Chế độ ăn uống cho người niềng răng có ý nghĩa rất quan trọng trong suốt giai đoạn chỉnh nha. Do đó, bạn cần cân nhắc chọn lựa thực phẩm để tránh làm hư hỏng khí cụ cũng như giúp đem lại kết quả niềng răng hiệu quả và sức khỏe răng miệng. Bạn nên lựa chọn món ăn mềm, lỏng để dễ nhai nuốt, hạn chế phải dùng lực cắn mạnh.
Thói quen ăn uống đúng cách giúp bạn ngừa được những rủi ro bung tuột mắc cài trong suốt quá trình chỉnh nha. Việc ăn uống cẩn thận khi mới đeo mắc cài cũng giúp bạn giảm đau nhức, rút ngắn thời gian niềng răng vì rơi mắc cài tốn thời gian niềng lại. Dùng những loại thực phẩm mềm ít dính dễ vệ sinh răng miệng bạn hơn.
Sau khi niềng răng bạn có thể tập được thói quen ăn uống “thùy mị”, nhẹ nhàng hơn, tính ăn chậm nhai kỹ, kiên nhẫn trong khi ăn, giảm được các bệnh về đường tiêu hóa, tập được cách ăn uống đảm bảo khoa học đầy đủ dinh dưỡng.
Những loại thực phẩm trên là cách để chúng ta vừa dễ ăn, dễ nhai lại vừa có thêm nhiều chất dinh dưỡng. Chỉ cần chế biến kĩ và biết cách phối hợp dùng các loại thực phẩm để giảm sức nhai của răng, hạn chế việc tác động lực vào các dây cung, mắc cài làm lệch hay đứt niềng răng.
Khi niềng răng phải kiêng những loại thực phẩm sau nhằm hạn chế hư hỏng khí cụ và đảm bảo hiệu quả niềng răng. Không nên ăn thực phẩm quá dai, giòn, dính, cứng vì có thể làm bung tuột khí cụ hoặc ảnh hưởng tới lực kéo răng:
Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế đồ ăn chứa nhiều tinh bột, đồ ngọt như bánh kẹo và thức ăn nhanh. Loại thức ăn này chứa nhiều đường dễ sinh ra các axit và các mảng bám gây sâu răng và các bệnh về lợi. Trong giai đoạn niềng bạn nên hạn chế hút thuốc lá, sử dụng trà, café, soda, kẹo. Soda và kẹo cũng là thực phẩm chứa nhiều đường và các chất tạo màu có thể gây tác động xấu đến răng của bạn.
Sau khi ăn uống phải vệ sinh răng miệng và khí cụ sạch sẽ. Tuyệt đối không được quên chải răng vì sẽ làm tích tụ thức ăn, mảng bám, gây các bệnh lý răng miệng, ảnh hưởng tới kết quả điều trị. Tuyệt đối không được dùng răng cửa đang được siết và nắn chỉnh để cắn mở đồ vật vì sẽ làm hư hỏng khí cụ hoặc khiến răng bị tổn thương.
>> Tháo niềng răng trước thời hạn: nên hay không nên?
Một số khách hàng chia sẻ thời gian đầu mới niềng răng không ăn uống được. Bạn Thúy Nga cũng thật lòng tâm sự với Up Dental là “Hơi vướng đồ ăn, nhai mệt xíu, rất sợ nhai với nuốt đến nỗi muốn ngừng ăn”.
Ngọc Uyên - cô cũng gặp khó khăn trong những ngày mới niềng răng: “Niềng răng là một trong những thử thách vô cùng vất vả đi kèm với đó là những cơn đau buốt tận xương, có máu và thậm chí cả nước mắt nữa. Những ngày đầu niềng răng phải nói lúc đó muốn bỏ cuộc luôn, ê không chịu nổi, chỉ có có cháo, sữa làm bạn”.
Tuy nhiên, cũng có những khách hàng chia sẻ là ăn uống khi niềng răng trong những ngày đầu điều trị khá dễ dàng. Thảo Trang tâm sự: “Mình được thưởng thức những món ngon vật là mà đó giờ không nghĩ mình sẽ ăn khi răng còn khỏe. Mẹ rất thương luôn nhé, sợ ăn cháo mà còn nhai nên bỏ cháo vào cối xay nhuyễn để mình nuốt trọng luôn”.
Cùng với đó Quỳnh Anh vui vẻ chia sẻ trên nhật ký niềng răng của mình: “Chỉ sau vài ngày gắn mắc cài hoặc đi kéo răng là mình đã có thể ăn cả thế giới, bất cứ thứ gì mình cũng có thể ăn, điều đó khiến mình cực kì bất ngờ và vui sướng có điều ăn xong vệ sinh răng hơi bị cực luôn, nhưng chẳng sao cả vì một bữa ăn ngon và một hàm răng đẹp”.
Bên cạnh giai đoạn đầu mới đeo niềng răng, các bạn cũng nên đặc biệt quan tâm đến việc chăm sóc răng miệng ở những giai đoạn khác đảm bảo một quá trình niềng răng xuyên suốt và đạt hiệu quả tối ưu.
Các giai đoạn cơ bản của quá trình niềng răng chuyên sâu tại Up Dental như sau:
Đây là những bước cơ bản bạn cần trải qua để sở hữu một hàm răng hoàn hảo. Trong đó, quan trọng nhất là 3 giai đoạn đầu tiên: Giai đoạn chuẩn bị niềng, gắn khí cụ và đeo mắc cài. Bởi vì thời gian đầu bạn cần phải thích nghi với các khi cụ lạ lẫm trong miệng, việc ăn uống cũng sẽ có phần khó khăn hơn. Giai đoạn sau đó, việc ăn uống và những thói quen sinh hoạt của bạn khi có mắc cài sẽ trở lại trạng thái thích nghi và quen dần.
>> Tổng hợp các loại bàn chải dành cho người niềng răng