Tư vấn chuyên môn bài viết
Đội ngũ bác sĩ Up Dental
100% tốt nghiệp Đại học Y Dược
Được đào tạo chuyên sâu về niềng răng
Tư vấn ngayKhi nào niềng răng phải nhổ răng là thắc mắc của nhiều bạn khi tìm hiểu về niềng răng . Để tạo khoảng trống giúp các răng dịch chuyển tốt trong quá trình niềng, nhiều trường hợp được Bác sĩ chỉ định phải nhổ răng. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn làm rõ các vấn đề này.
Để trả lời câu hỏi khi nào niềng răng phải nhổ răng, mời bạn tham khảo các trường hợp sau đây:
- Người niềng răng ở độ tuổi trưởng thành: người ở độ tuổi trưởng thành thường có xương hàm cứng nên gây khó khăn trong việc tạo khoảng trống dịch chuyển các răng, do đó nhổ răng là lựa chọn hiệu quả.
- Người có răng chen chúc, răng hô, răng vẩu: đa phần những trường hợp khiếm khuyết răng dạng này đều được chỉ định nhổ răng.
- Người có răng khôn, răng mọc ngầm: răng khôn hay răng mọc ngầm thường là nguyên nhân khiến tình trạng răng của chúng ta trở nên phức tạp hơn. Thông thường, sau khi trải qua các bước kiểm tra, nếu nhận thấy các răng này sẽ ảnh hưởng đến quá trình niềng răng thì Bác sĩ sẽ chỉ định bạn nhổ răng.
Ngược lại, với những người có cung hàm rộng, người thiếu răng, người có răng thưa hoặc trẻ em thì thường không cần phải nhổ răng khi niềng răng.
Niềng răng là kỹ thuật chỉnh nha sử dụng hệ thống các khí cụ như mắc cài, dây cung nhằm mục đích điều chỉnh các răng về đúng vị trí trên khung hàm, tăng cường thẩm mỹ và chức năng ăn nhai.
Trong nhiều trường hợp, khi niềng răng sẽ được Bác sĩ chỉ định nhổ răng. Mục đích của việc nhổ răng là tạo thêm khoảng trống trên cung hàm, giúp các răng còn lại có không gian dịch chuyển về vị trí mong muốn theo phác đồ điều trị của Bác sĩ.
Vậy niềng răng có phải nhổ răng không? Không phải trường hợp niềng răng nào cũng cần phải nhổ răng mà còn được đánh giá phụ thuộc vào các tiêu chí như:
- Độ tuổi niềng răng: thông thường trong niềng răng, người lớn thường phải nhổ răng nhiều hơn so với trẻ em. Khi chưa đến tuổi trưởng thành, răng chưa phát triển toàn diện, Bác sĩ có thể sẽ sử dụng các khí cụ nong hàm và lúc này không cần phải nhổ răng.
- Dựa vào ảnh chụp mặt nghiêng: thông qua hình ảnh mặt nghiêng, Bác sĩ có thêm dữ liệu xem xét độ nhô môi của người niềng, khi cần thiết sẽ chỉ định nhổ răng.
- Phân tích mẫu hàm: dựa vào dấu mẫu hàm, Bác sĩ sẽ tiến hành phân tích khung xương hàm của người niềng để kiểm tra mức độ sai lệch của răng. Nếu răng chen chúc, răng hô nhiều nhiều, có thể sẽ cần nhổ răng để tạo thêm khoảng trống sắp đều các răng.
[cta-braces-tea]
Như các trường hợp mà chúng ta vừa liệt kê ở trên thì nhổ răng để niềng răng là điều khó tránh khỏi. Vậy nếu nhổ răng, số lượng răng cần nhổ là bao nhiêu?
Trên thực tế, không có con số chung cụ thể được đưa ra cho số lượng răng cần nhổ mà còn tùy thuộc vào tình trạng răng của từng người. Dựa vào tình trạng răng thực tế, Bác sĩ sẽ chỉ định số lượng răng cần nhổ ứng với từng giai đoạn thích hợp trong phác đồ điều trị. Có người sẽ được chỉ định nhổ 1 - 2 cây, cũng có người sẽ phải nhổ nhiều hơn nếu cung hàm quá hẹp hoặc răng chen chúc quá nhiều.
Niềng răng mắc cài kim loại: là phương pháp khá phổ biến hiện nay. Niềng răng mắc cài kim loại sử dụng hệ thống mắc cài làm bằng kim loại kết hợp với dây cung để niềng răng. Niềng răng mắc cài kim loại thường có giá thành thấp và hiệu quả chỉnh nha cao nên được nhiều người lựa chọn.
Niềng răng mắc cài kim loại bao gồm 3 loại:
- Niềng răng mắc cài kim loại truyền thống
- Niềng răng mắc cài kim loại tự buộc/tự khóa
- Niềng răng mắc cài kim loại mặt trong
Niềng răng mắc cài sứ: phương pháp này có cấu tạo và cơ chế hoạt động tương tự như niềng răng mắc cài kim loại, tuy nhiên điểm khác biệt nằm ở chất liệu tạo nên mắc cài. Niềng răng mắc cài sứ có các mắc cài được làm từ chất liệu sứ có màu gần trùng với màu răng nên mang lại hiệu quả thẩm mỹ vượt trội cho người niềng.
Niềng răng mắc cài sứ bao gồm 2 loại:
- Niềng răng mắc cài sứ cao cấp
- Niềng răng mắc cài sứ tự buộc/tự khóa
Niềng răng Invisalign: phương pháp này còn được gọi là niềng răng trong suốt. Niềng răng Invisalign sử dụng các khay niềng được làm từ chất liệu nhựa trong suốt thay thế cho mắc cài, dây cung để điều chỉnh các răng về đúng vị trí. Nhờ tính thẩm mỹ và hiệu quả mà niềng răng Invisalign ngày càng được nhiều người ưa chuộng.
Mỗi phương pháp niềng răng đều có những ưu điểm, hạn chế và mức giá không giống nhau. Trước khi bắt đầu, bạn nên tham khảo các địa chỉ niềng răng uy tín cùng các chính sách khuyến mãi, chính sách niềng răng trả góp để an tâm hơn về chi phí cũng như kết quả điều trị.
Để hiểu rõ hơn về mức giá niềng răng, mời bạn tham khảo bảng giá niềng răng tại nha khoa niềng răng chuyên sâu Up Dental:
[cta-phuong-phap]
>>> Xem thêm các bài viết:
- Nhổ răng bao lâu thì niềng được và cần lưu ý gì?
- Niềng răng nhổ răng số 4 có phải là chỉ định bắt buộc?
- Nhổ răng số 4 để niềng răng có đau không? [Giải đáp]
Đội ngũ Bác sĩ 100% tốt nghiệp Đại học Y dược TPHCM - được đào tạo chuyên sâu về niềng răng.
Địa chỉ: Số 02 đường Võ Oanh, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP. HCM
Liên hệ: 0901.327.278
Website: https://updental.vn
Kênh Youtube: https://www.youtube.com/c/NiengRangUpDental
Group Nhật ký niềng răng: https://www.facebook.com/groups/nhatkyniengrang
Kênh TikTok: https://www.tiktok.com/@updental01