sm-zalo
Tư vấn miễn phí cùng
Bác sĩ chuyên môn
Nhận báo giá
và ưu đãi mới nhất
top-bannertop-banner
Bác sĩ Up Dental

Tư vấn chuyên môn bài viết

Đội ngũ bác sĩ Up Dental

100% tốt nghiệp Đại học Y Dược

Được đào tạo chuyên sâu về niềng răng

Tư vấn ngay

Nhổ răng bao lâu thì niềng được nhiều người quan tâm. Để quá trình niềng răng được diễn ra thuận đợi, nhiều trường hợp sẽ được Bác sĩ chỉ định nhổ răng. Cùng Up Dental tìm hiểu rõ vấn đề này ở bài viết bên dưới nhé!

Nhổ răng bao lâu thì niềng được?

Nhổ răng bao lâu thì niềng được? Chắc hẳn đây là thắc mắc của rất nhiều người. Đối với những bạn sau khi trải qua thăm khám tổng quát và được Bác sĩ chỉ định nhổ răng trước khi gắn mắc cài thì thông thường, sau nhổ răng từ 1 đến 2 tuần, khi các mô mềm và xương xung quanh ổ răng đã ổn định thì bạn sẽ được gắn mắc cài.

Nhổ răng bao lâu thì niềng được

Tùy thuộc vào sức khỏe răng miệng và cơ địa của từng người mà thời gian từ khi nhổ răng đến lúc gắn mắc cài sẽ có sự chênh lệch. Để biết chính xác, bạn cần lắng nghe chỉ định trực tiếp từ Bác sĩ niềng răng của mình.

Nhổ răng để niềng răng cần lưu ý gì?

1. Trước khi nhổ răng

Để việc nhổ răng được diễn ra thuận lợi, trước 1 ngày khi tiến hành nhổ răng bạn cần đảm bảo nghỉ ngơi thật tốt. Bên cạnh đó, hãy báo cho Bác sĩ biết nếu bạn gặp các tình trạng sau đây:

- Báo cho Bác sĩ biết tình trạng sức khỏe hiện tại cũng như các bệnh lý toàn thân nếu có như: cao huyết áp, bệnh tiểu đường, di ứng,...

- Chị em phụ nữ nên hạn chế nhổ răng trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc khi đang mang thai.

- Với những khách hàng đang dùng thuốc chống đông máu như Aspirin, Clopidogrel,...răng chỉ được nhổ khi đã dừng uống thuốc ít nhất 3 ngày.

- Nếu khách hàng gặp các bệnh lý nha khoa như sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu,... thì nên đợi sau khi điều trị ổn định hãy nhổ răng để tránh gây nhiễm trùng lan rộng.

2. Sau khi nhổ răng

Sau khi nhổ răng xong chắc chắn bạn sẽ được Bác sĩ hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng nhằm đảm bảo vùng răng nhổ an toàn và nhanh phục hồi. Tuy nhiên bạn cũng cần thực hiện một số lưu ý như:

  1. Cắn chặt gòn trong 30 phút. Sau khi nhả gòn ra vẫn thấy còn chảy máu thì thay cục gòn khác, cắn chặt khoảng 15 phút nữa.

  2. Trong khi cắn gòn nếu có nước bọt trong miệng thì nên nuốt xuống.

  3. Không khạc nhổ, phun mạnh sau khi nhả gòn.

  4. Không dùng tăm, tay chạm vào ổ răng mới nhổ.

  5. Đánh răng như lúc bình thường, tránh vị trí mới nhổ.

  6. Không súc nước muối, nước súc miệng trong 3 - 4 ngày sau khi nhổ răng.

  7. Tránh ăn ở bên mới nhổ răng, nên ăn đồ nguội, mềm trong hai ngày đầu.

  8. Có thể chườm đá vào ngày thứ nhất để giảm sưng, từ ngày thứ hai thì chườm nước ấm để tăng lưu thông máu.

  9. Có thể uống thuốc giảm đau theo toa của Bác sĩ, nếu uống thuốc cảm thấy khó chịu hoặc nổi mề đay, dị ứng thì ngưng thuốc và gọi ngay cho Bác sĩ.

  10. Với trường hợp chảy máu: Cắn chặt bông gòn, chườm đá, nếu chảy máu nhiều, không cầm được thì quay lại trung tâm.

Dù là niềng răng có phải nhổ răng hay không, trước khi niềng răng bạn cần tham khảo các địa chỉ niềng răng chất lượng để đảm bảo quá trình niềng của mình được diễn ra an toàn và thuận lợi.

Niềng răng có phải nhổ răng không?

Để khắc phục các khiếm khuyết về răng miệng như răng hô, răng móm, răng thưa, răng lệch lạc thì nhiều người tìm đến niềng răng. Niềng răng sử dụng hệ thống khí cụ như mắc cài, dây cung, thun niềng để giúp các răng dịch chuyển và được sắp đều trên cung hàm. 

Niềng răng có phải nhổ răng không?

Niềng răng có phải nhổ răng không còn phụ thuộc vào tình trạng răng của từng người và chỉ định của Bác sĩ điều trị. Với các trường hợp như cung hàm rộng, răng mọc thưa, răng trẻ em thì có thể niềng răng không cần nhổ răng. Tuy nhiên nếu bạn gặp các trường hợp sau đây thì khả năng nhổ răng để niềng là khá cao:

  • Răng hô nặng: là dạng sai lệch khớp cắn với biểu hiện răng hàm trên phát triển quá mức, khi nhìn ở góc nghiêng sẽ thấy môi nhô ra ngoài nhiều hơn so với bình thường, khiến gương mặt trở nên mất cân đối.

  • Răng móm nặng: đối lập với răng hô, răng móm nặng là tình trạng răng hàm dưới phủ ra ngoài răng hàm trên, khiến gương mặt kém thẩm mỹ và ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai.

  • Răng lệch lạc: thay vì mọc bình thường theo phương thẳng đứng thì răng lệch lạc có xu hướng mọc chen chúc nhau, khiến các răng trở nên lộn xộn, gây khó khăn trong ăn uống, vệ sinh răng miệng.

[cta-braces-tea]

Các phương pháp niềng răng phổ biến hiện nay 

1. Niềng răng mắc cài kim loại

Niềng răng mắc cài kim loại là phương pháp niềng răng phổ biến nhất hiện nay. Với cấu tạo mắc cài và dây cung, niềng răng mắc cài kim loại có thể giúp người niềng rút ngắn thời gian điều trị từ 1 - 6 tháng cũng như tiết kiệm được chi phí hơn so với các phương pháp niềng khác.

Niềng răng mắc cài kim loại

Niềng răng mắc cài kim loại hiện có 3 loại:

- Niềng răng mắc cài kim loại truyền thống

- Niềng răng mắc cài kim loại tự buộc/tự khóa

- Niềng răng mắc cài kim loại mặt trong

2. Niềng răng mắc cài sứ

Niềng răng mắc cài sứ với các mắc cài được làm từ chất liệu sứ và kết nối với hệ thống dây cung để tạo lực siết lên răng, giúp các răng dịch chuyển về vị trí mong muốn. Vì được làm từ chất liệu sứ nên màu của mắc cài gần trùng với màu răng, giúp người niềng thêm phần tự tin khi giao tiếp mà không sợ lộ mắc cài.

Niềng răng mắc cài sứ

Niềng răng mắc cài sứ hiện có 2 loại:

- Niềng răng mắc cài sứ cao cấp

- Niềng răng mắc cài sứ tự buộc/tự khóa

3. Niềng răng Invisalign

Khác với 2 phương pháp trên, niềng răng Invisalign sử dụng chuỗi khay niềng trong suốt được thiết kế riêng theo tình trạng răng của từng khách hàng. Trung bình mỗi người có thể đeo từ 20 - 40 khay niềng, mỗi khay được đánh số thứ tự tương ứng với từng giai đoạn dịch chuyển của răng. 

Niềng răng Invisalign

Với tính chất trong suốt, niềng răng Invisalign rất thích hợp với những người cần giao tiếp nhiều, người của công chúng.

Tham khảo bảng giá niềng răng mới nhất của nha khoa Up Dental:

[cta-phuong-phap]

Hiện nay Up Dental có chính sách niềng răng trả góp. Bạn chỉ cần cọc trước 30% chi phí, số tiền còn lại được chia đều và trả dần theo từng tháng. Đây là chính sách giúp khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận dịch vụ niềng răng chất lượng nhưng không quá áp lực về tài chính.

>>> Xem thêm các bài viết:

UP DENTAL – Niềng răng cao cấp dành cho bạn trẻ

Thẩm định răngThẩm định răng