sm-zalo
Tư vấn miễn phí cùng
Bác sĩ chuyên môn
Nhận báo giá
và ưu đãi mới nhất
top-bannertop-banner
Bác sĩ Up Dental

Tư vấn chuyên môn bài viết

Đội ngũ bác sĩ Up Dental

100% tốt nghiệp Đại học Y Dược

Được đào tạo chuyên sâu về niềng răng

Tư vấn ngay

Mục lục nội dung

Nong hàm khi niềng răng được thực hiện nhằm mục đích nới rộng vòm miệng để quá trình chỉnh nha diễn ra thuận lợi hơn. Tuy nhiên, khi sử dụng biện pháp nong hàm có thể làm khó khăn trong việc ăn uống, chăm sóc răng miệng và phát âm vì thế cần lưu ý đặc biệt

Nong hàm là gì?

Nong hàm là gì?

Nong hàm là bước giúp nới rộng vòm hàm để khung hàm cân đối, đủ chỗ cho răng di chuyển và mang đến hiệu quả tốt hơn về thẩm mỹ. Khi nong hàm, Bác sĩ sẽ thiết kế khí cụ nong hàm riêng biệt phù hợp cho mỗi bệnh nhân. Khí cụ chuyên dụng này được đeo hằng ngày, dần dần cung hàm sẽ được nới rộng ra từng chút một. Nong hàm giúp tạo khoảng trống để răng di chuyển mà không cần phải nhổ răng, bảo tồn tối đa răng thật.

Nong hàm được Bác sĩ chỉ định trong các trường hợp cung hàm hẹp, không đủ diện tích để di chuyển các răng. Nong hàm là một trong những bước cần thiết trước khi niềng răng, bởi nếu muốn sắp xếp, dàn đều các răng thì khung hàm cần đảm bảo diện tích, khoảng trống để các răng có thể di chuyển.

Nong hàm là gì?

[cta-braces-tea]

Các loại nong hàm khi niềng răng?

Hiện nay có 2 loại khí cụ nong hàm: nong hàm tháo lắp và nong hàm cố định

  • Nong hàm tháo lắp: là dụng cụ   chỉnh nha có cung môi, lò xo và ốc nong dùng để nới rộng cung hàm. Khí cụ này sẽ tạo ra lực vừa đủ để nới rộng hàm, khắc phục tình trạng hèm hẹp, sai khớp cắn, khí cụ này giúp quá trình dịch chuyển của răng diễn ra thuận lợi và nhanh chóng hơn. 

  • Nong hàm cố định: Đây là phương pháp truyền thống được sử dụng lâu đời nhất hiện nay và được nhiều người lựa chọn, mang lại hiệu quả cao và rút ngắn thời gian nong hàm. Tuy nhiên, khi mới gắn khi cụ này lên khung hàm bạn sẽ cảm thấy khó chịu, vướn víu, đặc biệt là khó vẹ sinh răng miệng.  

Nong hàm khi niềng răng mất bao lâu?

Khi bước vào quá trình nong hàm khi niềng răng ai cũng muốn rút ngắn thời gian điều trị, tuy nhiên thời gian nong hàm nhanh hay chậm phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố. 

  • Tình trạng xương: đối với những người có tình trạng xương hàm chắc khỏe thì thời gian nong hàm sẽ nhanh hơn. Các tình trạng có xương hàm yếu sẽ phải tiến hành từ từ, từng chút một nếu không xương sẽ dễ bị biến dạng 

  • Tình trạng răng: nếu răng bị lệch lạc nhẹ, cần ít khoảng trống để di chuyển răng thì cần ít thời gian nong hàm hơn. 

  • Tay nghề Bác sĩ: yếu tố quan trọng không chỉ tác động đến thời gian nong hàm mà còn tác động đến cả quá trình niềng răng. Thời gian nong hàm diễn ra nhanh hay chậm phụ thuộc một phần vào sự điều chỉnh khí cụ của Bác sĩ. Kỹ thuật được thực hiện vừa đủ, đúng cách để đảm bảo không gây tổn hại xương hàm mà vẫn có thể thực hiện niềng răng sớm nhất có thể.

Những trường hợp cần nong hàm khi niềng răng

Khi nong hàm, Bác sĩ sẽ thiết kế khí cụ nong hàm riêng biệt phù hợp cho mỗi bệnh nhân. Khí cụ chuyên dụng này được đeo hằng ngày, dần dần cung hàm sẽ được nới rộng ra từng chút một. Nong hàm giúp tạo khoảng trống để răng di chuyển mà không cần phải nhổ răng, bảo tồn tối đa răng thật. Nong hàm được áp dụng trong các trường hợp sau:

Vòng hàm quá hẹp 

Nong rộng hàm khi niềng răng sẽ được chỉ định nếu vòm hàm hẹp. Thực tế, vòm hàm hẹp không được xác định bằng một chỉ số cụ thể nào mà dựa trên tương quan giữa vòm hàm với cấu trúc tổng thể của khuôn mặt.

Thông qua kết quả chụp phim và thăm khám trực tiếp, bác sĩ sẽ xác định được sự tương quan giữa vòng hàm và cấu trúc tổng thể của cả khuôn mặt, từ đó xác định được vòng hàm của khách hàng có bị hẹp hay không. Nếu tính khoảng cách từ mũi lên đến trán rộng, nhưng miệng lại quá nhỏ sẽ dẫn đến sự mất cân đối trên khuôn mặt. Tuy nhiên, nếu tính độ rộng của vòm miệng từ mũi lên đến trán nhỏ, thì khuôn mặt vẫn bảo đảm được sự hài hoà và cân đối. 

Chính vì thế, với trường hợp vòng hàm hẹp thì khi niềng răng, bác sĩ sẽ yêu cầu khách hàng phải kết hợp với nong hàm để tạo sự cân đối cho khuôn mặt. Khi sử dụng nong hàm trong quá trình niềng răng, khách hàng sẽ không cần nhổ bỏ thêm bất kỳ chiếc răng nào, bởi nó sẽ tự tạo khoảng trống để các răng di chuyển được trên cung hàm.

Vòm hàm không đủ chỗ cho răng sắp xếp 

Nghĩa là với 28 – 32 chiếc răng nhưng vòm hàm không đủ chỗ cho các răng dịch chuyển. Chỉ định này chỉ áp dụng khi tỷ lệ nong hàm nhỏ, tránh trường hợp nong hàm nhiều vì dễ phá vỡ cấu trúc hài hòa với khuôn mặt. Do đó, nhiều khả năng nên kết hợp nong hàm với nhổ răng. Hoặc chỉ cần nhổ răng mà không cần nong rộng hàm khi niềng răng.

Nong hàm trong trường hợp này chỉ được áp dụng với tỉ lệ nhỏ, tránh trường hợp nong hàm quá rộng có thể sẽ phá vỡ cấu trúc hài hòa của khuôn mặt. Với trường hợp sẽ có 2 phương pháp để có thể lựa chọn đó là: 

- Kết hợp nong hàm với nhổ răng.

- Không cần nong hàm, mà chỉ cần nhổ răng.

Những trường hợp cần nong hàm khi niềng răng

Hàm bị lệch, méo 

Đây được coi là trường hợp phức tạp hơn so với 2 trường hợp vừa kể trên. Khi một trong hai hàm không được cân đối, bị méo hẳn về một bên người ta gọi đó là khớp cắn lệch lạc. Trường hợp này, yêu cầu bác sĩ phải dùng lực nong rộng một bên hàm để tương xứng với bên còn lại, sao cho tỉ lệ khuôn mặt cân đối hơn. 

Nong hàm khi niềng răng là một thủ thuật tác động đến phần xương hàm. Do đó, khi xác định có cần nong hàm hay không bệnh nhân cần phải được bác sĩ thăm khám, chụp phim toàn cảnh. Từ hình ảnh trên phim bác sĩ mới đưa ra nhận định cụ thể nhất.

Không phải trường hợp nào cũng cần thực hiện nong hàm, nong hàm không được áp dụng tùy tiện, bởi có thể gây phá vỡ cấu trúc bình thường của vòm miệng và sự hài hòa khuôn mặt. Cần thăm khám cụ thể với bác sĩ mới có thể xác định được từng trường hợp.

Quá trình thực hiện vặn vít tăng áp lực cho khí cụ nong hàm

  • Bạn có thể nhờ người thân hoăc tự bản thân thực hiện vặn chìa. Hãy chọn nơi có đủ ánh sáng để có thể quan sát rõ và thực hiện chính xác hơn.

  • Nếu tự thực hiện, bạn có thể lựa chọn đứng trước gương, còn nếu nhờ người thân thì hãy chọn một nơi thoải mải để nằm, há miệng rộng để tránh chạm khoá vào niêm mạc hay lưỡi gà gây ra phản ứng nôn

  • Dùng chỉ nha khoa móc vào khoá giữ lại để tránh rơi vào cổ họng

  • Đưa từ từ khoá vào lỗ vít, điều chỉnh nhẹ nhàng, chậm rãi để tăng áp lực vít, nới rộng hàm.

  • Để giúp các mô sụn có thời gian nghỉ ngơi và phục hồi, bạn nên điều chỉnh nong hàm sau khi ăn để tránh vận động hàm.

Những lưu ý sau khi nong hàm?

Những lưu ý sau khi nong hàm

  • Những ngày đầu khi mới nong hàm cảm giác khó chịu là không thể tránh khỏi. Để hạn chế cơn đau bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ dẫn của bác sĩ.

  • Giữ vệ sinh miệng sạch sẽ: trong quá trình nong hàm bạn sẽ gặp một ít trở ngại khi vệ sinh răng miệng. Sử dụng bàn chải thông thường hay tăm tre là rất khó để làm sạch thức ăn vướn tại khí cụ. Vì thế bạn nên súc miệng thật mạnh bằng nước sạch hoặc nước súc miệng có tính kháng khuẩn. Nếu có điều kiện bạn nên mua máy tăm nước để vệ sinh răng miệng dễ dàng, thuận tiện hơn.

  • Làm sạch khí cụ nong hàm: sử dụng bàn chải nhỏ chuyên dụng, chỉ nha khoa, kết hợp máy tăm nước để làm sạch khí cụ nong hàm.

  • Chế độ ăn uống phù hợp: trong những ngày đầu tiên mới gắn hàm nong bạn nên ăn những thực phẩm lỏng, mềm bởi vì lúc này sẽ bạn chưa quen với khí cụ nên sẽ rất khó ăn uống. Trong quá trình nong hàm, không nên ăn những thực phẩm dai cứng, dễ bám dính. Điều này sẽ hạn chế việc thức ăn bị vướn lại ở khí cụ. 

Nong hàm sẽ ảnh hưởng đến ăn nhai, phát âm của bạn trong thời gian đầu. Tuy nhiên bạn không cần quá lo lắng về vấn đề này vì sau một thời gian bạn sẽ dần quen và không còn cảm giác khó chịu. Bạn cần cố gắng thực hiện những lưu ý sau khi nong hàm để giảm bớt khó chịu trong giai đoạn này.

>>Xem thêm: Giá niềng răng mới nhất tại Up Dental

UP DENTAL – Niềng răng cao cấp dành cho bạn trẻ

Thẩm định răngThẩm định răng