Tư vấn chuyên môn bài viết
Đội ngũ bác sĩ Up Dental
100% tốt nghiệp Đại học Y Dược
Được đào tạo chuyên sâu về niềng răng
Tư vấn ngayNiềng răng không nhổ răng được không là câu hỏi được nhiều bạn thắc mắc bởi sợ nhổ răng sẽ đau, sợ ảnh hưởng sức khỏe,... Trên thực tế, việc nhổ răng hay không sẽ phụ thuộc nhiều yếu tố. Cùng Up Dental tìm hiểu niềng răng không cần nhổ răng được không và những trường hợp nào không cần nhổ nhé.
Nhổ răng là một trong những bước quan trọng để hỗ trợ quá trình niềng răng được diễn ra thuận lợi. Tùy vào tình trạng răng, sau khi thăm khám, Bác sĩ đưa ra chỉ định nhổ răng nếu cần thiết. Hầu như những răng được Bác sĩ chỉ định nhổ để niềng đều không ảnh hưởng đến sức nhai nên các bạn có thể an tâm niềng răng.
Trả lời cho câu hỏi Niềng răng không nhổ răng có được không? Bác sĩ Up Dental cho biết, vẫn có nhiều ca niềng thành công mà không cần nhổ răng. Sau quá trình thăm khám và lên phác đồ điều trị, chỉ khi thật sự cần thiết và đảm bảo về độ an toàn Bác sĩ mới chỉ định nhổ răng.
>> Xem thêm:
- Niềng răng giá bao nhiêu [07/2024]. Bảng giá niềng răng mới nhất
- Niềng răng có phải nhổ răng không? Nhổ bao nhiêu răng?
- [Giải đáp] Niềng răng nhổ 8 cái răng có nguy hiểm không?
[cta-braces-tea]
Như đã nói, không phải trường hợp nào khi niềng răng cũng cần phải nhổ răng, bởi nếu đảm bảo trên cung hàm có đủ khoảng trống cho các răng dịch chuyển về vị trí mong muốn thì bước nhổ răng khi niềng hoàn toàn có thể được bỏ qua.
Trước khi điều trị niềng răng, việc khám tổng quát được thực hiện để xác định tình trạng răng hiện tại. Trong đó, chụp x-quang làm bước quan trong để bác sĩ dễ dàng xác định hình dáng cung hàm của người niềng, phát hiện răng khôn, răng mọc ngầm để đưa ra phương hướng điều trị thích hợp. Nhờ vào kết quả x-quang, một số trường hợp sau đây có thể sẽ không cần nhổ răng khi niềng răng:
Với trường hợp này trên khung hàm có những khoảng trống gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng ăn nhai và sức khỏe răng miệng. Thiếu răng có thể do bẩm sinh đã thiếu răng hoặc mắc các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm tủy dẫn đến mất răng. Niềng răng trong trường hợp này giúp kéo khít các răng lại với nhau, nâng cao tính thẩm mỹ và cải thiện chức năng ăn nhai.
đây là trường hợp các răng mọc cách xa nhau trên khung hàm, ảnh hưởng tính thẩm mỹ đặc biệt là thưa ở vùng răng cửa. Niềng răng trong trường hợp này không cần phải nhổ răng vì trên khung hàm đã có những khoảng trống nên việc giúp các răng di chuyển trên khung hàm là dễ dàng.
Vòm răng bị cụp là tình trạng bệnh nhân có cung răng bị ngắn hơn cung hàm nguyên nhân chủ yếu do cung răng bị tụt vào bên trong. Ở những trường hợp này khi niềng răng mục đích chủ yếu để kéo cung răng ra sao cho có tỷ lệ cân đối với cung hàm. Trường hợp này cung hàm rộng cho nên cũng không phải nhổ răng.
Niềng răng trong trường hợp nào sẽ giúp đóng khoảng vùng mất răng. Khi một chiếc răng vị mất đi sẽ tạo thành một khoảng trống trên khung hàm, vì thế niềng răng trong trường hợp này sẽ không cần nhổ răng.
Trẻ em trong giai đoạn phát triển răng và xương và thế việc nắn chỉnh răng sẽ dễ dàng và không cần thiết phải nhổ răng để niềng.
>> Xem thêm:
- Top 12 địa chỉ niềng răng uy tín tại TP.HCM [tháng 07/2024]
- Niềng răng mắc cài kim loại giá bao nhiêu [07/2024] tại Up Dental
- Top 10 địa chỉ niềng răng trả góp TP.HCM uy tín
Niềng răng không nhổ răng so với niềng răng có nhổ răng cũng không có quá nhiều sự khác biệt. Cơ bản sẽ trải qua những bước như sau:
Để xác định chính xác tình trạng răng miệng hiện tại bạn bắt buộc phải chụp phim X-quang, lấy dấu mẫu hàm, kiểm tra mức độ sai lệch của răng. Dựa vào những dữ liệu này, Bác sĩ có thể đưa ra đánh giá chính xác tình trạng răng, phương pháp điều trị thích hợp và thời gian và chi phí cụ thể.
Để có một hàm răng khỏe mạnh trước khi niềng bạn cần được điều trị tổng quát các bệnh lý nếu có như: sâu răng, viêm tủy, viêm nướu, viêm nha chu…Việc này nhằm hỗ trợ quá trình niềng răng được diễn ra thuận lợi.
Tương ứng với tình trạng răng mà bác sĩ sẽ chỉ định các loại khí cụ phù hợp trước khi đeo niềng. Nếu cung hàm hẹp có thể sẽ phải gắn nong hàm, thun tách kẽ, gắn khâu,...
Sau khi đã điều trị tổng quát và thích hợp cho việc gắn mắc cài, bác sĩ sẽ tiến hành gắn mắc cài và dây cung, bắt đầu quá trình đeo niềng cho khách hàng.
Việc tái khám định kỳ là không thể bỏ qua trong phác đồ điều trị niềng răng. Mỗi tháng, người niềng sẽ đến nha khoa để các bác sĩ kiểm tra các khí cụ và siết răng tạo lực để răng di chuyển ổn định.
Sau thời gian làm bạn với mắc cài từ 1 - 3 năm tùy vào tình trạng của từng người, mắc cài sẽ được chỉ định tháo nếu kết quả điều trị đã hoàn thành. Việc tiếp theo người niềng cần làm là tuân thủ đeo hàm duy trì và đến nha khoa tái khám sau niềng đúng lịch hẹn.
Đội ngũ Bác sĩ 100% tốt nghiệp Đại học Y dược TPHCM - được đào tạo chuyên sâu về niềng răng.
Địa chỉ: Số 02 đường Võ Oanh, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP. HCM
Liên hệ: 0901.327.278
Website: https://updental.vn
Kênh Youtube: https://www.youtube.com/c/NiengRangUpDental
Group Nhật ký niềng răng: https://www.facebook.com/groups/nhatkyniengrang
Kênh TikTok: https://www.tiktok.com/@updental01