sm-zalo
Tư vấn miễn phí cùng
Bác sĩ chuyên môn
Nhận báo giá
và ưu đãi mới nhất
top-bannertop-banner
Bác sĩ Up Dental

Tư vấn chuyên môn bài viết

Đội ngũ bác sĩ Up Dental

100% tốt nghiệp Đại học Y Dược

Được đào tạo chuyên sâu về niềng răng

Tư vấn ngay

Mục lục nội dung

Tháo niềng răng là khoảnh khắc mà bất kể một người niềng răng nào cũng chờ đợi. Tuy nhiên không ít người thắc mắc tháo niềng răng có đau không, cùng nhau tìm hiểu trong bài viết này.

Khi nào có thể tháo niềng răng

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha an toàn và hiện đại được nhiều người lựa chọn để cải thiện các sai lệch về răng. Thông qua khí cụ niềng răng, Bác sĩ sẽ tác động lực siết đều đặn giúp răng dịch chuyển. Hiện nay có 3 phương pháp niềng răng phổ biến đó là niềng răng mắc cài kim loại, niềng răng mắc cài sứ và niềng răng Invisalign, bạn có thể cân nhắc thêm chính sách niềng răng trả góp để nhẹ nhàng tài chính. Tùy thuộc vào tình trạng răng miệng, khả năng tài chính và nhu cầu của bản thân mà người niềng có thể chọn cho mình một biện pháp phù hợp.

Khi nào có thể tháo niềng răng

Về cơ bản, thời gian niềng răng được đánh giá là phụ thuộc vào nhiều yếu tố như là mức độ sai lệch răng, khả năng tuân thủ lịch thăm khám của người niềng, phương pháp điều trị và cả tay nghề Bác sĩ. Mỗi ca niềng sẽ được lên phác đồ điều trị riêng, và thời gian trung bình sẽ kéo dài từ 1 - 3 năm. Sau thời gian đeo niềng, nếu nhận thấy đã đáp ứng đủ các tiêu chí y khoa và thẩm mỹ, bạn sẽ được chỉ định tháo niềng.

[cta-braces-tea]

5 tiêu chí cần và đủ để được tháo niềng răng     

5 tiêu chí cần và đủ để được tháo niềng

Để tiến đến giai đoạn tháo niềng, một bộ răng đều đẹp cần đáp ứng 5 tiêu chí sau đây:

1. Khớp cắn đúng: khi vùng răng cửa hàm trên phải phủ lên vùng răng cửa hàm dưới từ 1-2mm. Các múi của răng số 6 ở hàm trên và hàm dưới phải khớp với nhau.

2. Đường giữa răng hàm trên trùng với đường nhân trung ở môi: khi được điều chỉnh đúng khớp cắn, đường giữa răng hàm trên sẽ về đúng vị trí trùng với đường nhân trung, giúp gương mặt trở nên hài hòa. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp nếu người niềng bị thiếu răng thì tỷ lệ có chênh lệch đôi chút, nhưng sẽ không làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ tổng thể.

3. Các răng xếp lồng múi với nhau: khi được xếp đều, các múi răng sẽ lồng vào nhau tạo lên độ liên kết chắc chắn cũng như giúp cung hàm có hình dáng đẹp.

4. Chức năng ăn nhai tốt: khi một hàm răng đều và khớp cắn tốt sẽ đáp ứng tốt chức năng ăn nhai và nghiền nhỏ thức ăn.

5. Kết quả niềng răng ổn định: bên cạnh các tiêu chí phía trên thì sau tháo niềng, răng cần được giữ ổn định ở vị trí mới. Để đạt được điều này, bạn cần tuân thủ lịch tái khám sau niềng cũng như đeo hàm duy trì đúng và đủ thời gian.

Tháo niềng răng có đau không?

Cũng như câu hỏi “niềng răng có đau không?” thì vấn đề “tháo niềng răng có đau không?” cũng được đặt ra. Một điều có thể khẳng định với bạn là tháo niềng răng không hề đau. Ở công đoạn này, Bác sĩ sẽ dùng dụng cụ chuyên dụng để tháo những chiếc mắc cài trên răng của bạn mà không hề làm ảnh hưởng đến răng. 3 bước mà bạn có thể trải qua trong quá trình tháo mắc cài đó là: tháo mắc cài, làm sạch và đánh bóng răng, đeo hàm duy trì.

Tháo niềng răng có đau không?

Đặc biệt, khi tháo niềng Bác sĩ sẽ không dùng thuốc tê hay thuốc giảm đau gì cả vì quá trình này diễn ra rất nhẹ nhàng. Do đó, bạn hoàn toàn có thể yên tâm về đáp án cho câu hỏi “tháo niềng răng có đau không” nhé!

Những lưu ý sau khi tháo niềng răng

Sau tháo niềng, có 3 việc mà bạn cần lưu ý hàng đầu để có một hàm răng đều đẹp và chắc khỏe.

1. Đeo hàm duy trì

Sau khi tháo niềng, răng của bạn chưa hoàn toàn chắc khỏe, chúng cần thời gian để ổn định ở vị trí mới, do đó việc mang hàm duy trì là rất cần thiết. Trong 6 tháng - 1 năm đầu sau tháo niềng, bạn cần mang hàm duy trì xuyên suốt, chỉ tháo ra khi ăn uống và vệ sinh răng miệng, thời gian sau đó sẽ giảm dần.

2. Chăm sóc răng miệng

Mặc dù đã có một hàm răng đều đẹp nhưng thời gian đầu sau tháo niềng, răng bạn vẫn chưa hoàn toàn chắc chắn nên việc ăn uống cũng cần nhiều lưu ý, vẫn nên hạn chế dùng răng cắn xé thức ăn dai cứng và vệ sinh răng miệng sau mỗi bữa ăn để tránh tình trạng sâu răng, chạy răng lại sau niềng.

3. Tuân thủ lịch tái khám sau niềng

Tuân thủ lịch tái khám sau niềng

Một trong những công việc quan trọng sau tháo niềng bạn cần thực hiện đó là tuân thủ lịch tái khám sau niềng. Trong 6 tháng đầu, để đảm bảo kết quả niềng răng ổn định, bạn sẽ được chỉ định đến nha khoa thăm khám sau niềng mỗi tháng 1 lần, thời gian sau đó sẽ giảm dần 6 tháng đến 1 năm.

Tham khảo thêm bảng giá niềng răng sau đây tại địa chỉ niềng răng  chuyên sâu Up Dental:

[cta-phuong-phap]

UP DENTAL – Niềng răng cao cấp dành cho bạn trẻ

Thẩm định răngThẩm định răng