sm-zalo
Tư vấn miễn phí cùng
Bác sĩ chuyên môn
Nhận báo giá
và ưu đãi mới nhất
top-bannertop-banner
Bác sĩ Up Dental

Tư vấn chuyên môn bài viết

Đội ngũ bác sĩ Up Dental

100% tốt nghiệp Đại học Y Dược

Được đào tạo chuyên sâu về niềng răng

Tư vấn ngay

Xương hàm mỏng có niềng răng được không? là câu hỏi được khá nhiều người quan tâm hiện nay. Niềng răng là phương pháp giúp cải thiện các tình trạng răng khuyết điểm, mang lại hàm răng đẹp, nụ cười xinh. Nhưng liệu người bị xương hàm mỏng có niềng được không? Cùng Up Dental tìm hiểu trong bài viết này.

Xương hàm mỏng có niềng răng được không?

Xương hàm mỏng có niềng răng được không

Niềng răng là phương pháp sử dụng các khí cụ như mắc cài, dây cung, thun tạo lực nắn chỉnh răng từ từ về đúng vị trí mong muốn. Cơ chế dịch chuyển của phương pháp này là răng di chuyển đến thì xương bị tiêu đi, phần đối diện xương sẽ được bồi lại để đảm bảo chân răng không bị tiêu và được bao bọc trong xương.

Xương hàm mỏng có niềng răng được không là vấn đề nhiều bạn thường thắc mắc. Nếu xương hàm của bạn mỏng, lại gặp phải tình trạng răng hô, móm quá nặng thì không nên niềng răng. Bởi vì những trường hợp răng như vậy, bác sĩ cần nhổ răng và dùng lực kéo răng hàm trên hoặc hàm dưới  về sau để cải thiện. Việc xương hàm mỏng sẽ làm hạn chế sự kéo lùi này, đồng nghĩa với việc không mang lại kết quả như mong muốn.

Với trường hợp răng bạn khuyết điểm nhẹ, không cần nhổ răng và dùng lực kéo quá nhiều, bác sĩ sẽ tiên lượng trục của răng sau khi niềng để biết bạn có nên niềng răng không. Vì nhiều trường hợp, sau khi gắn mắc cài để nắn chỉnh răng, chân răng sẽ dịch chuyển khỏi vị trí cũ và làm tiêu xương nếu xương hàm quá mỏng.

Vì vậy, khi bị xương hàm mỏng, bạn nên đến thăm khám ở những địa chỉ niềng răng uy tín, chất lượng, để bác sĩ có thể đánh giá kỹ lưỡng tình trạng răng của bạn, để tránh những hậu quả không mong muốn nhé.

[cta-braces-tea]

Điều gì xảy ra nếu niềng răng khi xương hàm mỏng?

  • Quá trình răng dịch chuyển, nếu trong vùng xương mỏng mà bác sĩ không phát hiện và chỉnh sửa kịp thời, chân răng sẽ tiến lại gần và chạm vào xương vỏ. Điều này sẽ gây ra hiện tượng tiêu xương hoặc tiêu chân răng.

  • Bạn có thể dễ dàng nhận biết tiêu xương, tiêu chân răng bằng mắt thường. Lúc này, bạn sẽ thấy lợi tụt dần, lộ chân răng, răng lung lay và ê buốt nhiều. Ngoài ra, nếu chụp ảnh X quang, bạn sẽ thấy chân răng ngắn hơn so với ban đầu.

Khi niềng răng, nếu bạn thấy những dấu hiệu trên, hãy thông báo ngay với bác sĩ để có những biện pháp xử lý kịp thời, tránh ảnh hưởng đến quá trình niềng răng và sức khỏe của bạn.

>> Xem thêm: Niềng răng trả góp 1 triệu/tháng tại nha khoa Up Dental

Các phương pháp niềng răng xương hàm mỏng

Các phương pháp niềng răng hàm mỏng

Như phân tích trên, ta có thể hiểu xương hàm mỏng niềng răng được hay không còn tùy thuộc vào tình trạng răng của mỗi người. Trường hợp bác sĩ chẩn đoán và cho phép bạn niềng răng thì các phương pháp bạn có thể lựa chọn để chỉnh nha là: 

Niềng răng mắc cài kim loại: Với hệ thống mắc cài được làm từ chất liệu hợp kim không gỉ, mắc cài kim loại có độ bền, cứng chắc… kết hợp với dây cung hoặc thun tạo lực kéo giúp răng di chuyển từ từ về đúng vị trí. Phương pháp này khá hiệu quả, có thể giúp rút ngắn thời gian niềng răng từ 1 - 6 tháng. 

Hiện nay niềng răng mắc cài kim loại có 3 loại:

  • Niềng răng mắc cài kim loại truyền thống

  • Niềng răng mắc cài kim loại tự động/tự khóa

  • Niềng răng mắc cài kim loại mặt trong

Niềng răng mắc cài sứ: Cơ chế hoạt động tương tự niềng răng mắc cài kim loại. Tuy nhiên, điểm khác biệt là phương pháp này các mắc cài được làm từ sứ cao cấp, có màu trùng với màu răng nên mang lại tính thẩm mỹ cho bạn. Niềng răng mắc cài sứ có 2 loại bao gồm: Niềng răng mắc cài sứ cao cấp và niềng răng mắc cài sứ tự đóng/tự khóa.

Niềng răng bằng khay trong suốt Invisalign: Đây là phương pháp chỉnh nha hiện đại, được sản xuất từ Mỹ. Với khay niềng trong suốt, ôm sát chân răng nên mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao. Không sử dụng mắc cài, dây cung nên niềng loại này bạn sẽ không bị đau, cộm hay khó chịu. 

Với những chia sẻ trên, hy vọng có thể giúp bạn hiểu hơn về tình trạng xương hàm mỏng và giải đáp được thắc mắc xương hàm mỏng có niềng răng được không. Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào, có thể inbox cho nha khoa Up Dental để được các bạn trợ lý bác sĩ hỗ trợ kỹ hơn cho bạn nhé!

>>> Xem thêm các bài viết:

UP DENTAL – Niềng răng cao cấp dành cho bạn trẻ

Thẩm định răngThẩm định răng