sm-zalo
Tư vấn miễn phí cùng
Bác sĩ chuyên môn
Nhận báo giá
và ưu đãi mới nhất
top-bannertop-banner
Bác sĩ Up Dental

Tư vấn chuyên môn bài viết

Đội ngũ bác sĩ Up Dental

100% tốt nghiệp Đại học Y Dược

Được đào tạo chuyên sâu về niềng răng

Tư vấn ngay

Niềng răng không gắn band có được không là thắc mắc của nhiều bạn. Gắn band là một trong những bước mở đầu của phần lớn các ca niềng. Vậy band niềng răng là gì và có công dụng ra sao? Niềng răng không gắn band được không? Cùng tham khảo ngay nhé. 

Niềng răng không gắn band được không?

Trả lời câu hỏi “niềng răng không gắn band được không? Bác sĩ cho biết quá trình chỉnh nha vẫn có thể thực hiện dù không gắn band. Bỏ qua giai đoạn gắn band, những bạn mới bắt đầu niềng răng cũng sẽ giảm thiểu khó chịu. Tuy nhiên quyết định này không phụ thuộc vào mong muốn cá nhân của người niềng mà phải do Bác sĩ chỉ định sau khi đã thăm khám. 

Niềng răng không gắn band được không?

Hiện tại, Up Dental là địa chỉ niềng răng cung cấp các phương pháp: niềng răng mắc cài kim loại, niềng răng mắc cài sứ và niềng răng Invisalign,... Trong đó, bạn có thể niềng răng không gắn band đối với phương pháp Invisalign.

Tham khảo bảng giá niềng răng tại Up Dental:

[cta-phuong-phap]

Trường hợp nào có thể niềng răng không gắn band?

Bác sĩ cho biết, band được sử dụng đối với ca niềng khớp cắn sâu, thân răng ngắn, hay cần kết hợp sử dụng với các loại khí cụ chỉnh nha khác (như nong hàm, khí cụ di xa, cung lưỡi…), nhằm dịch chuyển răng nhanh chóng.

Trường hợp nào có thể niềng răng không gắn band?

Ngoài những trường hợp trên, niềng răng không gắn band vẫn có thể đảm bảo về kết quả. Cụ thể, một số trường hợp niềng răng không gắn band phổ biến là:

  • Thân răng lớn có kích thước chuẩn.

  • Tình trạng răng ít phức tạp, mức độ sai lệch nhẹ…

  • Các răng cần neo giữ ít thì bác sĩ chỉ sử dụng mắc cài, không đeo band niềng răng.

Xem thêm:

Gắn band niềng răng có đau không? 

Gắn thêm band vào giữa răng sẽ khó tránh khỏi việc bị đau, khó chịu. Tuy nhiên mức độ vẫn trong ngưỡng chịu được và cũng phụ thuộc vào tình trạng răng ban đầu. Nếu khoảng cách các răng xa nhau thì bước gắn khâu niềng răng sẽ dễ dàng. Người niềng cũng sẽ ít đau, khó chịu. 

Gắn band niềng răng có đau không? 

Ngược lại, một số bạn răng một chen chúc, kích thước răng to sẽ có cảm giác đau nhiều hơn khi đặt band vào giữa các răng. Cảm giác này không kéo dài xuyên suốt mà giảm dần cho đến khi khoảng cách giữa răng ổn định, khi bạn đã thích nghi với sự hiện diện của nó. 

Lưu ý sau khi gắn band niềng răng 

Đối với những ca niềng răng có sử dụng band, người niềng sẽ có thể hơi khó chịu vì có thêm đồ vật ở kẽ răng. Tuy nhiên bạn sẽ sớm thích nghi và nhanh chóng sinh hoạt bình thường trở lại. Sau đây là những điều cần lưu ý sau khi gắn khâu:

1. Ăn nhai nhẹ nhàng

Band cần cố định trên răng trong khoảng thời gian nhất định để phát huy công dụng, vậy nên bạn cần chú ý ăn nhai để không làm rơi band khỏi răng. Bác sĩ khuyên rằng ở thời điểm này người niềng nên ưu tiên chọn món mềm để giảm bớt lực nhai của răng, hạn chế cắn xé. 

Lưu ý sau khi gắn band niềng răng 

2. Chú ý vệ sinh răng miệng

Ở những bước đầu của hành trình niềng răng, bạn cần một thời gian để thích nghi. Sau khi gắn band, người niềng cần chải răng thường xuyên (từ 2 - 3 lần) mỗi ngày sau khi ăn và trước khi ngủ. Điều này giúp làm sạch răng hiệu quả ở những vùng có gắn band, hạn chế phát sinh các bệnh lý như sâu răng, viêm nha chu,...

3. Sử dụng thêm sáp nha khoa 

Nếu cảm thấy phần band cạ vào má gây trầy xước, khó chịu thậm chí chảy máu bạn có thể sử dụng thêm sáp nha khoa để bọc lại. Sáp có màu trắng đục, không mùi không vị nên rất dễ sử dụng mà không có cảm giác khó chịu, làm từ sáp ong nên an toàn đối với sức khỏe.

Tìm hiểu thêm:

UP DENTAL – Niềng răng cao cấp dành cho bạn trẻ

Thẩm định răngThẩm định răng