sm-zalo
Tư vấn miễn phí cùng
Bác sĩ chuyên môn
Nhận báo giá
và ưu đãi mới nhất
top-bannertop-banner
Bác sĩ Up Dental

Tư vấn chuyên môn bài viết

Đội ngũ bác sĩ Up Dental

100% tốt nghiệp Đại học Y Dược

Được đào tạo chuyên sâu về niềng răng

Tư vấn ngay

Mục lục nội dung

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha giúp cải thiện các vấn đề răng miệng như hô, móm, thưa, lệch lạc… Để biết hiện nay có bao nhiêu loại niềng răng? Ưu và nhược điểm của từng loại. Hãy cùng mình tìm hiểu nhé !

Các loại / các kiểu niềng răng phổ biến nhất năm 2024

Nếu như trước đây, niềng răng mắc cài kim loại được sử dụng chủ yếu thì ngày nay có rất nhiều loại niềng răng khác nhau. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu các loại niềng răng hiện nay nhé.

1. Niềng răng mắc cài kim loại

Niềng răng mắc cài kim loại là loại mắc cài được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Các mắc cài được làm từ chất liệu thép không gỉ, Titanium,...cứng chắc và có khả năng chịu lực tốt. Niềng răng mắc cài kim loại có 3 loại là niềng răng mắc cài kim loại cao cấp, niềng răng mắc cài kim loại tự động/tự khóa và niềng răng mắc cài kim loại mặc trong.

Các loại niềng răng phổ biến hiện nay

2. Niềng răng mắc cài sứ

Niềng răng mắc cài sứ là phương pháp chỉnh nha tương tự với niềng răng mắc cài kim loại. Tuy nhiên, với niềng răng mắc cài sứ, các mắc cài được sử dụng từ vật liệu sứ, an toàn hơn cho những người dị ứng với kim loại. Đồng thời các mắc cài sứ có màu trắng đục tương tự với màu răng, giúp tăng tính thẩm mỹ hơn trong quá trình niềng.

Niềng răng mắc cài sứ cũng có 2 loại là niềng răng mắc cài sứ cao cấp và niềng răng mắc cài sứ tự động.

3. Niềng răng không mắc cài

Niềng răng không mắc cài là một phương pháp điều trị chỉnh nha mới hiện nay. Phương pháp này khắc phục được hầu hết các nhược điểm của niềng răng mắc cài kim loại và sứ. 

Niềng răng Invisalign không yêu cầu hệ thống khung và dây cung. Nó sử dụng bộ khay niềng răng trong suốt, ôm sát chân răng nên người khác khó nhận ra rằng bạn đang sử dụng phương pháp chỉnh nha này.

[cta-braces-tea]

Phân tích các loại / các kiểu niềng răng

1. Ưu điểm và hạn chế của niềng răng mắc cài kim loại

Ưu điểm của niềng răng mắc cài kim loại

  • Hiệu quả cao: Niềng răng mắc cài kim loại có thể khắc phục các tình trạng răng mọc chìa ra ngoài, sai khớp cắn, thưa, lệch lạc.

  • Giá rẻ nhất: Niềng răng mắc cài kim loại thường dao động từ 29 - 37 triệu, thấp hơn rất nhiều so với phương pháp niềng răng không mắc cài và niềng răng mắc cài kim loại mặt trong.

  • Rút ngắn thời gian niềng: Niềng răng mắc cài kim loại có lực kéo ổn định, giúp răng dịch chuyển và về đúng vị trí trên cung hàm.

Nhược điểm của niềng răng mắc cài kim loại

  • Mất thẩm mỹ cho người niềng: Những mắc cài, những dây cung “sáng chói” trên răng có thể làm bạn mất tự tin khi giao tiếp cũng như sinh hoạt. 

  • Khó chịu thời gian đầu sau khi đeo niềng: Thời điểm mới vừa gắn mắc cài lên hàm, thường làm bạn cảm thấy cộm, và cảm giác đau nhức do ma sát của mắc cài lên má. 

  • Vấn đề về mắc cài và thun: Trong quá trình đeo mắc cài nếu bạn ăn thực phẩm quá cứng hoặc dai mắc cài có thể bị rơi ra.

2. Ưu điểm và hạn chế của niềng răng mắc cài sứ

Ưu điểm của niềng răng mắc cài sứ

  • Thẩm mỹ cao: Mắc cài sứ có màu trùng với màu răng nên khi giao tiếp, cười người đối diện khó nhận ra bạn đang niềng răng. Vì thế, phương pháp này phù hợp với những bạn thường xuyên giao tiếp và xuất hiện trước công chúng.

  • An toàn cho cơ thể: Mắc cài được làm từ chất liệu sứ nên sẽ an toàn và lành tính hơn với người bị dị ứng với kim loại.

Nhược điểm của niềng răng mắc cài sứ

  • Chất liệu sứ dễ vỡ: Mặc dù có ưu điểm về mặt thẩm mỹ nhưng mắc cài sứ có thể rất dễ vỡ nếu bị va đập mạnh. Đối với người hoạt động nhiều nên hạn chế niềng răng mắc cài sứ để đảm bảo an toàn trong quá trình niềng răng.

  • Chi phí cao hơn so với niềng răng mắc cài kim loại: chi phí niềng răng sứ thông thường là 42-50 triệu, và chi phí niềng răng mắc cài sứ tự buộc là 50-58 triệu.

  • Thời gian đầu khi vừa gắn mắc cài sứ sẽ bị cộm và khó chịu, do môi, má, chưa quen dễ cọ vào mắc cài và dây cung.

Ưu và nhược điểm của các loại niềng răng

3. Ưu điểm và hạn chế của niềng răng không mắc cài Invisalign

Ưu điểm niềng răng không mắc cài Invisalign

  • Mang lại sự thoải mái khi đeo: Không phải chịu những tổn thương về miệng khi khí cụ vướng vào má, môi, lưỡi… Niềng răng trong suốt không hề có gờ sắc nhọn, vật liệu được làm từ nhựa tổng hợp cao cấp sinh học không gây dị ứng và không có mùi vị, dược thiết kế theo từng giai đoạn điều trị và phù hợp theo gương mặt của từng người. 

  • Tính thẩm mỹ cao: Niềng răng trong suốt giúp bạn giữ được sự thẩm mỹ trong suốt quá trình niềng răng. Mọi người sẽ không thể biết bạn đang đeo niềng, điều này khiến bạn có thể tự tin giao tiếp, thoải mái cười , chụp ảnh.

  • Có thể tháo lắp dễ dàng: với đặc tính tháo lắp dễ dàng bạn có thể ăn mọi thứ mà bạn thích, vệ sinh răng miệng như thói quen thường ngày, bạn cũng sẽ ít mắc phải các nguy cơ về viêm lợi, kích ứng mô mềm hơn mắc cài truyền thống.

  • Việc vệ sinh khay niềng vô cùng đơn giản và tiện lợi.

Nhược điểm của niềng răng Invisalign

  • Chi phí đắt đỏ: Chi phí của Invisalign khá đắt đỏ vì bộ khay niềng được thiết kế đặc biệt theo từng khuôn hàm và từng trường hợp của khách hàng, cao gấp 3 – 5 lần so với phương pháp niềng răng mắc cài.

  • Chú ý thời gian đeo niềng: Nên duy trì đeo khay niềng ít nhất 22h/ngày, nếu không sẽ làm sai lệch và thời gian điều trị bị kéo dài.

So sánh niềng răng mắc cài và niềng không mắc cài

Tiêu chí

Niềng răng mắc cài

Niềng răng không mắc cài

Thẩm mỹ

Ít thẩm mỹ

Thẩm mỹ cao

Hiệu quả

Hiệu quả cao, giúp rút ngắn thời gian niềng

Chỉ mang lại hiệu quả với những trường hợp răng ở mức độ nhẹ.

Chi phí

Chi phí thấp

Chi phí cao

Chăm sóc răng miệng

Khó vệ sinh

Dễ vệ sinh 

Mức độ đau, khó chịu

Hệ thống mắc cài, dây cung sẽ làm cộm, đau trong 1 - 2 tuần.

Khay niềng trong suốt không gây đau, cộm.

>>Xem thêm: Giá niềng răng mới nhất tại nha khoa Up Dental

UP DENTAL – Niềng răng cao cấp dành cho bạn trẻ

Thẩm định răngThẩm định răng