sm-zalo
Tư vấn miễn phí cùng
Bác sĩ chuyên môn
Nhận báo giá
và ưu đãi mới nhất
top-bannertop-banner
Bác sĩ Up Dental

Tư vấn chuyên môn bài viết

Đội ngũ bác sĩ Up Dental

100% tốt nghiệp Đại học Y Dược

Được đào tạo chuyên sâu về niềng răng

Tư vấn ngay

Mục lục nội dung

Về bản chất, tủy răng có vai trò đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến các liên kết mạch máu và dây thần kinh của răng. Vì vậy bất cứ tác động nào liên quan đến tủy răng cũng cần được cân nhắc kỹ lưỡng vì nó mang tính lâu dài, tác động trực tiếp đến sức khỏe răng miệng của bạn. Vậy răng đã lấy tuỷ có niềng được không?

Răng bị lấy tủy khi nào?

Theo Bác sĩ, tuỷ răng là một tổ hợp liên kết các mạch máu và dây thần kinh nằm ở giữa răng, được bao bọc bên trong ngà răng và men răng. Không chỉ nằm tại vị trí trọng yếu trên cung hàm, tủy răng còn đóng vai trò cung cấp chất dinh dưỡng để nuôi răng, giúp răng luôn chắc khỏe.

Nhờ có tuỷ răng, bạn có thể cảm nhận các cảm giác và nhiệt độ khi ăn nhai đồ ăn, thức uống. Chính vì vậy, tủy răng còn được gọi với cái tên khác là trái tim của răng. 

Răng bị lấy tủy khi nào?

Nếu không may răng gặp phải những vấn đề bệnh lý: bị viêm, sâu răng, răng hỏng lâu ngày nhưng không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng chết tủy. Khi đó, cấu trúc của răng sẽ bị thay đổi, răng không được cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết dẫn đến răng yếu đi, giòn và dễ sứt, mẻ khi có tác động ngoại lực. Đặc biệt nếu tình trạng chết tuỷ không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến mất răng vĩnh viễn.

Tình trạng chết tủy răng mức độ nhẹ sẽ gây đau nhức, khó chịu trong thời gian dài, nếu nặng hơn sẽ lây lan sang các răng cận kề, khiến chúng có nguy cơ bị sâu hỏng theo. Để ngăn chặn những ảnh hưởng xấu từ răng chết tủy, Bác sĩ sẽ chỉ định điều trị tủy, lấy tủy răng để khắc phục.

[cta-braces-tea]

Răng đã lấy tủy có niềng được không?

Việc niềng răng sau khi đã lấy tủy không chỉ là vấn đề thẩm mỹ mà còn phụ thuộc hoàn toàn vào sức khoẻ của chiếc răng đó. Đối với người đã lấy tủy răng, trước khi quyết định niềng răng phải tham khảo ý kiến bác sĩ để biết tình trạng sức khỏe răng miệng hiện tại. 

Răng đã lấy tủy có niềng được không?

Vậy, răng đã lấy tủy có niềng được không? Khi bác sĩ nhận thấy răng bạn đủ khoẻ, sẽ tiến hành niềng răng như bình thường. Tuy nhiên việc niềng răng nên được kiểm soát với lực kéo phù hợp, lưu ý khi chăm sóc răng trong giai đoạn đeo niềng… Kết quả sau khi tháo niềng vẫn đạt được kết quả như mong muốn. Trừ trường hợp răng đã lấy tủy lâu ngày, bạn có thể bọc răng sứ trước để phục hình răng bền vững, cứng chắc hơn. Sau đó răng mới đủ khả năng để chịu lực kéo nắn chỉnh trên cung hàm.

Tham khảo bảng giá niềng răng tại Up Dental:

[cta-phuong-phap]

Một số lưu ý khi niềng răng lấy tủy

Để đảm bảo hiệu quả tối ưu sau niềng răng, bạn nên lưu ý những điều sau đây:

1. Chọn nha khoa uy tín

Niềng răng là một trong những phương pháp chỉnh nha đòi hỏi bác sĩ phải có trình độ chuyên môn cao, vì nó ảnh hưởng đến sức khoẻ và thẩm mỹ con người. Một nha khoa uy tín với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại chắc chắn sẽ đảm bảo cho bạn một quy trình niềng răng vừa an toàn lại hiệu quả. 

Up Dental là địa chỉ niềng răng uy tín tại TP.HCM có chính sách niềng răng trả góp, với các phương pháp niềng răng đã lấy tủy hiệu quả như: niềng răng mắc cài kim loại, niềng răng mắc cài sứ và niềng răng Invisalign.

2. Chăm sóc răng miệng đúng cách

Duy trì chế độ chăm sóc, vệ sinh răng miệng đúng cách rất quan trọng. Bạn nên hạn chế tác động lực lên vị trí răng chết tuỷ, không ăn thức ăn quá dai, cứng hoặc quá nóng lạnh để răng không bị kích thích và yếu đi.

Trong khi vệ sinh răng miệng, bạn cũng cần lưu ý thực hiện nhẹ nhàng, từ tốn. Sử dụng bàn chải chuyên dụng để không làm mòn răng đã điều trị tuỷ là điều cần thiết.

Một số lưu ý khi niềng răng lấy tủy

3. Tăng độ bền chắc cho răng đã chết tủy

Thông thường, răng đã lấy tủy sẽ yếu hơn nhiều so với các răng còn tủy, do đó răng có khả năng gặp phải nhiều rủi ro trong quá trình niềng răng hơn do áp lực của các khí cụ tác động lên răng. Để hạn chế tình trạng răng gãy, mẻ, sứt, bạn nên thực hiện các biện pháp giúp tăng độ bền chắc, khoẻ mạnh cho răng bằng cách: bọc răng sứ hoặc trám răng.

4. Tuân thủ lịch khám răng

Không chỉ đối với trường hợp niềng răng sau tuỷ, mà bất cứ khi nào bạn thực hiện can thiệp chỉnh nha đều phải tuân thủ lịch thăm khám trong lúc điều trị. Nhờ các buổi thăm khám định kỳ mà Bác sĩ có thể theo dõi tình trạng răng của bạn thường xuyên, cũng như xử lý kịp thời những trường hợp phát sinh.

Tổng kết lại, răng đã lấy tủy hoàn toàn có thể niềng răng và đem lại hiệu quả như mong đợi. Tuy nhiên, trước khi quyết định niềng răng, bạn cần thăm khám để được các bác sĩ lên phác đồ điều trị dựa theo tình trạng răng của mình.

Tìm hiểu thêm:

UP DENTAL – Niềng răng cao cấp dành cho bạn trẻ

Thẩm định răngThẩm định răng