sm-zalo
Tư vấn miễn phí cùng
Bác sĩ chuyên môn
Nhận báo giá
và ưu đãi mới nhất
top-bannertop-banner
Bác sĩ Up Dental

Tư vấn chuyên môn bài viết

Đội ngũ bác sĩ Up Dental

100% tốt nghiệp Đại học Y Dược

Được đào tạo chuyên sâu về niềng răng

Tư vấn ngay

Mục lục nội dung

Niềng răng là phương pháp giúp bạn có được hàm răng đẹp và nụ cười tự tin. Tuy nhiên, có một điều được nhiều bạn thắc mắc là sau khi niềng có làm răng yếu đi không. Để biết câu trả lời, cùng Up Dental  tìm hiểu bài viết dưới này nhé.

Niềng răng là gì?

niềng răng là gì

Hiện nay, niềng răng đang là phương pháp được nhiều người lựa chọn để cải thiện các tình trạng răng như hô, móm, thưa, lệch lạc… Phương pháp này sử dụng các khí cụ chuyên dụng để nắn chỉnh răng về đều và đúng vị trí trên cung hàm, mang lại hàm răng đẹp và nụ cười tự tin. Niềng răng được biết đến là phương pháp tác động đến răng an toàn, không gây xâm lấn hay làm tổn thương mô nướu xung quanh răng.

Thời gian niềng răng trung bình thường kéo dài từ 1 - 3 năm, tuỳ vào tình trạng răng, độ tuổi niềng răng và phương pháp niềng răng bạn lựa chọn. Theo các chuyên gia, độ tuổi vàng để niềng là từ 6 - 12 tuổi. Lúc này, xương và răng của trẻ đang trong quá trình phát triển nên việc niềng răng sẽ diễn ra nhanh và hiệu quả tốt hơn. 

Niềng răng với nhiều ưu điểm là thế, tuy nhiên cũng có nhiều người thắc mắc liệu răng sau khi răng di chuyển như thế thì có yếu hơn không? Để biết câu trả lời, cùng đọc phần tiếp theo nhé.

>>Xem thêm: Niềng răng có ảnh hưởng gì không?

[cta-braces-tea]

Niềng răng có thực sự làm yếu răng không?

Để trả lời câu hỏi Niềng răng có làm răng yếu đi không?, theo các Bác sĩ chuyên sâu tại Up Dental, niềng răng không làm ảnh đến cấu trúc hình dạng của răng, không xâm lấn men răng nên hoàn toàn không làm yếu răng. Niềng răng là quá trình di chuyển răng về vị trí tốt hơn, giúp răng ổn định chức năng ăn, nhai. Bên cạnh đó giúp tổng thể hàm sẽ đều và đẹp hơn. Khi răng di chuyển và dần ổn định thì xương ở xung quanh răng sẽ tái cấu trúc lại chính vì vậy mà không ảnh hưởng đến sức khỏe của răng sau này.

Đọc tới này chắc chắn sẽ có bạn thắc mắc vậy tại sao có một số trường hợp chia sẻ sau khi niềng răng bị yếu đi đúng không? Thật ra kết quả niềng răng phụ thuộc nhiều vào tay nghề bác sĩ và nha khoa bạn lựa chọn. Nếu bạn niềng ở những nơi không uy tín, bác sĩ không có chuyên môn, tay nghề cao thì răng có thể sẽ bị yếu đi sau khi niềng. Bên cạnh đó, còn rất nhiều nguyên nhân tác động khiến răng yếu, đọc phần phía dưới để hiểu hơn nhé.

>> Xem thêm: Tìm hiểu phương pháp niềng răng mắc cài kim loại

4 nguyên nhân gây yếu răng sau khi niềng răng

1. Tiêu biến chân răng

Một trong những lý do khiến răng bạn yếu đi sau khi niềng có thể là do bị ngắn chân răng (thường do yếu tố di truyền). Trong quá trình chỉnh nha, khí cụ sẽ đè nén các mạch máu ở các răng làm một lượng nhỏ chân răng bị tiêu biến. Thông thường, cơ thể sẽ tự sản sinh cơ chế phòng vệ để chống lại hiện tượng tiêu biến chân răng. Còn ở những người sẵn có chân răng ngắn, nó sẽ làm tiêu biến nhiều hơn người khác. Lúc này bạn sẽ có cảm giác răng yếu đi và dễ lung lây.

2. Tiêu xương răng

Trong quá trình niềng, răng và chân răng của bạn sẽ di chuyển từ từ về đúng vị trí trên cung hàm. Lúc chân răng di chuyển nó sẽ phá tan và làm tiêu biến xương hàm. Cũng tương tự như ở trên, cơ thể sẽ tự tái tạo xương để bù đắp, nhưng với người có thể trạng đặc biệt, nếu tốc độ bù đắp xương chậm sẽ khiến răng yếu sau khi niềng.

nguyên nhân làm răng yếu khi niềng

>>Xem thêm: Niềng răng có ảnh hưởng đến thần kinh không?

3. Bệnh lý viêm nướu

Trước khi niềng răng, bạn gặp phải các bệnh lý về răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu.... nhưng không được điều trị hoặc điều trị không triệt để cũng là nguyên nhân khiến răng yếu sau khi niềng. Lúc này, nướu và lợi bám vào chân răng yếu nên bạn sẽ cảm thấy răng lung lay.

4. Tay nghề bác sĩ

Như đã kể trên, nếu bạn lựa chọn niềng răng ở nha khoa không uy tín, bác sĩ không có chuyên môn, tay nghề cao cũng là một trong những nguyên nhân khiến răng bạn yếu sau niềng. Bởi vì bác sĩ tác động lực lên răng quá nhanh hoặc quá mạnh gây tụt lợi, tiêu xương ổ răng, chân răng bị giảm tuổi thọ, khớp cắn sai lệch nghiêm trọng.

>> Xem thêm: Giá niềng răng mới nhất tại nha khoa Up Dental

Cách xử lý răng yếu sau khi niềng

Nếu sau khi niềng bạn cảm thấy răng yếu đi, đừng chủ quan mà hãy làm theo những bước sau đây:

1. Gặp bác sĩ niềng răng của bạn

Bạn hãy đến trực tiếp nha khoa và trao đổi với bác sĩ niềng răng để tìm ra nguyên nhân khiến răng bị yếu đi. Nếu đơn thuần răng yếu đi do các bệnh lý về răng miệng thì thông thường bác sĩ sẽ tiến hành điều trị để khắc phục hoặc kê đơn thuốc sử dụng tại nhà. Còn đối với trường hợp do tiêu xương, chân răng bị ngắn bác sĩ có thể phải tiến hành ghép xương răng.

cách xử lý răng yếu sau khi niềng

Nếu bạn cảm thấy răng yếu đi do tay nghề của bác sĩ hoặc đến nơi bác sĩ không chấp nhận phục hồi cho bạn, đừng níu kéo ở nơi này, mà hãy tìm một nơi uy tín để cải thiện tình trạng răng, tránh để lâu ảnh hưởng đến sức khoẻ bạn nhé.

2. Chăm sóc răng miệng đúng cách

Vệ sinh và chăm sóc răng miệng đúng cách sẽ giúp bạn hạn chế mắc các bệnh lý như viêm nướu, viêm nha chu…đảm bảo có một hàm răng, nướu, lợi chắc khoẻ mạnh thì chắc chắn giảm thiểu được tình trạng răng yếu sau khi niềng răng.

3. Ăn uống lành mạnh

Những ngày mới tháo niềng, răng chưa ổn định và nhạy cảm vì thế bạn nên hạn chế ăn các thực phẩm cứng, dai, giòn… để hạn chế lực tác động lên răng. Ngoài ra với những thực phẩm như thịt, cá bạn nên cắt nhỏ thức ăn. Việc này vừa đảm bảo dinh dưỡng, vừa giúp bạn có hàm răng chắc khoẻ.

>>Xem thêm: Niềng răng bị hóp má? / Niềng răng bị tụt lợi?

Biện pháp tránh răng yếu sau niềng răng

biện pháp phòng tránh răng yếu sau khi niềng

Điều quan trọng để giúp bạn có thể tránh răng yếu sau khi niềng là tìm cho mình một địa chỉ niềng răng uy tín. Vì ở đây bạn sẽ được đội ngũ bác sĩ có trình độ tay nghề và chuyên môn cao thăm khám, tư vấn kỹ lưỡng và lên kế hoạch điều trị rõ ràng, cụ thể. Bên cạnh đó, bác sĩ tác động lực phù hợp lên răng, hạn chế bị tụt lợi, giảm thiểu tỷ lệ răng yếu đi.

Niềng răng ở những nha khoa uy tín, đảm bảo cơ sở vật chất - thiết bị hiện đại. Đây là công cụ hỗ trợ quan trọng giúp bác sĩ đưa ra các chẩn đoán chính xác tình trạng răng cũng như phát hiện các bệnh lý bạn đang gặp phải, từ đó lên phác đồ điệu trị phù hợp, hạn chế đối đa tình trạng răng yếu sau khi niềng. 

Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý ăn uống và chăm sóc răng miệng trong quá trình niềng răng. Nếu bạn vệ sinh răng không kỹ, các mảng bám thức ăn sẽ hình thành vôi răng khiến nướu bị tụt xuống, bạn sẽ có cảm giác răng lung lay và yếu đi. Vì vậy, bạn hãy chú ý kỹ hơn để có được hàm răng đều, đẹp, chắc khoẻ sau khi tháo niềng nhé.

>>Xem thêm: Niềng răng có làm thay đổi khuôn mặt?

UP DENTAL – Niềng răng cao cấp dành cho bạn trẻ

Thẩm định răngThẩm định răng