sm-zalo
Tư vấn miễn phí cùng
Bác sĩ chuyên môn
Nhận báo giá
và ưu đãi mới nhất
top-bannertop-banner
Bác sĩ Up Dental

Tư vấn chuyên môn bài viết

Đội ngũ bác sĩ Up Dental

100% tốt nghiệp Đại học Y Dược

Được đào tạo chuyên sâu về niềng răng

Tư vấn ngay

Tuột dây cung khi niềng răng là trường hợp không còn xa lạ đối với hội đồng niềng. Khi gặp phải trường hợp này sẽ xử lý thế nào, nguyên nhân và cách khắc phục là gì. Cùng Bác sĩ Up Dental giải đáp ở bài viết bên dưới nhé!

Nguyên nhân dẫn đến tuột dây cung khi niềng răng 

Thông thường, trường hợp tuột dây cung khi niềng răng sẽ không xảy ra phổ biến. Theo Bác sĩ, tuột dây cung khi niềng răng có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau:

1. Tuột dây cung khi niềng răng do ăn uống sai cách

Ăn uống trong lúc niềng răng cần chú ý nhiều hơn so với thông thường bởi sự xuất hiện của hàng mắc cài - dây cung trên răng sẽ ít nhiều gây ra cản trở. Khi ăn nhai quá mạnh, chọn thức ăn cứng dai không chỉ có nguy cơ bung mắc cài mà cũng có thể khiến tuột dây cung khi niềng răng. 

2.  Tuột dây cung khi niềng răng do vệ sinh răng miệng sai cách

Khi lực chải răng quá mạnh, sử dụng bàn chải quá cứng cũng dễ tác động đến dây cung và mắc cài. Ngoài ra lúc niềng răng bạn cũng nên từ bỏ thói quen dùng tăm xỉa răng vì đây cũng là nguyên do khiến tuột dây cung khi niềng răng. 

Nguyên nhân dẫn đến tuột dây cung khi niềng răng 

3. Tuột dây cung khi niềng răng do hoạt động quá mạnh

Trong một số trường hợp bạn có thể bị tuột dây cung nếu như vận động mạnh ở cường độ cao hoặc chơi thể thao cần dùng nhiều sức.

4. Tuột dây cung khi niềng răng do chọn nha khoa không uy tín

Việc chọn nha khoa là yếu tố tiên quyết để quyết định quá trình điều trị. Nếu chọn sai địa chỉ niềng răng, ca niềng của bạn có thể gặp nhiều sự cố phát sinh như bung mắc cài, tuột dây cung… Nguyên nhân là do khí cụ chỉnh nha kém chất lượng, tay nghề Bác sĩ không đảm bảo… 

Hậu quả nếu không xử lý ngay khi bị tuột dây cung khi niềng răng

Nếu phát sinh tình trạng tuột dây cung khi niềng răng, bạn cần xử lý ngay. Nếu không điều chỉnh nhanh chóng, càng kéo dài càng gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng.

Hậu quả nếu không xử lý ngay khi bị tuột dây cung

Cụ thể:

  • Đâm vào má: Tuột dây cung khi niềng răng sẽ khiến phần má dễ bị tổn tưởng, dây cung sẽ làm trầy xước, gây chảy máu và đau rát. 

  • Gián đoạn quá trình chỉnh nha: Niềng răng là phương pháp sử dụng dây cung và mắc cài để di chuyển răng. Nếu tuột dây cung khi niềng răng nhưng không xử lý nhanh chóng sẽ làm gián đoạn quá trình chỉnh nha, từ đó thời gian cũng bị kéo dài hơn so với dự kiến ban đầu.

  • Sinh hoạt bất tiện: Sự lỏng lẻo của dây cung trong khoang miệng cũng sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng phát âm. Cùng với đó khi ăn uống cũng sẽ không thể nhai như bình thường và đặc biệt là quá trình vệ sinh răng miệng sẽ khó và dễ gây đau hơn.

Cách xử lý tình trạng tuột dây cung khi niềng răng

Tuột dây cung khi niềng răng không xảy ra phổ biến như bung mắc cài, song vẫn sẽ có khả năng phát sinh trường hợp này. Người niềng cần chuẩn bị sẵn tâm lý và kiến thức để có thể xử lý tốt nếu gặp phải vấn đề tuột dây cung khi niềng răng.

Cách xử lý tình trạng tuột dây cung khi niềng răng

Để hạn chế tối đa những ảnh hưởng của tuột dây cung khi niềng răng, bạn nên chú ý:

  • Tuyệt đối không tự ý gắn lại dây cung tại nhà

  • Lấy lượng sáp nha khoa vừa đủ, vo tròn và gắn chặt vào rãnh mắc cài để giúp dây cung tạm thời không tuột thêm

  • Hãy bình tĩnh và liên hệ nha khoa để Bác sĩ hỗ trợ kịp thời

  • Bác sĩ sẽ tiến hành tháo dây cung cũ và thay dây cung mới một cách nhẹ nhàng và nhanh chóng. 

Lưu ý để hạn chế tuột dây cung khi niềng răng

1. Vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng, đúng cách 

Vệ sinh là quá trình ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe răng miệng trước - trong - sau khi niềng. Đồng thời bước vệ sinh răng miệng cũng được Bác sĩ đặc biệt dặn dò để không phát sinh tình trạng tuột dây cung, bung mắc cài.

  • Lực chải răng nhẹ nhàng

  • Chải răng theo dọc hoặc xoay tròn cả mặt ngoài và mặt trong

  • Ưu tiên sử dụng bàn chải lông mềm 

  • Bạn nên trang bị thêm máy tăm nước, chỉ nha khoa, bàn chải kẽ để đảm bảo làm sạch mảng bám, vụn thức ăn ở những nơi bàn chải thông thường không len lỏi đến.

Lưu ý để hạn chế tuột dây cung khi niềng răng

2. Tránh ăn thực phẩm dai, cứng 

Lực nhai quá mạnh cũng là một lý do khiến dây cung có thể bị tuột khi đang niềng. Chính vì vậy, để hạn chế tình trạng này, bạn nên tuân thủ theo lời dặn của Bác sĩ: ăn nhai nhẹ nhàng và điều chỉnh chế độ, thực đơn phù hợp. Bạn có thể cắt nhỏ thức ăn không gặm, xé những món quá dai. Hơn nữa vào những tuần đầu, người niềng nên ưu tiên thức ăn lỏng, món mềm.

Ngoài ra, Bác sĩ khuyên rằng bạn nên chọn tập luyện những bộ môn thể thao cường độ nhẹ, hạn chế tối đa va chạm để không phát sinh vấn đề tuột dây cung khi niềng răng.

Up Dental - Địa chỉ niềng răng uy tín tại TP.HCM

Up Dental là một trong những trong những địa chỉ niềng răng uy tín tại TP.HCM với hơn 8 năm kinh nghiệm. Bảng giá niềng răng của nha khoa tương xứng với chất lượng điều trị cũng như chất lượng dịch vụ. Phần lớn khách hàng của nha khoa là học sinh, sinh viên chính vì thế Up Dental đã xây dựng nhiều chương trình hỗ trợ: ưu đãi 1.000.000 cho sinh viên, niềng răng trả góp,...

Các phương pháp niềng răng phổ biến tại Up Dental là niềng răng mắc cài kim loại, mắc cài sứ và Invisalign.

[cta-phuong-phap]

Tìm hiểu thêm:

UP DENTAL – Niềng răng cao cấp dành cho bạn trẻ

Thẩm định răngThẩm định răng