lấy thức ăn thừa dạng nhỏ.

  • Kiểm tra lại mắc cài, chun chuỗi sau khi đã vệ sinh để chắc chắn chúng vẫn ổn.

Chế độ ăn uống hợp lý

  • Ưu tiên các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hoá: cháo, miến, bún, sữa chua, phô mai, nước ép hoa quả, sinh tố, bánh mì mềm…

  • Hạn chế các nhóm thực phẩm cứng, dai hoặc dễ bị mắc lại do có thể làm đứt chun chuỗi. Các thực phẩm nhiều đường cũng thúc đẩy quá trình hình thành mảng bám nhanh hơn.

Thăm khám đúng lịch 

  • Tuân thủ lịch khám định kỳ giúp bác sĩ dễ dàng theo dõi tình trạng di chuyển của răng cũng như các thay đổi của bộ khí cụ niềng răng.

  • Nếu chẳng may chun chuỗi của bạn bị lỏng hoặc mắc cài bị bung, bác sĩ sẽ giúp bạn điều chỉnh kịp thời, tránh ảnh hưởng đến hiệu quả niềng răng.

>>Xem thêm: Giá niềng răng mới nhất tại nha khoa Up Dental

UP DENTAL – Niềng răng cao cấp dành cho bạn trẻ

Thẩm định răngThẩm định răng