sm-zalo
Tư vấn miễn phí cùng
Bác sĩ chuyên môn
Mừng Xuân 2024
Ưu đãi giảm 50%
top-bannertop-banner
Bác sĩ Up Dental

Tư vấn chuyên môn bài viết

Đội ngũ bác sĩ Up Dental

100% tốt nghiệp Đại học Y Dược

Được đào tạo chuyên sâu về niềng răng

Tư vấn ngay

Mục lục nội dung

Niềng răng là phương pháp thẩm mỹ răng cần tương đối nhiều thời gian. Thông thường một ca niềng răng dao động từ 1 - 3 năm thời gian có thể thay đổi tùy theo từng tình trạng răng. Sau khi quá trình niềng răng kết thúc, khi răng hoàn thành quá trình dịch chuyển về vị trí mong muốn. Bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn đeo hàm duy trì. Vậy thời gian đeo hàm duy trì là bao lâu? Đeo hàm duy trì để làm gì? là những thắc mắc của nhiều bạn niềng răng. Bài viết này sẽ giải đáp và cung cấp những thông tin cần thiết về đeo hàm duy trì cho bạn.

Hàm duy trì là gì?

Niềng răng hay còn gọi là chỉnh nha, là phương pháp khắc phục các tình trạng răng hô, móm, thưa, răng mọc khấp khểnh, lệch lạc,... bằng các khí cụ như mắc cài, dây cung, dây chun, band,... hoặc khay niềng để dịch chuyển răng về vị trí mong muốn trên cung hàm. Thông thường niềng răng sẽ cần 18 - 24 tháng, với các ca răng phức tạp thời gian niềng răng có thể lên đến 36 tháng.

Hàm duy trì là một trong các khí cụ sử dụng để hỗ trợ, nhưng khác với các khí cụ kể trên, hàm duy trì là dụng cụ sử dụng sau khi niềng răng chứ không phải dùng trong quá trình niềng. Với chức năng duy trì giúp răng không bị dịch chuyển về vị trí cũ, đảm bảo kết quả của răng sau khi tháo niềng. 

Các loại hàm duy trì hiện nay

Hàm duy trì sẽ được chỉ định đeo sau khi tháo mắc cài dây cung hoặc hoàn thành quá trình đeo khay niềng cuối cùng đối với phương pháp niềng răng trong suốt. Có 2 dạng hàm duy trì chính gồm: Hàm duy trì cố định và hàm duy trì tháo lắp.

1. Hàm duy trì cố định

Hàm duy trì cố định có hình dạng hình cung, được cấu tạo từ thép không gỉ, hàm cố định sẽ được Bác sĩ gắn vào mặt trong răng bằng keo y khoa chuyên dụng.

Ưu điểm: 

  • Mang lại kết quả cao: Việc hàm duy trì đã được gắn cố định trên răng. Vì vậy, răng sẽ không có khả năng xô lệch, dịch chuyển trong lúc mang.

  • Tiết kiệm thời gian: Thời gian đeo hàm duy trì là 24/24, do đó răng sẽ nhanh chóng cố định được vị trí trên cung hàm.

Nhược điểm:

  • Khó chịu: Khi mới đeo hàm duy trì cố định sẽ cảm thấy hơi vướng, cộm phía trong răng.

  • Khó vệ sinh: Cũng như mắc cài trong quá trình niềng việc vệ sinh răng miệng trong quá trình niềng cũng khó khăn. 

2. Hàm duy trì tháo lắp 

Hàm duy trì tháo lắp tiện lợi hơn so với hàm duy trì cố định do bạn có thể chủ động tháo lắp để tiện lợi hơn trong việc sinh hoạt. Hiện nay, hàm duy trì tháo lắp được chia làm 2 loại:

Hàm duy trì tháo lắp kim loại

Được cấu tạo từ kim loại như thép không gỉ, có hình dạng dây cung, được lắp tại vị trí răng nanh (giữa kẽ răng của răng số 3 và răng số 4). Hàm duy trì tháo lắp được lắp phía ngoài răng.

Ưu điểm: 

  • Linh hoạt: Với tính chất có thể tháo lắp giúp bản thân bạn có thể dễ dàng tháo lắp khi cần thiết, giúp thuận tiện hơn trong sinh hoạt như khi ăn uống, chơi thể thao,...

  • Dễ vệ sinh: Do có thể tháo ra trong quá trình ăn uống, việc ăn uống cũng sẽ tiện lợi hơn và vệ sinh răng cũng dễ hơn so với phương pháp gắn cố định trên răng.

  • Hiệu quả cao: Được cấu tạo từ kim loại nên có độ ổn định cao, vì vậy giúp răng được cố định và ít khả năng lệch lạc hơn.

Nhược điểm:

  • Tính thẩm mỹ thấp: Do dây cung được bọc phía bên ngoài, gây mất thẩm mỹ cho người dùng.

  • Cảm giác khó chịu: Cảm thấy vướng víu, khó chịu khi mang thời gian đầu khi mới đeo.

  • Có thể gây kích ứng: Do sự ma sát của hàm duy trì vào vùng môi má, có thể gây rách vùng má môi trong thời gian đầu.

  • Vệ sinh răng miệng: Vừa là ưu vừa là nhược điểm, quá trình tháo hàm duy trì để vệ sinh răng đôi khi do lực chải răng mạnh có thể làm răng dịch chuyển, lệch lạc.

Hàm duy trì tháo lắp nhựa

Hàm duy trì tháo lắp nhựa được cấu tạo giống với khay niềng của phương pháp niềng răng trong suốt được làm từ vật liệu nhựa y khoa, không màu. Hàm sẽ được làm theo dấu răng của bạn, để giúp cố định răng sau quá trình niềng.

Ưu điểm: 

  • Tính thẩm mỹ cao: Với tính chất trong suốt nên khi đeo hàm duy trì tháo lắp nhựa sẽ giúp chúng ta nhìn như không đeo. Tăng tính thẩm mỹ của nụ cười trong quá trình đeo hàm duy trì.

  • An toàn: Được cấu tạo từ nhựa y khoa, hàm duy trì tháo lắp nhựa đảm bảo an toàn không gây kích ứng cho người đeo.

  • Tiện lợi và linh hoạt: là tính chất chung của hàm duy trì có thể tháo lắp. Bản thân bạn có thể tháo lắp khi ăn uống giúp dễ vệ sinh răng miệng hơn.

Nhược điểm: 

  • Thời gian kéo dài hơn: do được cấu tạo từ nhựa, lực của khay không được chắc chắn như hàm duy trì từ kim loại. Vì vậy, thời gian đeo hàm duy trì tháo lắp nhựa cũng sẽ kéo dài hơn so với các phương pháp khác.

Điểm chung của là hàm duy trì tháo lắp là sự tiện lợi và linh hoạt có thể tháo lắp theo mong muốn. Tuy nhiên, đây cũng là nhược điểm của hàm duy trì tháo lắp, do phụ thuộc nhiều vào thời gian bạn nhớ mang hàm duy trì.

Tại sao phải đeo hàm duy trì sau khi tháo niềng?

Hẳn ai niềng răng cũng mong muốn nhanh chóng tháo niềng để có thể khoe “nụ cười tỏa nắng” với mọi người. Tuy nhiên, do quá trình niềng răng đã dịch chuyển đến vị trí mới. Khi tháo niềng, răng chưa kịp thích nghi với vị trí này vì vậy răng sẽ có xu hướng di chuyển về chỗ cũ. Đồng thời, răng khi vừa tháo niềng chân răng vẫn còn yếu, chưa chắc chắn. Vì vậy, bạn cần phải đeo hàm duy trì sau khi tháo niềng sẽ giúp răng có thể duy trì được vị trí của răng để đảm bảo được xương, răng và nướu có thể thích nghi được vị trí mới và cố định tại vị trí này.

Niềng răng đeo hàm duy trì bao lâu sau tháo niềng

Niềng răng đeo hàm duy trì bao lâu là câu hỏi nhiều bạn thắc mắc. Thời gian đeo hàm duy trì thông thường sẽ dao động trong khoảng 6 - 12 tháng. Tuy vậy, nhưng thời gian đeo hàm duy trì tùy theo cơ địa mỗi người mà có thể kéo dài hơn.

Trong thời gian đeo hàm duy trì tháo lắp, bạn cần lưu ý thường xuyên đeo hàm chỉ tháo ra khi ăn uống, vệ sinh răng để đảm bảo được kết quả niềng răng.

Với những trường hợp răng quá yếu có thể bạn sẽ phải đeo hàm duy trì hơn 1 năm sau khi tháo niềng. Lúc này, bạn không cần đeo hàm duy trì mỗi ngày, mà sẽ được Bác sĩ chỉ định đeo hàm từ 3 - 4 ngày/tuần để hỗ trợ kết quả niềng răng. 

Những lưu ý khi đeo hàm duy trì sau khi niềng răng

  • Trong 6 tháng đầu tiên không được tháo hàm duy trì quá 10 tiếng/ngày.

  • Vệ sinh răng/hàm duy trì một cách sạch sẽ, loại bỏ các mảng bám thức ăn trên răng. Rửa sạch hàm bằng kem đánh răng, để vào hộp bảo quản khí cụ để hàm duy trì được bảo quản tốt nhất.

  • Không ăn các thực phẩm quá cứng, dai, dính làm ảnh hưởng đến răng.

  • Lưu ý khi ăn và hoạt động dưới nước cần tháo hàm duy trì với loại hàm duy trì tháo lắp.

>>Xem thêm: Giá niềng răng mới nhất tại nha khoa Up Dental

UP DENTAL – Niềng răng cao cấp dành cho bạn trẻ

Thẩm định răngThẩm định răng