sm-zalo
Tư vấn miễn phí cùng
Bác sĩ chuyên môn
Nhận báo giá
và ưu đãi mới nhất
top-bannertop-banner
Bác sĩ Up Dental

Tư vấn chuyên môn bài viết

Đội ngũ bác sĩ Up Dental

100% tốt nghiệp Đại học Y Dược

Được đào tạo chuyên sâu về niềng răng

Tư vấn ngay

Mục lục nội dung

Đặt thun tách kẽ là một trong những giai đoạn trong quá trình niềng răng. Nó có tác dụng hỗ trợ tạo khoảng trống giúp bác sĩ đặt khâu. Vậy trường hợp niềng răng không đặt thun tách kẽ có được không? Cùng nghe giải đáp từ các bác sĩ chuyên sâu tại Up Dental nhé!

Thun tách kẽ là gì và công dụng cần biết

Thun tách kẽ và công dụng

Thun tách kẽ là những vòng tròn nhỏ bằng cao su hoặc những thanh kim loại hình chữ L đặt vào hai kẽ răng cối lớn (thường là răng số 6 và số 7), sau 3 - 5 ngày thun tách kẽ sẽ nong rộng hai răng, tạo khoảng cách vừa đủ để gắn khâu vào răng.

Khi niềng răng, đặt thun tách kẽ niềng răng có tác dụng tạo ra khoảng trống giữa các răng, giúp răng di chuyển dễ dàng về đúng vị trí. Đồng thời, giúp bác sĩ đặt khâu vào răng thuận lợi, hỗ trợ quá trình gắn mắc cài, dây cung, khí cụ nong hàm dễ dàng hơn.

Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định đặt thun tách kẽ ở lần hẹn thứ 2. Số lượng thun sử dụng phụ thuộc vào từng tình trạng răng của mỗi người, thường dao động từ 1- 12 chiếc.

Đặt thun tách kẽ khi niềng có đau không?

Trả lời cho câu hỏi này, bác sĩ chuyên sâu về niềng răng cho biết: Khi đặt thun tách kẽ, những ngày đầu bạn chưa quen có thể cảm thấy cộm, vướng xíu, khó chịu. Trong một số trường hợp, thun tách kẽ liên tục thúc ép răng dịch chuyển với tốc độ nhanh để tạo khoảng trống. Khi đó bạn sẽ cảm thấy đau, nhức, ê ẩm trên răng. Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng, cơn đau này chỉ xuất hiện trong 1 - 2 ngày. Sau khi bạn quen dần mọi thứ sẽ trở lại bình thường. Vì thế, bạn không cần quá lo lắng về giai đoạn này nhé.

[cta-braces-tea]

Niềng răng không đặt thun tách kẽ có được không?

Niềng răng không đặt thun tách kẽ

Trước khi niềng răng, nhiều bạn nghe review tách kẽ sẽ đau và khó chịu ở thời gian đầu, vì thế còn hơi lo ngại và băn khoăn không biết niềng răng không đặt thun tách kẽ có được không. Theo các bác sĩ chuyên sâu tại Up Dental, niềng răng bạn có thể không đặt thun tách kẽ trong 2 trường hợp sau: 

  • Trường hợp răng bạn thưa và có đủ khoảng trống để dễ dàng gắn các khí cụ niềng răng bên trong khoang miệng như khâu.

  • Trường hợp răng bạn không có đủ khoảng trống, nhưng bạn không muốn đặt thun tách kẽ, bác sĩ sẽ tìm các biện pháp thay thế khác như cắm minivis, dùng thun liên hàm để kéo răng về.

Tuy nhiên, việc có đặt thun tách kẽ hay không còn phụ thuộc vào tình trạng răng của bạn. Đặt thun tách kẽ thực chất không đau và đáng sợ như bạn nghĩ. Vì thế, nếu được bác sĩ chỉ định đặt thun tách kẽ, bạn nên làm theo hướng dẫn của bác sĩ để đạt được hiệu quả niềng răng cao nhất.

Lưu ý chăm sóc răng khi đặt thun tách kẽ

Sau khi đặt thun tách kẽ, để tránh làm rơi thun và hạn chế đau, bạn cần lưu ý những điều sau:

Lưu ý khi vệ sinh răng miệng:

  • Chải răng nhẹ nhàng: Mới gắn thun về, bạn nên đánh răng nhẹ nhàng, không nên dùng lực quá mạnh vào vị trí gắn thun để tránh làm rơi thun ra ngoài. 

  • Sử dụng nước súc miệng hoặc nước muối sinh lý để vệ sinh răng miệng, việc này làm sạch răng miệng, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn.

  • Trong thời gian này, bạn không nên dùng chỉ nha khoa hoặc dùng máy tăm nước xịt vào vị trí gắn thun tách kẽ.

    Lưu ý khi đặt thun tách kẽ

 Lưu ý khi ăn uống

  • Bạn nên ăn những món mềm, xay nhuyễn hoặc loãng như cháo, súp, canh, sinh tố… để giảm lực tác dụng lên răng, lúc này bạn sẽ cảm thấy không đau và khó chịu nữa. Bên cạnh đó, bạn nên nhai nhẹ nhàng để tránh làm rơi, đứt thun.

  • Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Ở giai đoạn này nhiều bạn cảm thấy đau và khó chịu nên ăn ít đi. Đây là một trong những nguyên nhân làm sụt cân, hóp má.

  • Không ăn những thực phẩm quá dai, cứng, vì nó dễ làm rơi, bung mắc cài. Lúc này bạn phải tốn thời gian lên nha khoa để gắn lại, đồng thời gây ảnh hưởng đến quá trình niềng răng của bạn.

Trên đây là những giải đáp về niềng răng không đặt thun tách kẽ. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp bạn hiểu và không còn quá lo lắng về chuyện đau, khó chịu khi tách kẽ. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy inbox cho Up Dental để được tư vấn và giải đáp nhé.

>>Xem thêm: Giá niềng răng mới nhất tại nha khoa Up Dental

UP DENTAL – Niềng răng cao cấp dành cho bạn trẻ

Thẩm định răngThẩm định răng