sm-zalo
Tư vấn miễn phí cùng
Bác sĩ chuyên môn
Nhận báo giá
và ưu đãi mới nhất
top-bannertop-banner
Bác sĩ Up Dental

Tư vấn chuyên môn bài viết

Đội ngũ bác sĩ Up Dental

100% tốt nghiệp Đại học Y Dược

Được đào tạo chuyên sâu về niềng răng

Tư vấn ngay

Hóp thái dương khi niềng răng là vấn đề khiến nhiều người hoang mang lo lắng đây có phải là biến chứng khi niềng răng không, đồng thời hóp thái dương cũng ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt mà hội chị em luôn lo sợ gặp phải khi niềng. Vậy nguyên nhân do đâu gây hóp thái dương, cách khắc phục là gì?

6 nguyên nhân gây hóp thái dương khi niềng răng

Dưới đây là 6 nguyên nhân thường gặp hóp thái dương khi niềng răng

1. Chế độ ăn uống

Khi bắt đầu những chuỗi ngày niềng răng, gắn mắc cài, các răng sẽ đau ê và khó chịu bởi sự xuất hiện của mắc cài trong miệng, đồng thời với lực siết từ dây cung hay các khí cụ phải đeo, phải nhổ răng khi niềng sẽ khiến bạn cảm thấy việc ăn uống trở nên khó khăn và không còn ngon miệng. Nhiều người sẽ bỏ bữa và sinh ra chán ăn trong giai đoạn này làm sụt cân nhanh khiến khuôn mặt trở nên hốc hác hơn, ốm hơn và phần thái dương cũng bị hóp.

2. Tâm lý bệnh nhân

Bên cạnh việc bỏ bữa thì nhiều người trong quá trình niềng cũng hay lo lắng nhiều vấn đề, hoặc khi bạn stress quá nhiều tinh thần luôn căng thẳng dẫn đến mất ngủ, sụt cân thì xảy ra vấn đề hóp má, thái dương khiến khuôn mặt trong kém sắc và già hơn, bạn tiếp tục stress và tình trạng hóp thái dương ngày càng trở nên tiêu cực.

3. Tay nghề Bác sĩ

Các bác sĩ không có tay nghề chuyên môn cao niềng răng sai cách, lực siết không đúng kéo quá mạnh trực tiếp lên xương hàm đây cũng là nguy cơ khiến cho xương hàm bị tổn thương và gây hõm thái dương. Trường hợp nha khoa sử dụng các vật liệu không đảm bảo chất lượng cũng là nguyên nhân khiến bác sĩ tính toán sai lực kéo, khiến lực kéo mạnh hơn gây hóp thái dương.

Xem thêm:

4. Nhổ răng sai cách

Với những bác sĩ có tay nghề non kém khi nhổ răng niềng không đúng cách làm ảnh hưởng đến xương hàm và dần tiêu xương ổ răng, dẫn đến tình trạng hóp thái dương khi niềng răng.

5. Mất răng lâu ngày

Mất răng lâu ngày, vị trí răng bị mất không được trồng răng implant sẽ dẫn đến tiêu xương hàm và hóp thái dương, đối với nhiều bạn bị mất răng, trong quá trình niềng không thể kéo khít khoảng trống răng bị mất thì sau khi niềng cắm implant vị trí răng bị mất để tránh tình trạng tiêu xương ổ răng gây sụt hàm hóp má.

6. Thói quen ăn nhai 1 bên

Nhiều bạn khi niềng răng có thói quen ăn nhai 1 bên lâu ngày sẽ khiến cho bên cơ hàm ít vận động sẽ trở nên trùng cơ trùng xuống và gây hóp má hóp thái dương.

nguyên nhân gây hóp thái dương khi niềng răng

[cta-braces-tea]

3 cách phòng tránh hóp thái dương khi niềng răng

1. Lựa chọn nha khoa uy tín

Cách tốt nhất để phòng tránh được vấn đề hóp thái dương khi niềng răng là bạn nên tìm và lựa chọn địa chỉ niềng răng uy tín chất lượng bởi tại các nha khoa uy tín sẽ đảm bảo dùng các vật liệu niềng răng chất lượng, đội ngũ Bác sĩ được đào tạo chuyên sâu bài bản về niềng răng, tránh được vấn đề hóp thái dương giúp bạn dễ dàng sở hữu được hàm răng đẹp nhất sau khi niềng.

2. Duy trì chế độ dinh dưỡng

Việc duy trì chế độ dinh dưỡng trong khi niềng răng là điều vô cùng quan trọng để tránh sụt cân và gây hóp má, thái dương. Bạn nên ăn các loại thực phẩm mềm, sử dụng kéo cắt nhỏ thức ăn để giảm lực nhai cho răng, trường hợp không thể ăn nhiều cùng một lúc bạn có thể chia nhỏ thành các bữa trong ngày, cung cấp nhiều thực phẩm giàu protein như thịt, sữa, cá, trứng.

3. Giữ tinh thần thoải mái

Trong quá trình niềng nên giữ tinh thần thoải mái bởi những lo lắng, stress cũng sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bạn, gây sụt cân hóp thái dương và tiêu cực hơn nữa sẽ ảnh hưởng đến quyết định niềng của bạn, vì vậy cần giữ tâm lý thoải mái hạn chế suy nghĩ lo lắng nhiều các vấn đề tiêu cực.

phòng tránh hóp thái dương khi niềng

Cách khắc phục hóp thái dương khi niềng răng

Khi phát hiện mình bị hóp thái dương khi niềng răng, đầu tiên bạn nên kiểm soát lại chế độ ăn uống nghỉ ngơi của mình, báo ngay với Bác sĩ đang niềng răng để được hỗ trợ và điều trị hóp thái dương, trong quá trình điều trị bạn cần tuân thủ chính xác lịch trình thăm khám Bác sĩ đưa ra đồng thời phải luôn đảm bảo chế độ dinh dưỡng tốt, giữ tinh thần thoải mái đừng quá lo lắng.

Thông thường tình trạng hóp má do các nguyên nhân như chế độ dinh dưỡng, thói quen ăn nhai sau chỉ cần bạn cân bằng lại chế độ sinh hoạt tốt thì phần hóp má, hóp thái dương sẽ hết, đối với những nguyên nhân khác do xương hàm Bác sĩ sẽ điều trị nắn chỉnh khớp cắn và sẽ hết sau khi kết thúc quá trình niềng răng.

Niềng răng chuẩn y khoa tại Up Dental

Tại Up Dental, nha khoa chỉ nghiên cứu điều trị chuyên sâu về niềng răng. Tại đây đội ngũ Bác sĩ 100% đều có chứng chỉ niềng răng, kinh nghiệm chuyên môn cao trước khi niềng răng đều phân tích chuyên môn rõ ràng về phác đồ, hiệu quả điều trị cho từng ca niềng, khách hàng hoàn toàn nắm rõ được quy trình điều trị răng của mình sẽ trải qua những gì từ ngày đầu đến khi tháo mắc cài.

Quy trình niềng răng chuẩn Y khoa tại Up Dental trải qua 06 bước:

quy trình niềng răng chuẩn y khoa Up Dental

Bước 1: Khám và tư vấn

Bạn sẽ được lấy dấu mẫu hàm và chụp phim X - Quang bằng máy Sirona của Đức hiệnđại nhất hiện nay để kiểm tra cấu trúc răng, nướu và xương hàm. Bác sĩ trực tiếp thăm khám tình trạng răng miệng, phân tích và thống nhất kết quả điều trị cuối cùng cho bạn.

Bước 2: Lập phác đồ điều trị chi tiết

Dựa trên phân tích phim X - Quang và mẫu hàm bằng phần mềm chuyên dụng, bác sĩ sẽ đưa ra kế hoạch điều trị chi tiết, kết quả dự đoán và thời gian phù hợp dành riêng cho bạn.

Bước 3: Ký hợp đồng niềng răng tại Up Dental

Up Dental sẽ ký hợp đồng cam kết chịu trách nhiệm hoàn toàn về hiệu quả niềng răng cho bạn.

Bước 4: Điều trị tổng quát trước khi niềng răng

Bác sĩ tiến hành kiểm tra và điều trị các bệnh về răng miệng (nếu có) như sâu răng, viêm nha chu, lấy vôi răng… để tránh các bệnh lý phát sinh trong suốt quá trình niềng răng.

Bước 5: Tiến hành điều trị niềng răng

Bác sĩ tiến hành gắn mắc cài và hướng dẫn chi tiết cách chăm sóc răng miệng trong quá trình niềng răng. Bạn sẽ tái khám định kỳ từ 2 - 4 tuần/lần để Bác sĩ điều chỉnh lực di chuyển răng.

Bước 6: Kết thúc điều trị - Duy trì kết quả

Kết thúc điều trị với hàm răng đều và đẹp. Bác sĩ tháo mắc cài và chỉ định bạn sử dụng khí cụ duy trì.

Tham khảo bảng giá niềng răng mới nhất:

[cta-phuong-phap]

>>Xem thêm: 

UP DENTAL – Niềng răng cao cấp dành cho bạn trẻ

Thẩm định răngThẩm định răng