sm-zalo
Tư vấn miễn phí cùng
Bác sĩ chuyên môn
Nhận báo giá
và ưu đãi mới nhất
top-bannertop-banner
Bác sĩ Up Dental

Tư vấn chuyên môn bài viết

Đội ngũ bác sĩ Up Dental

100% tốt nghiệp Đại học Y Dược

Được đào tạo chuyên sâu về niềng răng

Tư vấn ngay

Mục lục nội dung

Niềng răng ở tuổi trưởng thành, bạn thường băn khoăn không biết có nên nhổ răng khôn không? Cùng Up Dental tìm hiểu thông qua bài viết này nhé.

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha hiện đại, sử dụng hệ thống mắc cài, dây cung, thun hoặc khay niềng trong suốt để chỉnh răng về đều và đúng vị trí trên cung hàm. Niềng răng giúp khắc phục các tình trạng răng như hô, móm, thưa, lệch lạc… từ đơn giản đến phức tạp. Sau khi niềng, bạn sẽ sở hữu hàm răng đều, đẹp, chắc khỏe.

Răng khôn là gì?

Răng khôn hay còn gọi là răng số 8, chúng mọc cuối cùng và nằm sâu trong hàm răng. Tùy thuộc vào sự tăng trưởng của mỗi người mà răng khôn mọc ở từng giai đoạn khác nhau. Tuy nhiên, thông thường răng khôn mọc ở độ tuổi từ 17 - 25 tuổi.

Những chiếc răng khôn gần như không tham gia vào hoạt động ăn nhai và sinh hoạt hàng ngày. Vì thế, nếu chúng mọc lệch hay tác động xấu đến răng hàm, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng khôn để tránh gây đau và đẩy lệch các răng khác.

Niềng răng có cần nhổ răng khôn không?

Niềng răng có phải nhổ răng khôn

Niềng răng có cần nhổ răng khôn không là vấn đề nhiều bạn thường thắc mắc. Khi niềng răng, tùy thuộc vào tình trạng răng của mỗi người mà Bác sĩ chỉ định có nên nhổ răng khôn hay không. Khi niềng răng 2 trường hợp thường được bác sĩ yêu cầu nhổ răng khôn để đảm bảo quá trình niềng răng diễn ra an toàn và hiệu quả.

  • Trường hợp 1: Khi chụp X quang, nếu nhận thấy răng khôn mọc nghiêng, đâm ngang vào răng số 7 thì bác sĩ sẽ chỉ định nhổ. Bởi vì nếu để răng mọc lên, đâm vào răng bên cạnh khiến đẩy hàm về phía trước, gây ảnh hưởng đến quá trình và kết quả niềng răng.

  • Trường hợp 2: Răng khôn bị sâu khiến thức ăn nhồi nhét bên trong, vì răng nằm sâu bên trong khiến việc vệ sinh răng miệng của bạn gặp nhiều khó khăn. Nếu không được làm sạch, sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây nên các bệnh khác như viêm nướu, viêm nha chu… không điều trị kịp thời sẽ lây bệnh sang các răng bên cạnh, ảnh hưởng đến quá trình niềng.

  • Trường hợp 3: Một số trường hợp răng khôn được nhổ để tạo khoảng trống giúp răng di chuyển về đều và đúng vị trí. Răng khôn nằm ở vị trí bên trong, nên khi nhổ sẽ không ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ.

[cta-braces-tea]

Tác dụng của việc nhổ răng khôn khi niềng

Tác dụng của việc nhổ răng khôn

Nhổ răng khôn khi niềng mang lại những ưu điểm sau:

1. Tạo khoảng trống giúp răng di chuyển về đúng vị trí

Răng khôn chiếm một vị trí khá lớn trên cung hàm, nên việc nhổ răng khôn khi niềng răng sẽ tạo ra một khoảng trống đủ để bác sĩ dàn đều răng về đúng vị trí mong muốn. 

2. Ngừa các bệnh lý về răng miệng 

Răng khôn nằm sâu ở bên trong nên việc vệ sinh sạch sẽ gặp nhiều khó khăn. Được gọi là “răng khôn” nhưng thực chất có một vài trường hợp nó mọc “ngu” khi đâm ngang vào các răng bên cạnh gây đau, sưng khó chịu. Điều này tiềm ẩn những nguy hiểm như u nang răng khôn, viêm lợi trùm, nhiễm trùng máu…

3. Hỗ trợ quá trình niềng răng diễn ra an toàn

Trong quá trình niềng, nếu răng khôn mọc lệch thì chúng sẽ đẩy lực sang các răng bên cạnh, khiến răng bị lệch ảnh hưởng đến cấu trúc răng, gây ảnh hưởng đến quá trình niềng răng, làm kéo dài thời gian và kết quả niềng răng của bạn.

Vì thế, khi niềng răng, bạn nên chọn những địa chỉ niềng răng uy tín để bác sĩ có thể phát hiện và chẩn đoán chính xác tình trạng răng khôn của bạn. Từ đó, có phương pháp điều trị phù hợp, tránh để răng khôn mọc lệch gây ảnh hưởng đến thời gian niềng răng và sức khỏe của bạn.

Lưu ý khi niềng răng phải nhổ răng khôn

Trong trường hợp bạn phải nhổ răng khôn khi niềng răng, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

Trước khi nhổ răng

  • Xét nghiệm máu trước khi nhổ răng: Để an toàn trong quá trình nhổ răng, bạn phải xét nghiệm máu để đảm bảo không mắc các bệnh như máu khó đông,… Từ đó tránh tình trạng chảy máu kéo dài, vết thương không lành, dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.

  • Cung cấp đầy đủ các thông tin về tiền sử bệnh (nếu có) chẳng hạn như: tim mạch, tiểu đường… Và có đang dùng các loại thuốc như giảm đau, kháng sinh, dị ứng, thuốc chống đông

  • Chụp X quang để biết rõ tình trạng răng khôn như số chân răng, tình trạng xương quanh ổ răng.

  • Ăn no trước khi nhổ răng khôn. Đối với phụ nữ đang có thai, cho con bú hoặc đang trong thời kỳ kinh nguyệt không nên nhổ răng.

Sau khi nhổ răng khôn

  • Dùng bông gòn cắn chặt trong 30 phút. Sau đó nha ra nếu thấy còn chảy máu thì thay cục gòn khác và cắn chặt trong 15 phút.

  • Nếu có nước bọt trong miệng khi đang cắn bông gòn, bạn nên nuốt xuống. Không nên nhổ nước bọt ra ngoài để tránh máu chảy ra liên tục.

  • Tránh đánh răng ở vị trí mới nhổ. Không dùng nước súc miệng, nước muối trong 3 - 4 ngày sau khi nhổ răng.

  • Nếu răng bị sưng có thể chườm đá vào ngày đầu tiên, sang ngày thứ hai nên chườm nóng để lưu thông máu.

  • Nếu bạn cảm thấy đau, nhức có thể uống thuốc theo toa của bác sĩ. Trường hợp răng chảy máu quá nhiều, không cầm được bạn nên đến trung tâm để bác sĩ kiểm tra.

Up Dental - nha khoa niềng răng uy tín

Địa chỉ niềng răng uy tín

Up Dental - nha khoa chuyên sâu về niềng răng tại TP.HCM là một trong những địa chỉ niềng răng uy tín bạn có thể lựa chọn. 

Với đội ngũ bác sĩ 100% tốt nghiệp đại học Y dược TP.HCM, được đào tạo bài bản, chuyên sâu về niềng răng. Với nhiều năm kinh nghiệm và chuyên môn cao, từ khi thành lập đến nay, bác sĩ Up Dental đã giúp khoảng 10.000 khách hàng thoát khỏi hàm răng xấu xí, tự tin thay đổi bản thân, cải thiện chất lượng cuộc sống. 

Hiểu được chi phí là gánh nặng của các bạn trẻ, Up Dental đã tiên phong thực hiện chính sách niềng răng trả góp chỉ từ 1 triệu/tháng. Với chính sách này, trước khi niềng răng, bạn chỉ cần thanh toán trước cho nha khoa 30% chi phí, số còn lại được chia nhỏ thành mỗi tháng đóng 1 triệu đến khi kết thúc quá trình niềng răng.

>>Xem thêm: Giá niềng răng mới nhất tại nha khoa Up Dental

UP DENTAL – Niềng răng cao cấp dành cho bạn trẻ

Thẩm định răngThẩm định răng