sm-zalo
Tư vấn miễn phí cùng
Bác sĩ chuyên môn
Nhận báo giá
và ưu đãi mới nhất
top-bannertop-banner
Bác sĩ Up Dental

Tư vấn chuyên môn bài viết

Đội ngũ bác sĩ Up Dental

100% tốt nghiệp Đại học Y Dược

Được đào tạo chuyên sâu về niềng răng

Tư vấn ngay

Lưu ý khi niềng răng là chủ đề được nhiều bạn quan tâm, bởi niềng răng là cả một quá trình dài gồm rất nhiều giai đoạn. Để chuẩn bị và trải qua thời gian niềng răng một cách dễ chịu, thuận lợi nhất, hãy tham khảo những lưu ý khi niềng răng sau đây nhé.

Lưu ý khi niềng răng 1: Xác định loại sai lệch

Để quá trình niềng răng đạt kết quả như mong muốn, lưu ý quan trọng nhất chính là phải xác định đúng tình trạng răng, khớp cắn của bạn đang gặp vấn đề gì. 4 tình trạng phổ biến:

  • Răng hô: Đây là một trong những dạng sai khớp cắn, biểu hiện rõ rệt là hàm trên phát triển quá mức, đưa ra phía trước một cách bất thường so với hàm dưới.

  • Răng móm: là một trong những dạng sai khớp cắn, trong đó có sự sai lệch tương quan giữa hai hàm khi quan sát nét mặt nhìn nghiêng có dạng mặt lõm, gây mất hài hòa; khi ngậm miệng lại răng hàm dưới phủ ngoài răng hàm trên.

  • Răng thưa: là tình trạng răng mọc cách xa nhau ở trên cung hàm, hàm răng không khít gây khó khăn trong việc thực hiện chức năng ăn nhai và đặc biệt là giảm tính thẩm mỹ. 

  • Răng lệch lạc: là tình trạng răng mọc chen chúc, gây sai lệch khớp cắn và ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của khuôn mặt.

những lưu ý trước khi niềng răng

[cta-braces-tea]

Lưu ý khi niềng răng 2: Kiểm tra tình trạng răng ở mức độ nào

Để chọn được phương pháp niềng răng phù hợp, bạn phải làm chính là đến nha khoa để Bác sĩ thăm khám và xác định tình trạng đang ở mức độ trung bình, khó hay phức tạp. Thông thường, ở giai đoạn này bạn sẽ được Bác sĩ chụp hình X quang, lấy dấu mẫu hàm. 

Lưu ý khi niềng răng 3: Tìm hiểu kỹ các phương pháp niềng răng

Hiện nay có nhiều phương pháp niềng răng để bạn lựa chọn. Tuy nhiên để tìm được phương pháp phù hợp với tình trạng răng, nhu cầu thẩm mỹ, tài chính của mình mà bạn nên tìm hiểu kỹ trước khi niềng răng. Có 4 phương pháp niềng răng phổ biến sau:

[cta-phuong-phap]

Lưu ý khi niềng răng 4: Lựa chọn niềng răng ở những khoa uy tín

Các tiêu chí để lựa chọn địa chỉ niềng răng uy tín:

- Được cấp phép hoạt động bởi Sở Y tế.

- Có đội ngũ Bác sĩ được đào tạo và nghiên cứu chuyên sâu về niềng răng, nhiều năm kinh nghiệm, đã thực hiện hàng ngàn ca niềng.

- Có hàng ngàn khách hàng tháo niềng thành công và hài lòng về kết quả

- Có hệ thống trang thiết bị hiện đại, chuyên dụng cho niềng răng 

- Có hợp đồng cam kết, chịu trách nhiệm về kết quả điều trị.

- Bảng giá niềng răng rõ ràng và có chính sách niềng răng trả góp linh hoạt.

Lưu ý khi niềng răng 4: Lựa chọn niềng răng ở những khoa uy tín

Tại TP.HCM Up Dental được biết đến là nha khoa chuyên sâu về niềng răng, đáp ứng đầy đủ những quan tâm, lo lắng của bạn khi tìm nha khoa uy tín.

Lưu ý khi niềng răng 5: Sẵn sàng về mặt tâm lý

Bạn sẽ trải qua nhiều cung bậc cảm xúc khi bắt đầu niềng răng, đó có thể là hào hứng vì sắp cải thiện tình trạng răng khiếm khuyết, là lo lắng về các bước niềng răng, là sợ đau khi nghe phải cắm vis, nhổ răng, hay tuyệt vời nhất là niềm hạnh phúc trong ngày tháo niềng. Trước khi bắt đầu niềng răng, hãy sẵn sàng với những lúc cảm xúc “sáng nắng chiều mưa” và có tâm lý tốt để đón nhận những ngày có cảm xúc tiêu cực.

Giữ tình thần tốt là yếu tố quan trọng để quá trình chỉnh nha diễn ra suôn sẻ, nên hãy đón nhận những lời góp ý đôi khi hơi nặng nề khi bạn đeo niềng “không xinh”, vài câu bông đùa vì “răng sắt”.

Lưu ý khi niềng răng 6: Tái khám đúng hẹn

Tái khám là một trong những bước quan trọng mà bất cứ đồng niềng nào cũng cần đảm bảo thực hiện. Trung bình mỗi tháng, người niềng cần đến tái khám ít nhất một lần. Bác sĩ sẽ kiểm tra và tiến hành căng chỉnh lực kéo của các khí cụ niềng răng.

Đồng thời, quá trình tái khám cũng giúp Bác sĩ kịp thời phát hiện và xử lý các vấn đề răng miệng. Tuân thủ tốt lịch tái khám niềng răng sẽ giúp quá trình điều trị được diễn ra thuận lợi theo đúng phác đồ.

Lưu ý khi niềng răng 7: Ăn uống

Khi chưa quen với sự hiện diện của mắc cài, bạn nên ưu tiên dùng những thực phẩm mềm như các món luộc, cháo, súp, sữa, bún… để đỡ ê đau và khó khăn khi ăn nhai. Ngoài ra, Bác sĩ khuyên rằng người niềng cần tránh ăn các thực phẩm có độ cứng, giòn hoặc cần một lực mạnh để cắn và nhai như bắp rang, đậu phộng, kẹo cứng…

Lưu ý khi niềng răng 7: Ăn uống

Với trường hợp bị ê, đau khi nhai bạn có thể chuẩn bị thêm kéo để ắt nhỏ thức ăn, hạn chế dùng răng cắn xé thức ăn. Bạn cần duy trì chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng để tránh sụt cân, hóp má trong quá trình niềng.

Lưu ý khi niềng răng 8: Vệ sinh răng miệng

Lưu ý khi niềng răng 8: Vệ sinh răng miệng

Vệ sinh răng miệng sau khi niềng răng có thể có một số bất tiện, nhưng với sự quen thuộc và thực hiện đúng kỹ thuật, bạn có thể duy trì vệ sinh răng miệng hiệu quả:

  • Trang bị bộ vệ sinh răng niềng chuyên dụng: Bàn chải lông mềm, bàn chải kẽ, chỉ nha khoa, máy tăm nước...
  • Sử dụng bàn chải lông mềm với lực chải vừa phải để chải răng sau tất cả các bữa ăn, chải xoay tròn quanh các mắc cài, mặt nhai, mặt trong…
  • Sử dụng kết hợp bàn chải kẽ, chỉ nha khoa để lấy sạch vụn thức ăn ở các kẽ răng. Nên sử dụng chỉ nha khoa ít nhất một lần một ngày vào buổi tối, tốt nhất là dùng sau tất cả các bữa ăn để tránh bị sâu kẽ răng.

Lưu ý khi niềng răng 9: Hợp tác hoàn thành lộ trình niềng

Bằng cách hợp tác chặt chẽ với Bác sĩ và tuân thủ các chỉ dẫn, bạn sẽ có cơ hội hoàn thành lộ trình niềng răng một cách thành công. Người niềng nên chủ động:

  • Tái khám định kỳ theo lịch hẹn đã thống nhất
  • Tuân thủ chỉ dẫn của Bác sĩ về vệ sinh răng miệng, ăn uống, đeo khí cụ, chăm sóc sau các giai đoạn,..
  • Theo dõi tình trạng răng và báo ngay với nha khoa để kịp thời xử lý
  • Từ bỏ những thói quen gây hại cho răng

Lưu ý khi niềng răng 10: Cách ổn định răng sau khi tháo niềng

Việc đeo hàm duy trì và tái khám sau khi tháo niềng răng là một phần quan trọng trong quá trình điều chỉnh răng miệng. Sau khi niềng răng được tháo ra, có thể xảy ra sự dịch chuyển nhỏ trong vị trí của răng.

Lưu ý khi niềng răng 10: Cách ổn định răng sau khi tháo niềng

Đeo hàm duy trì sẽ giữ cho răng duy trì được vị trí mới và ngăn ngừa sự trở lại của các vấn đề ban đầu.

  • Đeo hàm theo chỉ dẫn của Bác sĩ về thời gian và cách sử dụng hàm duy trì.
  • Bạn cần tuân thủ lịch trình đeo hàm và không bỏ sót các buổi đeo.
  • Vệ sinh hàm duy trì bằng cách rửa nó bằng nước ấm và bàn chải mềm. Tránh sử dụng nước nóng hoặc chất tẩy rửa mạnh để tránh làm hỏng hàm duy trì.
  • Khi không sử dụng, hãy bảo quản hàm duy trì trong hộp đựng cung cấp bởi Bác sĩ.

Lịch tái khám sau niềng sẽ cách 3 - 6 - 12 tháng sau khi tháo, bạn hãy sắp xếp thời gian để đến nha khoa kiểm tra tình trạng răng.

>>> Xem thêm các bài viết:

UP DENTAL – Niềng răng cao cấp dành cho bạn trẻ

Thẩm định răngThẩm định răng