sm-zalo
Tư vấn miễn phí cùng
Bác sĩ chuyên môn
Nhận báo giá
và ưu đãi mới nhất
top-bannertop-banner
Bác sĩ Up Dental

Tư vấn chuyên môn bài viết

Đội ngũ bác sĩ Up Dental

100% tốt nghiệp Đại học Y Dược

Được đào tạo chuyên sâu về niềng răng

Tư vấn ngay

Mục lục nội dung

Răng móm là một dạng sai khớp cắn, gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, ăn uống và vệ sinh răng miệng. Đặc biệt, nó khiến bạn cảm thấy tự ti khi cười và giao tiếp với mọi người. Vì vậy, niềng răng móm đang là giải pháp được nhiều bạn lựa chọn để khắc phục tình trạng này. 

Để giúp bạn hiểu hơn về niềng răng móm, bài viết dưới đây cung cấp những kiến thức như niềng răng móm là gì? Phương pháp, thời gian niềng răng móm cũng những review của những khách hàng niềng răng móm thành công. Cùng tìm hiểu để trang bị thêm kiến thức cho bản thân bạn nhé!

Răng móm là gì? 

tác hại của răng móm

Răng móm là một trong những dạng sai khớp cắn, trong đó có sự sai lệch tương quan giữa hai hàm. Với trường hợp răng phát triển bình thường, khi khép miệng lại cung răng hàm trên phủ ngoài cung răng hàm dưới, tuy nhiên với những người bị móm thì khớp cắn có dạng ngược lại.

Biểu hiện của móm khá dễ nhận biết và bạn có thể tự quan sát tại nhà: Hàm dưới đưa ra phía trước khiến vùng môi dưới hay vùng cằm nhô; khi quan sát nét mặt nhìn nghiêng có dạng mặt lõm, gây mất hài hòa; khi ngậm miệng lại răng hàm dưới phủ ngoài răng hàm trên.

Những bạn gặp phải tình trạng răng móm, điều đầu tiên bạn phải đối mặt chính là về mặt thẩm mỹ. Nó khiến bạn không tự ti khi giao tiếp, không dám thể hiện bản thân để rồi bỏ lỡ nhiều cơ hội trong cuộc sống. Bên cạnh đó, là những khó khăn trong việc ăn uống và chăm sóc răng miệng, bạn có nguy cơ cao mắc các bệnh lý như: Sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu, dạ dày, đường ruột…

[cta-braces-tea]

>>Xem thêm: Tìm hiểu các phương pháp niềng răng cửa / niềng răng nanh

Bị móm có niềng răng được không?

Với những khó khăn nêu trên, nhiều bạn sẽ  thắc mắc rằng, liệu bị móm niềng răng được không? Theo các Bác sĩ tại nha khoa Up Dental, bị móm hoàn toàn có thể niềng răng được. Tuy nhiên tùy vào tình trạng răng móm mà phương pháp điều trị sẽ khác nhau.

Chẳng hạn, nếu bạn móm do răng thì niềng răng là phương pháp hiệu quả được Bác sĩ khuyên bạn lựa chọn. Còn trong trường hợp bạn móm do cấu trúc xương hàm thì biện pháp can thiệp hiệu quả nên là phẫu thuật hàm.

Vậy trong trường hợp vừa móm do hàm và răng thì phải làm sao? Đối với ca này, nếu chỉ niềng răng thì sẽ không cải thiện được hoàn toàn. Bạn cần phải kết hợp niềng răng và phẫu thuật hàm để hiệu quả đạt được tốt nhất.

>>Xem thêm: Tìm hiểu các phương pháp niềng răng hô / niềng răng vẩu

4 phương pháp niềng răng móm hiệu quả hiện nay

Như đã nói trên, tuỳ thuộc vào từng trường hợp, nguyên nhân gây móm mà Bác sĩ chỉ định bạn nên niềng răng hay phẫu thuật hàm kết hợp niềng răng. Hiện nay, có 4 phương pháp niềng răng móm được nhiều người lựa chọn, bạn có thể đọc dưới đây để tham khảo nhé.

1. Niềng răng móm bằng mắc cài kim loại

Đây là phương pháp niềng răng móm cơ bản nhất. Bằng việc sử dụng mắc cài kim loại và dây cung cố định chặt ở mặt ngoài thân răng để kéo các răng móm về đều và đúng vị trí trên cung hàm. Phương pháp niềng răng mắc cài kim loại được đánh giá có độ bền cao, nên có thể giúp bạn rút ngắn thời gian niềng răng nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả cao.

2. Niềng răng móm bằng mắc cài sứ

phương pháp niềng răng móm

Cũng tương tự niềng răng mắc cài kim loại, niềng răng mắc cài sứ sử dụng dây cung và mắc cài gắn trên răng để đều sắp đều răng về vị trí. Chỉ có điều, mắc cài sứ có màu giống với màu răng nên thẩm mỹ hơn so với mắc cài kim loại. Vì thế, bạn nào vừa muốn niềng răng móm, vừa muốn thẩm mỹ thì có thể chọn niềng răng mắc cài sứ nhé.

3. Niềng răng móm bằng mắc cài kim loại mặt trong

Phương pháp này có cấu tạo giống với niềng răng mắc cài kim loại nhưng vị trí gắn mắc cài ở mặt trong thân răng nên khi nhìn vào, người đối diện khó có thể nhận biết bạn đang niềng răng. Phương pháp này đảm bảo tính thẩm mỹ, giúp bạn tự tin hơn khi giao tiếp.

4. Niềng răng móm bằng khay trong suốt Invisalign

Đây là phương pháp niềng răng hiện đại, sử dụng khay trong suốt được thiết kế riêng biệt dựa vào tình trạng răng móm của từng khách hàng. Những khay này tự tháo lắp được, thoải mái và gần như vô hình.

>>Xem thêm: Tìm hiểu các phương pháp niềng răng thưa / niềng răng quặp

Thời gian niềng răng móm bao lâu?

Thời gian niềng răng móm dài hay ngắn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng răng miệng, phương pháp chỉnh nha, độ tuổi niềng răng… Tuy nhiên thông thường, thời gian điều trị răng móm kéo dài từ 18 tháng đến 24 tháng.

  • Đối với trẻ em: Độ tuổi phù hợp niềng răng cho trẻ là từ 7 - 13 tuổi. Lựa chọn niềng răng móm cho trẻ ở độ tuổi này sẽ giúp rút ngắn thời gian cũng như đạt được hiệu quả chỉnh nha tốt nhất.

  • Đối với người trưởng thành: Khác với trẻ em, người lớn với cấu trúc xương, răng đã cứng và chắc nên thời gian niềng răng có thể kéo dài hơn. Tuy nhiên, bạn không nên quá lo lắng, với các phương pháp niềng răng hiện nay sẽ giúp bạn rút ngắn thời gian niềng, đạt được hiệu quả cao. 

thời gian niềng răng móm

Ngoài ra, Up Dental cũng cung cấp đến bạn bảng tổng hợp chi phí niềng răng của từng phương pháp, bạn có thể tham khảo và lựa chọn phương pháp phù hợp nhất với nhu cầu và điều kiện của mình.

[cta-phuong-phap]

>> Xem thêm: Top 10 địa chỉ niềng răng uy tín ở TP.HCM

Niềng răng có hết bị móm không xem hình ảnh trước và sau khi niềng răng móm

Nguyễn Thị Liên (Kinh doanh tự do)

Tình trạng răng trước khi niềng của Liên răng bị móm, khấp khểnh và không đều. Sau khi tháo niềng răng giảm móm, đều và không còn khấp khểnh.

Trần Thụy Ngọc Huyền - 30 tuổi 

Tình trạng răng trước khi niềng: Răng của mình bị cắn lệch hàm, hàm trên, hàm dưới cắn lệch nhau nên nó không khớp lại. 

Răng sau khi tháo niềng: Mình rất vui, về cứ cười tủm tỉm quài, chụp hình gửi cho người này người kia, nói chung khoe rất nhiều, rất hạnh phúc. Khi tháo ra trong cảm xúc của mình rất vui.

Võ Bảo Châu - 23 tuổi

Tình trạng răng trước khi niềng: Tình trạng răng ban đầu của em là phần răng cửa bị lệch và ở dưới bị móm. Em muốn đẩy răng đều lại và hết móm.

Răng sau khi tháo niềng: Em thấy khác quắc luôn. Mấy bạn niềng răng bị vàng răng nhưng của em không tẩy răng vẫn trắng. Nếu nhìn 2 bức hình thì em thấy như đổi hàm răng khác gắn vô. Hàm trên khác biệt còn hàm dưới không khác lắm, nhưng chủ yếu em bị hàm trên.

Lê Hoàng Quốc Việt - 26 tuổi 

Tình trạng răng trước khi niềng: Lúc đi khám rồi mới biết răng mình bị lệch khớp cắn, móm nữa, Bác sĩ có thăm khám rõ ràng hơn thì mục đích đi niềng chính xác.

Răng sau khi tháo niềng: Sau khi niềng thấy răng nó ok nhiều hơn.

>>Xem thêm: Tìm hiểu phương pháp niềng răng khểnh


UP DENTAL – Niềng răng cao cấp dành cho bạn trẻ

Thẩm định răngThẩm định răng