sm-zalo
Tư vấn miễn phí cùng
Bác sĩ chuyên môn
Nhận báo giá
và ưu đãi mới nhất
top-bannertop-banner
Bác sĩ Up Dental

Tư vấn chuyên môn bài viết

Đội ngũ bác sĩ Up Dental

100% tốt nghiệp Đại học Y Dược

Được đào tạo chuyên sâu về niềng răng

Tư vấn ngay

Niềng răng có ảnh hưởng gì không là vấn đề nhiều bạn thắc mắc? Về bản chất, niềng răng là phương pháp chỉnh nha, làm đẹp cho răng với những ưu điểm như an toàn, hiệu quả và chi phí phù hợp. Tuy nhiên niềng răng cũng có những nhược điểm và ảnh hưởng ít ai biết, cùng tìm hiểu những ảnh hưởng ấy qua bài viết bên dưới.

Niềng răng có ảnh hưởng gì không?

Niềng răng không chỉ là về thẩm mỹ mà còn về sức khỏe răng miệng. Việc sắp xếp các răng vào vị trí đúng đắn giúp cải thiện chức năng nhai, làm giảm áp lực lên các cơ hàm và giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Hơn nữa, răng đều cũng dễ dàng vệ sinh hơn, giảm nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe răng miệng như sâu răng, viêm nướu.

Vậy niềng răng có ảnh hưởng gì không? Niềng răng có những ảnh hưởng nhất định đến răng cũng như trong sinh hoạt hằng ngày. Những nguyên nhân ảnh hưởng ấy có thể xuất phát từ việc ý thức cá nhân mỗi người khi niềng và cũng có thể xuất phát từ chính tay nghề không tốt của Bác sĩ. Điều quan trọng là người niềng cần phải chọn được địa chỉ niềng răng uy tín để đảm bảo kết quả chỉnh nha cũng như được hỗ trợ chu đáo xuyên suốt quá trình.

Niềng răng ảnh hưởng đến răng như thế nào?

Gây sâu răng

Trong quá trình niềng răng, đặc biệt là những bạn chọn niềng răng mắc cài kim loại hay niềng răng mắc cài sứ ít nhiều sẽ bị cản trở trong khâu vệ sinh. Những vị trí răng không được làm sạch sẽ có nguy cơ gây sâu răng trong quá trình niềng. Chính vì vậy các bạn khi niềng nên vệ sinh răng kỹ hoặc đầu tư cho mình những dụng cụ vệ sinh răng thật hữu ích như máy tăm nước, bàn chải kẽ, chỉ nha khoa.

khó khăn khi niềng răng

Răng mất canxi

Cũng chính việc vệ sinh răng khó khăn hay vệ sinh răng không tốt sẽ gây sâu răng và xuất hiện các vết trắng đục trên răng, điều này cho thấy các vi khuẩn đã làm mất các chất khoáng trên răng đặc biệt là canxi.

Tiêu chân răng/tụt lợi

Trong trường hợp vệ sinh răng không kỹ sẽ, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào các ổ răng gây viêm răng tụt lợi và đặc biệt là tiêu xương hàm. Ngoài ra Bác sĩ dùng lực kéo, siết răng quá mạnh, niềng răng không đúng kỹ thuật cũng sẽ khiến cho chân răng bị tụt và tiêu chân răng dẫn đến tình trạng răng lung lay và mất răng.  

Ảnh hưởng khớp thái dương

Trường hợp niềng răng nếu nhổ sai răng, hoặc dùng lực siết mạnh có thể làm trật, sai khớp thái dương. Người bị khớp thái dương thường đau mặt và vùng mang tai, căng cơ hàm, mỏi cổ, nhức thái dương và mệt mỏi. Khi phát hiện cần điều trị gấp để không dẫn đến sai lệch nặng hơn. 

[cta-braces-tea]

>>Xem thêm:

Niềng răng ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt như thế nào? 

Viêm, nhiệt các mô mềm ở miệng

Khi niềng răng các khí cụ mắc cài, dây cung sẽ làm vướng vào phần môi, má nướu, gay đau và viêm ở các vị trí tiếp xúc

Ăn nhai khó khăn

Ngoài ra thì việc ăn nhai cũng trở nên khó khăn hơn, không dùng lực quá mạnh để cắn xé thức ăn, phải cắt nhỏ thức ăn, nhiều bạn khi niềng phải từ bỏ các món ăn yêu thích như gặm chân gà, gặm bắp… 

Sụt cân khi niềng

Cũng có nhiều phản hồi rằng niềng răng tụt cân bởi việc ăn uống khó khăn kèm những đợt nắn chỉnh, siết răng không thể ăn uống được nhiều nên cân nặng bị sụt giảm, trong trường hợp này bạn nên bổ sung những loại thực phẩm giàu protein như thịt, sữa, phô mai… để hạn chế việc sụt cân.

Mất nhiều thời gian vệ sinh răng niềng

Bên cạnh đó việc vệ sinh răng niềng cũng khó khăn hơn, bạn sẽ phải tốn khá nhiều thời gian cho việc đánh răng, vệ sinh sạch sẽ các kẽ mắc cài để thức ăn không bám dính gây sâu răng, hôi miệng. 

ảnh hưởng đời sống khi niềng

>>Xem thêm:

UP DENTAL – Niềng răng cao cấp dành cho bạn trẻ

Thẩm định răngThẩm định răng