sm-zalo
Tư vấn miễn phí cùng
Bác sĩ chuyên môn
Nhận báo giá
và ưu đãi mới nhất
top-bannertop-banner
Bác sĩ Up Dental

Tư vấn chuyên môn bài viết

Đội ngũ bác sĩ Up Dental

100% tốt nghiệp Đại học Y Dược

Được đào tạo chuyên sâu về niềng răng

Tư vấn ngay

Nhiệt miệng là một tình trạng rộp miệng khá phổ biến và không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu việc phải chịu cảnh niềng răng bị nhiệt miệng với tần suất quá thường xuyên sẽ gây cản trở việc ăn uống cũng như giao tiếp của bạn. Cùng Up Dental tìm hiểu những nguyên nhân và cách hạn chế bị nhiệt miệng khi niềng răng nhé!

Nguyên nhân niềng răng bị nhiệt miệng

Trong quá trình niềng răng mắc cài, sẽ sử dụng các khí cục như mắc cài, dây cung, dây chun. Việc sử dụng các khí cụ này cũng là nguyên nhân khiến bạn bị nhiệt miệng khi niềng răng, đặc biệt là những bạn chọn niềng răng mắc cài kim loại. Do ban đầu của quá trình niềng răng, khoang miệng của bạn chưa kịp thích nghi với sự thay đổi, cũng như liên tục xảy ra các tình trạng ma sát mắc cài lên thành má, môi tạo ra những vết xước. Vị trí các vết xước này sẽ trở thành địa điểm thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập hình thành nên nhiệt miệng (loét miệng hoặc lở miệng).

[cta-braces-tea]

Biểu hiện, nhận biết khi nhiệt miệng

Nhiệt miệng (loét miệng hoặc lở miệng) là những vết loét nông, nhỏ ở niêm mạc miệng. Các vết loét ban đầu có màu trắng, sau đó chuyển sang vàng. Vùng da xung quanh vết loét thường sưng đỏ.

Dấu hiệu nhận biết khi nhiệt miệng:

  • Trong khoang miệng xuất hiện một hoặc nhiều vết đau, đốm đỏ hoặc sưng phát triển thành những vết lở, loét bên trong má, môi và lưỡi.

  • Khu vực vết loét có màu trắng đục hoặc màu vàng.

 

niềng răng bị nhiệt miệng

Xử lý niềng răng bị nhiệt miệng tại nhà

Nhiệt miệng thường kéo dài từ 7 - 10 ngày, dẫn đến việc đau nhức khó chịu trong quá trình ăn, nhai cũng như giao tiếp, và cũng là một nguyên nhân gây hôi miệng. Vì vậy, ai cũng muốn có thể xử lý thật nhanh nhiệt miệng để kết thúc cơn đau. Hãy cùng tìm hiểu những cách xử lý niềng răng bị nhiệt miệng tại nhà để cùng kết thúc cơn khó chịu của nhiệt miệng gây ra thật nhanh nhé!

1. Vệ sinh răng miệng

Việc vệ sinh răng miệng trong quá trình niềng răng rất quan trọng, và hiển nhiên cũng càng quan trọng hơn khi bạn đi kèm chung thêm với người bạn nhiệt miệng. Nhiệt miệng chủ yếu được hình thành do sự xâm nhập của vi khuẩn vào các vết thương trong khoang miệng. Với môi trường ẩm ướt, việc vi khuẩn dễ sinh sôi nảy nở, do đó nếu không vệ sinh răng miệng sạch sẽ bạn có thể gặp phải các biến chứng của nhiệt miệng gây ra như sốt, các vết nhiệt miệng lan ra rộng ra ngoài miệng, và chuyển biến nặng hơn có thể gây ra viêm mô tế bào.

Cách giúp vệ sinh răng miệng đúng cách giúp xử lý niềng răng bị nhiệt miệng tại nhà:

  • Súc miệng bằng nước muối ấm: nước muối có khả năng sát khuẩn giúp diệt các vi khuẩn sinh đang phát triển tại vị trí vết loét và giúp giảm đau.

  • Súc miệng bằng dầu dừa:Trong dầu dừa có chứa acid lauric có thể giúp giảm đau, giảm sưng và giảm sự khó chịu do nhiệt miệng gây ra. Dùng dầu dừa súc miệng ngày 2-3 lần hoặc bôi dầu dừa vào chỗ loét có thể giúp nhanh lành vết loét.

  • Súc miệng bằng nước súc miệng có tính sát khuẩn giúp tiêu diệt các vi khuẩn tại vị trí vết loét thúc đẩy quá trình lành lặn giúp hết nhiệt miệng.

2. Thay đổi chế độ ăn uống

Giống như các vết thương ngoài da, vết nhiệt miệng cũng không hề ưa thích việc tiếp xúc với sự chua, cay…hay bị các vật cứng va vào. Vì vậy hãy để ý và hạn chế ăn các món ăn này để thời gian nhiệt miệng được rút ngắn lại:

  • Thực phẩm giòn: khoai tây chiên, cơm cháy, …

  • Thực phẩm dính: kẹo dẻo, kẹo cao su, caramel… 

  • Thực phẩm có tính axit: chanh, cam, …

  • Thực phẩm quá nóng, quá lạnh

  • Thực phẩm nhiều đường

  • Thực phẩm cay nóng, dầu mỡ

3. Sử dụng các sản phẩm khắc phục nhiệt miệng

Hiện nay, trên thị trường có bán rất nhiều sản phẩm hỗ trợ giúp giảm nhiệt miệng nhanh chóng như:

  •  Các loại thuốc bôi nhiệt miệng Oracortia, Kamistad Gel N, Kamistad Gel N,...

  • Các loại nước súc miệng: nước súc miệng Ngọc Châu, nước súc miệng Valentine của Thái Dương…

  • Thuốc viên, viên sủi.

Bạn có thể tìm mua được các sản phẩm khắc phục nhiệt miệng ở các nhà thuốc gần nhất để có thể nhanh chóng khắc phục được nhiệt miệng.

Cách hạn chế bị nhiệt miệng khi niềng răng

Điều chỉnh khung niềng

Trên thực tế, không phải khi nào hệ thống mắc cài, dây cung, band,...cũng vừa khít với khuôn hàm do quá trình răng di chuyển. Có khá nhiều trường hợp do răng di chuyển nên dây cung sẽ bị thừa ra làm gây tổn thương đến mô mềm. Vì vậy, bạn cần đến Bác sĩ nha khoa đúng lịch tái khám để Bác sĩ luôn có thể căng chỉnh lại mắc cài, dây cung, band,... và đưa ra các lời khuyên giúp bạn có thể hạn chế bị nhiệt miệng khi niềng răng. 

Sử dụng sáp nha khoa

Việc bọc các mắc cài bằng sáp nha khoa sẽ giúp bạn có thể hạn chế được các ma sát xảy ra trong khoang miệng trong những ngày đầu niềng mà miệng chưa thể thích nghi với các khí cụ (mắc cài, dây dung, band,...). Hạn chế được các ma sát trong khoang miệng giúp bạn tránh được các vết thương trong má, môi, lưỡi. Vì vậy, sẽ có thể giúp bạn hạn chế tối đa được vấn đề bị nhiệt miệng khi niềng răng.

Các loại thực phẩm nên ăn để tránh nhiệt miệng

Hãy cùng điểm qua các loại thực phẩm nên dùng khi niềng răng và giúp bạn hạn chế được vấn đề nhiệt miệng nhé!

  • Thực phẩm từ sữa: sữa, pho mát

  • Các loại rau củ quả đã được nấu chín

  • Ngũ cốc, yến mạch

  • Trứng

  • Bơ đậu phộng

  • Súp

  • Các loại thịt nấu mềm

Tại địa chỉ niềng răng chuyên sâu Up Dental, các Bác sĩ sẽ theo dõi và đưa ra những lời khuyên bổ ích giúp bạn hạn chế và khắc phục tình trạng nhiệt miệng khi niềng răng. Hiện nay, Up Dental cũng có chính sách niềng răng trả góp để hỗ trợ khách hàng giảm áp lực chi phí.

Tham khảo bảng giá niềng răng mới nhất tại Up Dental:

[cta-phuong-phap]

Tìm hiểu thêm:

UP DENTAL – Niềng răng cao cấp dành cho bạn trẻ

Thẩm định răngThẩm định răng