sm-zalo
Tư vấn miễn phí cùng
Bác sĩ chuyên môn
Mừng Xuân 2024
Ưu đãi giảm 50%
top-bannertop-banner
Bác sĩ Up Dental

Tư vấn chuyên môn bài viết

Đội ngũ bác sĩ Up Dental

100% tốt nghiệp Đại học Y Dược

Được đào tạo chuyên sâu về niềng răng

Tư vấn ngay

Mục lục nội dung

Niềng răng là phương pháp rất hiệu quả trong điều trị răng hô, móm, thưa, lệch lạc. Đeo niềng răng là gì? Phải đeo niềng răng trong bao lâu? Mọi thắc mắc sẽ được giải đáp qua bài viết sau đây.

Niềng răng được làm bằng chất liệu gì? Tại sao phải đeo niềng răng?

niềng răng làm bằng chất liệu gì

Niềng răng được làm bằng chất liệu gì?

Đeo niềng răng là đeo các khí cụ chỉnh nha chuyên dụng lên răng. Các khí cụ như dây cung, thun, mắc cài được cố định lên bề mặt thân răng để tạo lực giúp các răng di chuyển từng chút một trên khung hàm. Tùy vào nhu cầu của người dùng mà niềng răng được là từ nhiều vật liệu khác nhau.

  • Niềng răng mắc cài kim loại: chất liệu thường là inox, thép không gỉ hay đôi khi là bằng bạc hoặc bằng vàng. Khung kim loại của mắc cài kim loại có khả năng chịu lực tốt. Đi cùng với khung kim loại là các dây thun cao su có độ đàn hồi tốt, vừa có tác dụng giữ khung và định hình cấu trúc hàm, vừa có tác dụng tạo lực kéo dịch chuyển răng về vị trí mong muốn.

  • Niềng răng mắc cài sứ: có cấu tạo giống như niềng răng mắc cài kim loại tuy nhiên các mắc cài được làm từ chất liệu sứ cao cấp, có màu sắc trùng với màu răng thật. Phương pháp này không làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ trong quá trình niềng, nên được ưa chuộng trong những năm gần đây.

  • Niềng răng trong suốt: là một chuỗi khay trong suốt được làm từ chất liệu nhựa trong suốt SmartTrack, mỏng và ôm khít lấy răng. Phương niềng răng này có tính thẩm mỹ cao, dễ dàng tháo lắp, mang lại sự thoải mái, tiện lợi nhưng vẫn đạt được hiệu quả niềng răng cao.

Tại sao phải đeo niềng răng?

Tình trạng răng mọc không đều, chen chúc, lệch lạc khiến cho gương mặt mất cân đối, nụ cười không đẹp, kém duyên hơn. Răng hô, móm, thưa, lệch lạc không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, mà nó còn là nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý răng miệng, làm ảnh hưởng sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

  • Răng sai lệch gây khó khăn trong hoạt động ăn nhai, thức ăn không được nghiền nát trước khi đưa vào dạ dày dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa như đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa….

  • Sự sai lệch khớp cắn ảnh hưởng đến khả năng phát âm, phát âm không chuẩn ảnh hưởng đến giao tiếp.

  • Các răng mọc không ngay ngắn khiến vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn hơn. Mảng bám không được làm sạch hoàn toàn là nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý như: sâu răng, viêm tủy, viêm nướu... gây đau nhức, khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Như đã nói ở trên sở hữu một hàm răng “không đẹp” ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ và cả sức khỏe răng miệng. Niềng răng chính là giải pháp tối ưu giúp căn chỉnh các răng về đúng vị trí mong muốn trên khung hàm. Niềng răng giúp căn chỉnh khớp cắn, đưa khớp cắn trở về trạng thái chuẩn, cải thiện thẩm mỹ và hoạt động ăn nhai.

[cta-braces-tea]

>> Xem thêm: Niềng răng mắc cài kim loại - Phương pháp niềng răng giá rẻ, hiệu quả cao

Đeo niềng răng có gây nguy hiểm không?

“Niềng răng có gây nguy hiểm không?” đây vừa là thắc mắc vừa là nỗi sợ chung của nhiều người có ý định niềng răng. Vấn đề này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó các yếu tố quan trọng phải kể đến như: tình trạng sức khỏe răng miệng, tay nghề bác sĩ, nha khoa uy tín. Niềng răng sẽ an toàn nếu được thực hiện bởi các bác sĩ có kinh nghiệm, trình độ cao tại các địa chỉ niềng răng uy tín. Tuy nhiên khi niềng răng bạn sẽ phải đối mặt với những vấn đề sau đây:

1. Cảm giác đau nhức

Hầu hết khi bắt đầu niềng răng bạn phải đối mặt với cảm giác này, bởi ở giai đoạn đầu răng mới bắt đầu chịu tác động từ lực bên ngoài vì vậy bạn sẽ cảm thấy đau. Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng về cảm giác này, chỉ sau một khoảng thời gian bạn sẽ thích nghi được và cảm giác này sẽ dần biến mất. Bên cạnh đó, nỗi đau khi niềng còn phụ thuộc vào khả năng chịu đau của mỗi người, cảm giác này được nhiều người diễn tả là cảm giác căng tức và ê buốt. Để hạn chế tình trạng này bạn có thể cân nhắc uống thuốc giảm đau theo chỉ định của Bác sĩ.

2. Cảm giác vướng víu và trầy xước niêm mạc

Khi mới gắn mắc cài có thể các bộ phận má, môi, lưỡi chưa quen với sự xuất hiện của các khí cụ. Các khí cụ kim loại có thể gây kích ứng niêm mạc, trầy xước khiến bạn khó chịu. Để giảm bớt những khó chịu này bạn nên sử dụng sáp nha khoa, bôi sáp lên những vùng cộm cấm sẽ giúp bạn diệu nhẹ ngay lập tức. Sáp nha khoa được làm từ các vật liệu tự nhiên như sáp ong nên hoàn toàn an toàn với cơ thể.

3. Ăn nhai khó khăn

Khó khăn trong ăn nhai là tình trạng phổ biến khi bạn mới gắn khí cụ hoặc tăng lực siết dây cung hằng tháng. Tuy nhiên cảm giác này chỉ xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn, bạn có thể ăn nhai bình thường chỉ sau 3 - 7 ngày.

4. Một số vấn đề khác

Khi niềng răng bạn có thể phải đối mặt với một số bệnh lý răng miệng như: sâu răng, mòn cổ răng, mất canxi răng… Những bệnh lý này xuất phát từ việc vệ sinh răng miệng không đúng cách và chế độ dinh dưỡng không được đảm bảo khi niềng. Vì vậy, trong quá trình điều trị chỉnh nha bạn cần phải chú ý chăm sóc răng miệng đúng cách và một chế độ dinh dưỡng hợp lý. 

Trở lại câu hỏi “Đeo niềng răng có gây nguy hiểm không?” vấn đề này phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó các yếu tố quan trọng phải kể đến như: tình trạng sức khỏe răng miệng, tay nghề bác sĩ, nha khoa uy tín.

>> Xem thêm: Giá niềng răng mới nhất tại nha khoa Up Dental

Đeo niềng răng trong bao lâu?

thời gian niềng răng trong bao lâu

Thời gian niềng răng tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố như độ phức tạp, độ tuổi của bệnh nhân, mức độ khó dễ của khớp xương hàm, theo mong muốn của bệnh nhân và những điều trị kèm theo, phương pháp niềng răng lựa chọn. Thời gian niềng răng thông thường từ 18 - 24 tháng

  • Sức khỏe răng miệng tốt, thời gian niềng răng sẽ được rút ngắn hơn. Trường hợp bệnh nhân bị mắc các bệnh lý răng miệng như: sâu răng, nha chu, mòn men răng…cần phải được điều trị tổng quát trước khi bắt đầu thực hiện niềng răng.

  • Mức độ sai lệch: nếu hàm răng gặp khuyết điểm điểm lớn, mức độ sai lệch khớp cắn nặng, thì thời gian có thể sẽ kéo dài hơn so với các trường hợp nhẹ.

  • Độ tuổi niềng răng: độ tuổi càng lớn thì thời gian sẽ càng lâu và khó khăn hơn trong việc điều trị.

  • Loại niềng được sử dụng: với các loại niềng răng khác nhau sẽ có thời gian điều trị khác nhau

Lưu ý khi đeo niềng răng

Lưu ý khi vệ sinh răng miệng và ăn uống

1. Vệ sinh răng miệng khi đeo niềng răng

Vệ sinh răng miệng luôn là một trong những lưu ý quan trọng để có được một hàm răng đẹp và trắng sáng. Khi niềng răng, vai trò của vệ sinh răng miệng lại càng lớn hơn, nếu không được vệ sinh đúng cách sẽ ảnh hưởng xấu đến kết quả niềng răng. Vì thế bạn cần tập cho mình một thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách.

  • Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày,  từ 2 - 3 phút một lần đánh

  • Không nên đánh răng ngay sau khi ăn, nên đánh răng sau khi ăn ít nhất 30 phút

  • Sử dụng bàn chải lông mềm để tránh tổn thương nướu, thay bàn chải định kỳ 3 - 4 tháng một lần

  • Sử dụng chỉ tơ nha khoa, bàn chải kẽ để làm sạch kẽ răng, những nơi mà bàn chải thông thường không làm sạch được.

  • Sử dụng kem đánh răng kết hợp nước súc miệng để bổ sung fluor và hơi thở thơm mát dài lâu.

2. Ăn uống khi đeo niềng răng

Bên cạnh chăm sóc răng miệng bạn cần lưu ý thói quen ăn uống khi niềng răng. Có chế độ ăn uống dinh dưỡng tốt hợp lý sẽ đảm bảo sức khỏe của bạn trong suốt quá trình niềng. Khi đeo niềng răng bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Đường là thức ăn yêu thích của vi khuẩn, để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn tránh ăn quá nhiều đồ ngọt và nước uống có ga

  • Hạn chế thức ăn dai cứng, vì rất dễ làm bung sút mắc cài ảnh hưởng đến tiến trình điều trị.

  • Nên ăn các thức ăn mềm, các thực phẩm được chế biến từ sữa: phô mai, bơ, các loại bánh từ sữa, sữa chua,..Các món làm từ trứng, các loại bánh mỳ. Các thực phẩm chế biến từ ngũ cốc: bột ngũ cốc, đậu hủ, tàu hủ,... 

  • Một điều lưu ý nữa là các món được chế biến từ thịt phải cẩn thận, mềm, nhỏ: thịt xay, thịt bầm,..

>> Xem thêm: Top 10 địa chỉ niềng răng uy tín tại TP.HCM

UP DENTAL – Niềng răng cao cấp dành cho bạn trẻ

Thẩm định răngThẩm định răng