sm-zalo
Tư vấn miễn phí cùng
Bác sĩ chuyên môn
Mừng Xuân 2024
Ưu đãi giảm 50%
top-bannertop-banner
Bác sĩ Up Dental

Tư vấn chuyên môn bài viết

Đội ngũ bác sĩ Up Dental

100% tốt nghiệp Đại học Y Dược

Được đào tạo chuyên sâu về niềng răng

Tư vấn ngay

Mục lục nội dung

Răng khểnh khiến bạn ngại cười và cảm thấy khó khăn khi vệ sinh răng miệng? Niềng răng có thể giúp bạn khắc phục vấn đề này. Cùng Up Dental tìm hiểu quy trình niềng răng khểnh chuẩn Y khoa, để xem niềng răng khểnh trải qua các giai đoạn nào và mang lại hiệu quả như thế nào nhé!

Răng khểnh và những dấu hiệu nhận biết

Răng khểnh hay còn gọi là răng nanh, nằm ở vị trí số 3 thuộc nhóm răng nanh, có chức năng xé thức ăn. Thay vì mọc thẳng đứng và đều với các răng khác, răng khểnh sẽ mọc chếch ra ngoài hoặc vào trong. Chúng có hình dạng xiên nhỏ thường mọc từ độ tuổi 12 - 13 trong quá trình răng mọc vĩnh viễn.

Một số trường hợp răng khểnh có kích thước vừa phải, mọc cân đối, không quá nhọn và nhô cao lên quá so với khuôn mặt thì sẽ tạo nét duyên dáng trên khuôn mặt mỗi khi cười. Tuy nhiên, nếu răng khểnh chếch ra ngoài quá nhiều lại gây mất thẩm mỹ và gây khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng.

Với những trường hợp như vậy, các Bác sĩ khuyến khích lựa chọn niềng răng để điều chỉnh răng khểnh về đúng vị trí trên cung hàm, giúp cải thiện khớp cắn và hỗ trợ quá trình vệ sinh răng miệng diễn ra dễ dàng hơn.

[cta-braces-tea]

3 nguyên nhân gây nên tình trạng răng khểnh

Nguyên nhân gây nên tình trạng răng khểnh

1. Răng khểnh do mọc sai vị trí

Khi các răng sữa lần lượt thay thế bằng các răng vĩnh viễn, trường hợp bạn không nhổ răng sữa khiến không có chỗ cho răng vĩnh viễn mọc thì sẽ chen lấn nhau, làm lệch hướng tạo thành răng nanh.

2. Răng khểnh do cung hàm hẹp

Với những trẻ có cung hàm hẹp, không đủ chỗ để các răng mọc đúng vị trí sẽ khiến răng mọc lệch ra khỏi cùng hàm. Với trường hợp này có thể tạo nên 1 hoặc 2 răng khểnh.

3. Răng khểnh do di truyền

Những yếu tố trên khuôn mặt, trong đó có răng miệng thường được di truyền lại cho thế hệ sau. Thế nên, nhiều trường hợp bố mẹ có răng khểnh thì con sinh ra cũng sở hữu răng khểnh.

4 phương pháp niềng chữa răng khểnh

Dưới đây là 4 phương pháp niềng răng khểnh phổ biến hiện nay

Các phương pháp niềng răng khểnh hiện nay

1. Niềng răng mắc cài kim loại

Niềng răng mắc cài kim loại với cấu tạo đặc trưng là dây cung được cố định trong các rãnh mắc cài nhờ thun buộc cố định. Thun đặc biệt có độ đàn hồi tốt, giữ dây cung ổn định. Phương pháp này giúp rút ngắn thời gian niềng, mang lại hiệu quả cao và tiết kiệm chi phí.  

2. Niềng răng mắc cài sứ

Cũng giống với phương pháp niềng răng truyền thống, niềng răng mắc cài sứ sử dụng hệ thống mắc cài và dây cung để kéo răng về đúng vị trí trên hàm. Nhưng khác là các mắc cài được làm từ chất liệu sứ cao cấp, có màu trùng với màu răng nên có tính thẩm mỹ cao. 

3. Niềng răng mắc cài mặt trong

Phương pháp niềng răng mặt trong phù hợp với cho những bạn có nhu cầu niềng răng thẩm mỹ. Các mắc cài được gắn vào mặt trong thân răng, tăng tính thẩm mỹ, giúp khách hàng tự tin khi giao tiếp. 

4. Niềng răng khay niềng trong suốt Invisalign

Khác với 3 phương pháp trên, niềng răng Invisalign sử dụng chuỗi khay trong suốt được thiết kế riêng biệt và duy nhất cho mỗi khách hàng. Những khay này tự tháo lắp được, thoải mái và gần như vô hình. Phương pháp này ưu điểm vượt trội là thẩm mỹ, tuy nhiên giá thành cao. 

Quy trình niềng răng khểnh chuẩn Y khoa

Quy trình niềng răng khểnh tại nha khoa Up Dental gồm 6 bước

Bước 1: Thăm khám và tư vấn

Ở giai đoạn này bạn sẽ được chụp X quang, chụp hình trạng răng trong miệng, chụp hình ngoài mặt để kiểm tra độ nhô môi. Sau đó, bạn sẽ được Bác sĩ trực tiếp thăm khám, tư vấn phương pháp niềng răng phù hợp và thống nhất phác đồ điều trị cho bạn.

Bước 2: Ký hợp đồng niềng răng cam kết bảo hành trọn đời

Trợ lý Bác sĩ tư vấn chi phí các gói niềng răng cho khách hàng. Up Dental cam kết chịu trách nhiệm 100% hiệu quả như tư vấn ban đầu. 

Quy trình niềng răng khểnh

Bước 3 : Điều trị tổng quát trước khi niềng răng

Bác sĩ tiến hành kiểm tra và điều trị các bệnh về răng miệng (nếu có) như sâu răng, viêm nha chu, lấy vôi răng...để tránh các bệnh lý phát sinh trong suốt quá trình niềng răng.

Bước 4: Tiến hành điều trị niềng răng

Bác sĩ tiến hành gắn mắc cài và hướng dẫn chi tiết cách chăm sóc răng miệng trong quá trình niềng răng. Bạn sẽ tái khám định kỳ 1 lần/tháng để Bác sĩ điều chỉnh lực di chuyển răng.

Bước 5: Thanh toán và nhận lịch tái khám

Chính sách trả góp 1 triệu/tháng giúp khách hàng linh động trong việc chi trả. Chi phí tiết kiệm tối đa. Nha khoa sẽ đồng hành, chăm sóc bạn suốt lộ trình điều trị niềng răng

Bước 6: Kết thúc điều trị - duy trì kết quả

Kết thúc điều trị với hàm răng đều và đẹp. Bác sĩ tháo mắc cài và cho bạn sử dụng khí cụ duy trì.

5 tiêu chí chọn nha khoa niềng răng khểnh hiệu quả

1. Tay nghề Bác sĩ

Bác sĩ là yếu tố quyết định thành công của một ca niềng, vì thế khi niềng răng, bạn nên chọn nơi có đội ngũ Bác sĩ có chuyên môn, tay nghề cao. Đảm bảo Bác sĩ lên kế hoạch điều trị đúng và mang lại hiệu quả chỉnh nha cao nhất.

2. Nha khoa chuyên niềng răng

Lựa chọn những nha khoa chuyên sâu về niềng răng sẽ đảm bảo được đầu tư cơ sở vật chất - trang thiết bị hiện đại, chuyên dụng về chỉnh nha. Bên cạnh đó, Bác sĩ cũng sẽ có nhiều kinh nghiệm và tay nghề cao khi số lượng khách niềng răng lớn.

Tiêu chí chọn nha khoa uy tín

3. Nha khoa được cấp phép hoạt động

Nha khoa được sở Y tế cấp giấy phép hoạt động đã được thanh tra, kiểm tra nghiêm ngặt về tay nghề Bác sĩ, đảm bảo cơ sở vật chất tiên tiến, an toàn. Vì thế, khi tìm nha khoa, bạn nên kiểm tra xem nha khoa có được cấp giấy phép hoạt động chưa nhé.

4. Lượng khách hàng tháo niềng thành công cao

Nha khoa có khách hàng tháo niềng thành công cao, đồng nghĩa với việc nha khoa đó có đội ngũ Bác sĩ có chuyên môn, tay nghề cao. Bạn có thể dựa vào yếu tố này để tìm được nha khoa uy tín nhé.

5. Ký hợp đồng cam kết hiệu quả niềng

Hợp đồng niềng răng sẽ đảm bảo cho bạn về mặt pháp lý. Vì thế, bạn nên lựa chọn nha khoa có hợp đồng ghi rõ tình trạng răng, chi phí, thời gian, kết quả niềng răng.

>>Xem thêm: Giá niềng răng mới nhất tại nha khoa Up Dental

UP DENTAL – Niềng răng cao cấp dành cho bạn trẻ

Thẩm định răngThẩm định răng