sm-zalo
Tư vấn miễn phí cùng
Bác sĩ chuyên môn
Nhận báo giá
và ưu đãi mới nhất
top-bannertop-banner
Bác sĩ Up Dental

Tư vấn chuyên môn bài viết

Đội ngũ bác sĩ Up Dental

100% tốt nghiệp Đại học Y Dược

Được đào tạo chuyên sâu về niềng răng

Tư vấn ngay

Hô là tình trạng khiếm khuyết răng rất phổ biến với hai nguyên nhân chủ yếu do hô răng và hô hàm. Vậy làm thế nào để phân biệt đâu là hô do răng, đâu là hô do hàm? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên.

Phân biệt hô răng và hô hàm

Răng hô ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống của mọi người. Thông thường, người gặp tình trạng răng hô sẽ không tự tin trong giao tiếp, rất ngại cười trước đám đông, ngại chụp ảnh. Bên cạnh đó, nếu tình trạng răng hô nặng còn ảnh hưởng đến sức khỏe với một số bệnh lý phổ biến như viêm nha chu, tụt nướu, viêm lợi, đau khớp thái dương, đau dạ dày. 

Phân biệt hô răng và hô hàm

1. Hô răng

Hô răng là tình trạng các răng trên cung hàm mọc sai vị trí, không theo phương thẳng đứng và có xu hướng mọc chìa ra phía trước. Người hô răng thường có vùng nướu phủ lên chân răng không đều, cung hàm trên hẹp khiến các răng mọc xô đẩy, chen chúc. Khi ở trạng thái nghỉ, răng hàm dưới không chạm được vào răng hàm trên theo tỷ lệ 1/3.

2. Hô hàm

Hô hàm là tình trạng sai lệch tương quan khớp cắn, trong đó hàm trên phát triển vượt mức so với hàm dưới hoặc cả hai hàm đều phát triển quá mức bình thường. Để nhận biết hô hàm, từ góc nghiêng có thể thấy khuôn miệng nhô ra trước, khi cười lên thường bị hở lợi, cấu trúc gương mặt không hài hòa.

Ngoài ra, còn có cả hô răng kết hợp hô hàm. Đây là tình trạng tương đối phức tạp, để biết chính xác bạn cần đến các địa chỉ niềng răng uy tín để Bác sĩ trực tiếp thăm khám và chụp phim X-Quang.

[cta-braces-tea]

Nguyên nhân hô răng và hô hàm

Nguyên nhân hô răng và hô hàm

Hô răng và hô hàm là hai trạng thái hoàn toàn khác nhau, tuy nhiên đều có thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân sau đây:

  • Do di truyền: có đến 60% khả năng con cháu sẽ bị hô nếu trong gia đình có ông bà, cha mẹ bị lệch cấu trúc xương hàm hay cấu trúc răng.

  • Do thói quen xấu từ nhỏ: trẻ em thường có thói quen ngậm tay, đẩy lưỡi, ngậm ti giả,... làm lệch hướng phát triển của răng.

  • Do răng mọc thừa: với những người sở hữu cung hàm nhỏ, các răng có xu hướng mọc lộn xộn, mọc thừa dẫn đến răng cửa bị đẩy chìa ra ngoài. 

  • Do bệnh lý vùng xương hàm: một số bệnh lý vùng xương hàm như u nang, u ác tính nếu không được điều trị kịp thời dẫn đến sưng phù vùng xương hàm khiến các răng bị đẩy lệch khỏi vị trí ban đầu.

  • Do chế độ dinh dưỡng: canxi và các loại vitamin có vai trò quan trọng trong sự phát triển của xương và răng. Nếu chế độ dinh dưỡng của trẻ không chất lượng sẽ ảnh hưởng quá trình mọc răng, phát triển xương hàm khiến răng bị hô, mọc lộn xộn.

Cách điều trị hô răng và hô hàm

Để điều trị hô răng và hô hàm, trước tiên bạn cần được thăm khám tổng quát và chụp x-quang để Bác sĩ kiểm tra chính xác nguyên nhân và đưa ra hướng điều trị thích hợp.

Cách điều trị hô răng và hô hàm

1. Điều trị hô răng

Niềng răng là biện pháp được các Bác sĩ khuyến khích cũng như được nhiều người lựa chọn để khắc phục tình trạng răng hô. Niềng răng hô có thể thực hiện ở mọi độ tuổi, tuy nhiên trong khoảng 12 - 35 tuổi thì mức độ hiệu quả sẽ cao hơn.

Niềng răng hô sử dụng các khí cụ như dây cung, mắc cài để tạo lực siết, giúp các răng dịch chuyển về đúng vị trí, khắc phục tình trạng hô. Tùy vào tình trạng răng hô của mỗi người mà thời gian niềng có thể kéo dài trung bình từ 1 - 3 năm. Hai phương pháp niềng răng mắc cài phổ biến hiện nay là niềng răng mắc cài kim loại và niềng răng mắc cài sứ.

Ngoài ra, niềng răng không mắc cài hay còn gọi là niềng răng Invisalign cũng ngày một phổ biến. Đây là phương pháp niềng răng hô sử dụng các khay niềng trong suốt. Người niềng sẽ đeo lên các khay nhựa có tác dụng chỉnh nha, mỗi khay niềng sẽ được đánh số theo từng giai đoạn của quá trình dịch chuyển. Nhờ tính thẩm mỹ, thoải mái và tiện lợi mà niềng răng Invisalign hiện được nhiều người ưa chuộng.

2. Điều trị hô hàm

Với những người gặp tình trạng hô hàm, đa phần niềng răng sẽ không mang lại hiệu quả mà cần phải tiến hành phẫu thuật chỉnh hàm. Đây là phương pháp đòi hỏi Bác sĩ có chuyên môn cao và trang thiết bị hiện đại, do vậy chi phí của điều trị hô hàm cũng không thấp.

3. Điều trị kết hợp hô hàm và hô răng

Với nhiều người được chẩn đoán hô hàm kết hợp với hô xương thì có thể sẽ kết hợp điều trị bằng cả niềng răng và phẫu thuật chỉnh hàm để mang lại hiệu quả tối ưu nhất.

Bảng giá niềng răng hô mới nhất năm 2024

Niềng răng là phương pháp được nhiều người lựa chọn nhờ hiệu quả cao và chi phí hợp lý. Up Dental hiện là nha khoa nghiên cứu và điều trị niềng răng chuyên sâu có áp dụng chính sách niềng răng trả góp. Nha khoa Up Dental cung cấp hầu hết các phương pháp niềng như niềng răng mắc cài kim loại, niềng răng mắc cài sứ, niềng răng Invisalign. Tùy vào tình trạng răng, nhu cầu của người niềng cùng quan điểm điều trị của Bác sĩ mà sẽ thống nhất lựa chọn phương pháp niềng phù hợp.

Bảng giá niềng răng hô tại Up Dental:

[cta-phuong-phap]

>>> Tìm hiểu thêm các bài viết:

UP DENTAL – Niềng răng cao cấp dành cho bạn trẻ

Thẩm định răngThẩm định răng